Hiệu ứng đám đông là gì? Hiện tượng tâm lý đám đông?

Việc phát triển Internet nở rộ trên thế giới hiện nay thì con người có thể giao tiếp với nhau rất nhiều thông qua các mạng xã hội. Việc tập hợp một “đám đông” không khó. Hiệu ứng đám đông dù diễn ra trên thế giới ảo vẫn có những ảnh hưởng rất to lớn đến suy nghĩ và nhận thức của mọi người.

1. Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiện tượng tâm lý đám đông. Về bản chất, mỗi cá nhân đều tồn tại các mối quan hẹ được chia ra đơn giản thành: Thần tượng, đối tượng. Người hỗ trợ và đối thủ. Chính vì thế sự ảnh hưởng từ các mối quan hệ lên mỗi cá nhân khác nhau và tâm lý học được chia làm hai chủ thể Tâm lý cá nhân và Tâm lý xã hội.

Trước hết hiểu được cum từ này phải hiểu từng chi tiết từng cụm từ cấu thành nên nên nó.

Hiệu ứng là gì? Hiệu ứng là một hiện tượng trong thực tế khi một vật biến đổi khi chịu tác động hay một sự thay đổi nào đó. Hiệu ứng phản ánh hiệu quả như những gì đạt được của một bộ phận nguyên nhân- kết quả.

Đám đông là gì? Là một tập hợp một số lượng cá nhân lớn, những cá nhân đó không phải một tổ chức và không được thành lập dựa trên bất cứ tiêu chí nào hoặc chúng ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn là một nhóm người tập hợp ngẫu nhiên.

Từ hai định nghĩa trên thì chúng ta có thể hiểu “Hiệu ứng đám đông” là một sự thay đổi hoặc một hành động không có chủ đích trước của một cá nhân dưới sự tác động của nhiều cá nhân khác. Những cá nhân đó không có quan hệ với nhau nhưng đều hướng tới một đặc điểm chung nào đo. Nó có thể mang ý nghĩa tốt hoặc xấu. Nhưng trong nước ta, khi nhắc đến cụm từ này thường chúng mang một ý nghĩa tiêu cực. Những ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thường là ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, hành động của một cs nhân riêng lẻ nào đó. Sau đó lan truyền đến rất nhiều cá nhân sau đó. Hiệu ứng này lan truyền đến mỗi người một cách tự nhiên.

Hiện tượng tâm lý đám đông trong tiếng anh là “Informational Social Influence”

2. Hiện tượng tâm lý đám đông: 

Hiện tượng này không quá khó để nhận biết nhất là  khi sự phát triển của mạng xã hội và Internet phổ biến như hiện nay. Tâm lý đám đông là một trạng thái tâm lý khi các nhóm người cùng nhau thực hiện một việc nào đó mà phần lớn xuất phát từ sự hiếu kỳ và tò mò, xem việc gì đang xảy ra. Phân lớn những người có hiện tượng tâm lý đám đông không hiểu rõ việc mình đang làm mà làm theo đám đông như một bản năng.

Tác động của đám đông sẽ khiến cho tư duy riêng  lẻ của cá nhân bị giảm xuống, họ tạm thời quên đi khả năng tư duy và nhìn nhận đúng về vấn đề mình đang gặp phải. Thay vào đó họ sẽ hành động theo đa số những hành động của moi người xung quanh. Việc này khiến cho những đám đông trở nên dễ bị dắt mũi và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Sức ảnh hưởng của một đám đông rất lớn có thể gây áp lực cho bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào.

Ví dụ dễ thấy nhất là một dân tộc nhỏ bé của chúng ta dưới tay lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra một đám đông đoán kết, không phân biệt già, trẻ, giới tính, tuổi tác nào. Đám đông ấy có tác dung vô cùng lớn và tích cực trong công cuộc giải phóng đất nước của chúng ta.

3. Tác động của hiện tượng tâm lý đám đông:

Tích cực : Hiệu ứng đám đông lan tỏa những thông điệp tốt trong xã hội, từ trước đến nay vẫn có những hành động đẹp có ích cho xã hội. Nhưng hành động đó được lan tỏa nhờ hiệu ứng đám đông. Từ các hành động đơn lẻ được nhiều người ủng hộ và làm theo, đám đông dần dần hình thành và xuất hiện. Sự lan tỏa sẽ không ngừng và những điều tích cực sẽ đến được với tất cả mọi người. Ví dụ việc ủng hộ đồng bào Miền Nam chống lại covid. Nhờ tác động tích cực của hiệu ứng đám đông, từng quả bí, từng cân gạo được ủng hộ từ khắp mội miền trên ddaats nước….

Trong kinh doanh: hiệu ứng đám đông tác động cực kì lớn và cũng là một chiến lược trong kinh doanh vô cùng hiệu quả. Bạn đã bao giờ thấy một đám đông chen lấn mua một món đồ, từ đó chúng kích thích hành vi của bạn khiến bạn mua món đồ đấy. Nhờ hiệu ứng đám đông mà người bán bán được một lượng hang lớn cho dù người mua chưa chắc đã sử dụng đến món đồ mà bạn đang bán. Chiến lược Marketing này được tất cả các công ty và doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh vào cảm giác tò mò của mọi người, hứng thú muốn mua sản phẩm đó…

Trong các thói quen: Hình thành thói quen từ đám đông sẽ giúp bạn trở nên tích cực hơn. Ví dụ trong văn phong của mình tất cả mọi người đều chăm chỉ tập trung làm việc, bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bới hiệu ứng đám đông. Nó sẽ khiến bạn phải chăm chỉ và nỗ lực hơn.

Cuối cùng hiệu ứng đám đông cũng giúp chúng ta tránh khỏi những sự cố. Ví dụ như thiên tai ập đến, bạn sẽ giống mọi người chạy trốn đi cho dù chưa biết là có việc gì đang xảy ra. Hiệu ứng đám đông đã giúp bạn tránh bị thiệt hại sau thiên tai đó.

Tiêu cực:

Đối ngược lại với mặt tốt thì mặt xấu của Hiệu ứng đám đông cũng vô cùng lớn. Việc bạn hành xử nếu đám đông đang có một định hướng không đúng sẽ làm bạn cũng có những suy nghĩ lệch lạc chung với mọi người,,

Trong lĩnh vực kinh doanh: “Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa”. Riêng về khía cạnh tiêu cực, chúng ta có thể nhận thấy  sự lan truyền của nó thực sự kinh khủng. Ví dụ về việc một người có ảnh hưởng nhận xét xấu về dịch vụ của một công ty nào đó. Một số lượng người rất lớn nhận xét tiêu cực đôi khi chỉ là sự hùa theo đám đông. Hậu quả đem lại rất lớn có thể khiến một doanh nghiệp có thể phá sản.

Trong kinh tế: Chúng ta không quá xa lạ gì với việc thương lái Trung Quốc điều khiển thị trường Việt Nam một cách đơn giản.Mỗi năm họ đều tung ra chiêu trò thu mua một mặt hàng kì dị nào đó như Đỉa, giun, cây hồ tiêu…. Họ chỉ thu trong một thời gian ngắn với mức giá siêu cao, người dân bị tác động tâm lý sản xuất và tìm kiếm lẫn nhau đổ xô đi làm những thứ đó. Chểnh mảng trong công việc chính hoặc phá hủy các tài sản có giá trị cao

Hoặc trong việc bán hàng: Các công ty đa cấp biến tướng hoặc các chiêu trò lừa đảo luôn là các hội thảo hoa mỹ. Người của họ được gài sẵn vào một số lượng lớn khan giả. Luôn là khẩu hiệu “Tôi làm được”…. khiến cho những con mồi béo bở cũng theo hiệu ứng đó. Lợi dụng tâm lý đám đông để kích thích sự mua hàng không rõ nguồn gốc với giá cực cao. Nhưng chủ yếu người mua đều được cài cắm vào để kích thích nhu cầu. Lừa đảo được rất nhiều tiền từ “Hiệu ứng đám đông” đó.

Trong việc tuyên truyền: Những thông tin chưa được kiếm chứng cộng hường với hiệu ứng đám đông sẽ có tác động tiêu cực đối với cộng đồng, ảnh hưởng xấu tới chính trị. Gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong thời đại phát triển Internet như hiện nay, lời nói trên mạng không được quản lý. Con người có thể dễ dàng để lại một bình luận nào đó mà không cần suy nghĩ hoặc quan tâm tới hậu quả như thế nào. Có có tác động cực kì tiêu cực đến công đồng với những ý kiến bị ảnh hưởng hiệu ứng đám đông. Cho dù bạn không có thể biết chúng cặn kẽ như thế nào.

4. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý đám đông:

Cá nhân trong đám đông dễ dàng buông mình theo bản năng và hành động vô thức như mọi người. Khác với khi chúng ta ở một mình thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ và quyết định khác.

Trong đám đông thì mọi thứ tình cảm, hành động hoặc quyết định đều có tính lây nhiễm.

Đám đông rất dễ bị kích thích, gơi ý : Đám đông được hình thành khi làm chung hoặc suy nghĩ chung mà người nào cũng làm một hành động như thế. Và khi đó suy nghĩ của chúng ta luôn cho hành động đó là đúng là tự làm theo.

5. Giải quyết những vấn đề xấu liên quan đến hiện tượng tâm lý đám đông: 

Mỗi chúng ta cần có kiến thức và có sự trải nghiệm thực tế để tránh có những suy nghĩ sai khi gặp một hiện tượng hoặc vấn đề nào đó? Luôn đặt ra câu hỏi cho chính bản than về sự việc đang diễn ra đó, tại sao lại xảy ra như vậy, từ đó tránh lầm tưởng lệch lạc, hoặc có thể suy nghĩ them về sự việc đang được đám đông làm theo như vậy. Cố gắng suy nghĩ nhiều phía, tự tin trước quyết định của mình. Và phải có tâm lý vững vàng khi đám đông luôn hướng sự chỉ trích về phía “người đi ngược chiều.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )