Hình thức chào hàng cạnh tranh là gì? Qui trình chào hàng cạnh tranh

Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng. Qui trình chào hàng cạnh tranh?

Hình thức chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng đối với những gói thầu nhất định mà pháp luật đã quy định. Ở mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau thì sẽ có những quy trình, những đặc điểm riêng.

1. Hình thức chào hàng cạnh tranh là gì?

- Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của BMT. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá thấp nhất, không thương thảo về giá. Nghĩa là khi áp dụng hình thức này, chỉ cần so sánh về giá giữa các bảng báo giá.

- Chài hàng cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013 với các han mức quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP không quá 05 tỷ đối với chào hàng cạnh tranh thông thường Tuy nhiên với hạn mức 05 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp được quy định chi áp dụng đối với doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Thông tư 58/2016/TT-BTC lại có quy định chi tiết về mức độ phổ biến, thông dụng, đơn giản nên áp dụng với các gói thầu hạn mức không quá 02 tỷ đồng trong các trường hợp: 

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản,

* Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng(có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).

- Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn có thể áp dụng đối với gói thầu không quá 500 triệu đồng cho dịch vụ phí tư vấn đơn giản, Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường, gói thầu xây lắp công trình đơn giản có bản vẽ thiết kế thi công được duyệt, Không quá 200 triệu đồng với gói thầu mua sắm thường xuyên

- Điều kiện áp dụng trong các trường hợp đã được quy định đối với các gói thầu phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, có văn bản phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền và đã được bố trí vốn theo tiến độ thực hiện gói thầu. Thời gian chào hàng cạnh tranh có thời gian khá ngắn tối thiểu 05 ngày làm việc để chuẩn bị HSĐX đối với chào hàng cạnh tranh thông thường và tối thiểu 03 ngày làm việc đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn. Bản chất của chào hàng cạnh tranh chính là cạnh tranh về giá chào do tính chất đơn giãn, thông dụng của hàng hóa.

2. Quy trình chào hàng cạnh tranh:

- Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/2/2020 phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

- Trình tự thực hiện: Hình thức lựa chọn nhà thầu tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định 632014/NĐ-CP. 

- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu,

- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu,

- Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng,

-  Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư này áp dụng trong trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác theo quy định của của Luật Đấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

-  Tham gia thực hiện của cộng đồng Hình thức có sự tham gia của cộng đồng nơi gói thầu được thực hiện phải đáp ứng các điều kiện

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ của đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm

- Căn cứ vào phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư: Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định cụ thể về các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư gồm các phương thức sau:

+  Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: thành phần hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quán lý”. Khi đó quy định về đấu thầu qua mạng mới chỉ là quy định trên lý thuyết, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác mà chưa được đưa vào xây dựng trên thực tế. Trải qua quá trình thử nghiệm và triển khai trên thực tế Luật đấu thầu năm 2013 có quy định đã có quy định ngắn gọn và bao quát hơn tại Điều 4 “Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có địa chỉ truy cập http://muasamcong moi gayvn để tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Bên mời thầu và nhà thầu phải có chứng thư số để có thể hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng.

- Từ quy định của Luật đấu thầu có thể hiểu đấu thầu qua mạng là quá trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia được thực hiện bởi chứng thư số của Bên mời thầu và nhà thầu nhằm cung cấp đăng tải thông tin, hồ sơ liên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu. Với cách hiểu này, có thể thấy đấu thầu qua mạng có những đặc điểm cơ bàn sau

- Một là Đấu thầu qua mạng là một phương thức lựa chọn nhà thầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đấu thầu Thông qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia tất cả các thông tin liên quan đến dự án, dự toán mua sắm hàng hóa, xây lắp, phí tư vấn, tư vấn sẽ được công khai nhờ vậy những đơn vị tổ chức quan tâm đến hoạt động mua sắm công đều có thể theo dõi thông tin chính thức và dễ dàng chỉ cần có kết nối mạng internet là có thể truy cập và tìm kiếm thông tin,

- Hai là Tài khoản chứng thư số của Bên mời thầu và nhà thầu là thông tin kết nối giữa các bên trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Chứng thư số của bên mời thầu và nhà thầu được đăng ký tại Cục quản lý đấu thầu, thông qua chứng thư số các bên có thể đăng tải thông tin hợp lệ thông qua tài khoản của mình, đồng thời Cục quản lý đấu thầu có thể quản lý tập trung thông tin của Bên mời thầu và nhà thầu,

- Ba là: Đấu thầu qua mạng là phương thức mới được đưa vào áp dụng tại Việt Nam, tiến tới lộ trình đấu thầu 100% qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia kéo theo đó là việc phải hoàn thiện hệ thống với tất cả các chức năng, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài việc đồng bộ hệ thống để xây dựng một chính phủ điện từ, phương thức mới này giúp hạn chế tiêu cực xảy ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu, xóa tan mọi khoảng cách vật lý, tăng sức cạnh tranh cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của Bên mời thầu Với những ưu điểm trên, đấu thầu qua mạng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay.

*  Vai trò, ý nghĩa :

- Trải qua 10 năm thí điểm và trên khai áp dụng trên thực tế, đấu thầu không chỉ mang lại lợi ích cho bên mời thầu, nhà thầu tham dự mà còn mang lại lợi ích tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

-  Vai trò đối với bên mời thầu: Đấu thầu qua mạng đã thu hút được sự quan tâm từ các doanh nghiệp nhờ sự công khai thông tin, các doanh nghiệp có có năng lực đáp ứng có thể nộp E-HSDT mà không cần gặp trực tiếp bên mời thầu để mua nộp hồ sơ. Khi có nhiều nhà thầu tham dự đề xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau đáp ứng kỹ thuật tương đương hoặc cao hơn so với yêu cầu của E-HSMT nhờ vậy nên mời thầu có nhiều sự lựa chọn để tìm được nhà thầu cung cấp có chất lượng với giá chào thấp góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Mặt khác nhà thầu là những đơn vị chuyên về một lĩnh vực cụ thể, từ đề xuất của E-HSDT bên mời thầu có cơ hội tiếp xúc những ý tưởng, giải pháp sáng tạo, những sản phẩm thông minh của nhà thầu mang hiệu quả kinh tế cho quá trình thực hiện hợp đồng.

- Đối với nhà thầu dự thầu: Nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng có thể theo dõi thông tin của nhiều gói thầu được đăng tải công khai hàng ngày, tham gia đấu thầu cũng là một hình thức tìm kiếm nguồn khách hàng mới của doanh nghiệp, đồng thời có thể cung cấp nguồn hàng hóa lớn tập trung cho bên mời thầu Đấu thầu làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu nhưng ở khía cạnh khác các nhà thầu có thể từ có sự liên kết với nhau để cung cấp những sản phẩm chất lượng giá thành phù hợp cho bên mời thầu hoặc thậm chí là trên thị trường. Tham gia đấu thầu cũng là một hình thức xây dựng sự uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh mà họ phát triển,

- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng không chỉ lựa chọn riêng nhà thầu trong nước, mà còn lựa chọn nhà thầu đến từ các quốc gia khác. Sự tham gia của nhà thầu quốc tế sẽ gây những khó khăn nhất định cho nhà thầu trong nước tuy nhiên đó là cơ hội để học hỏi và tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia phát triển

- Đấu thầu qua mạng tăng tính minh bạch và hạn chế cơ chế “xin – cha” thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua sắm công đầy tiềm năng Theo thống kê mỗi năm ngân sách nhà nước chi thường xuyên khoảng 20 tỷ USD sử dụng cho hoạt động mua sắm công, đây là lý do các doanh nghiệp tập trung theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng giảm giá thành sản phẩm Đấu thầu tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể liên danh với nhau nhằm cung cấp số lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ liên quan với giá chào hợp lý.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )