Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội?

Bạn cần biết

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam?

    Nói đến đất nước Việt Nam thì chính là nói đến một đất nước có nền nông nghiệp phát triển và có bề dày lịch sử từ xa xưa về nền nông nghiệp này. Trong quá trình lao động và sản xuất của người dân gắn liền với hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Đối với hoạt động chăn nuôi thì không thể nào không nhắc đến việc cung cấp chế độ thức ăn trong chăn nuôi và đây cũng đang là một vấn đề đucợ Nhà nước ta rất quan tâm. Do đó, để đảm bảo được việc quản lý và sản xuất thức ăn chăn nuôi nền pháp luật Việt Nam hiện hành đã có đưa ra quy định về Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý: Quyết định 55/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ bổ sung của hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì?
    • 2 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:

    1. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là gì?

    Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Feed Association – VFA.

    Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ bổ sung của hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có quy định về khái niệm Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Do đó, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam được định nghĩa là: “Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến thức ăn chăn nuôi”.

    Thức ăn chăn nuôi là thức ăn được cung cấp cho vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi trong quá trình chăn nuôi. Có hai loại cơ bản: thức ăn thô xanh và thức ăn thô xanh. Được sử dụng một mình, từ nguồn cấp dữ liệu thường đề cập đến thức ăn gia súc. Thức ăn chăn nuôi là nguyên liệu đầu vào quan trọng của chăn nuôi và thường là chi phí chính của chăn nuôi. Các trang trại thường cố gắng giảm chi phí cho loại thực phẩm này, bằng cách tự trồng trọt, chăn thả gia súc hoặc bổ sung thức ăn thay thế đắt tiền, chẳng hạn như chất thải thực phẩm như ngũ cốc đã qua sử dụng từ quá trình nấu bia.

    Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc nhiều vào thức ăn phản ánh dinh dưỡng cân bằng. Một số thực hành nông nghiệp hiện đại, chẳng hạn như vỗ béo bò bằng ngũ cốc hoặc trong lô thức ăn, có những tác động bất lợi đến môi trường và động vật. Ví dụ, tăng ngô hoặc ngũ cốc khác trong thức ăn cho bò, làm cho các vi sinh vật của chúng có tính axit cao hơn, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng và khiến bò trở thành vật trung gian truyền E.coli nhiều hơn. Trong khi các phương pháp cho ăn khác có thể cải thiện tác động của động vật. Ví dụ, cho bò ăn một số loại rong biển, làm giảm sản xuất mêtan, giảm khí nhà kính từ sản xuất thịt

    Cũng theo như quy định tại Điều 2 Quyết định này thì các nhà làm luật cũng đưa ra mục đích hoạt động của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Do đó, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam hoạt động với mục đích đó chính là: ” Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động sản xuất,  chế biến, và dịch vụ các loại thức ăn chăn nuôi”.

    Khi một cuộc khủng hoảng môi trường xảy ra với nông dân hoặc người chăn nuôi, chẳng hạn như hạn hán hoặc thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, người nông dân thường phải chuyển sang thức ăn chăn nuôi sản xuất đắt tiền hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kinh tế của họ. Ví dụ, một đợt hạn hán năm 2017 ở Senegal đã làm giảm diện tích đất chăn thả, dẫn đến nhu cầu và giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt, khiến giá cả tăng vọt và nông dân phải bán một phần lớn đàn gia súc của họ. Ngoài ra, nông nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi gây áp lực lên việc sử dụng đất: nó là yếu tố thúc đẩy mất rừng, thoái hóa đất, biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho cây thức ăn chăn nuôi sử dụng đất có thể được sử dụng làm thực phẩm cho con người.

    Từ quy định về mục đích hoạt động của Hiệp hội được quy định như vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng đối với hoạt động chăn nuôi của người nông dân là rất cần thiết. Bởi vì việc thành lập và đi vào hoạt động sẽ phần nào góp phần giảm thiểu các rủi ro và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi sản xuất khi người nông dân gặp phải các rủi ro trong thiên tai như hạn hán, dịch bệnh.

    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:

    Như đã nhắc đến ở trên thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất cung cấp và đảm bảo lượng thức ăn chăn nuôi được bán ra ngoài thị trường phục vụ được nhu cầu thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi tham gia hoạt động của Hiệp hội này. Do vậy, trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Theo như quy định tại Điều 5 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV  có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội như sau:

    – Thứ nhất, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ phải tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành thức ăn chăn nuôi trong các thành phần kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo hộ an toàn lao động theo như quy định tại Khoản 1 Điều 5.

    – Thứ hai, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ phải Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành thức ăn chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhiệm vụ này đã đucợ quy định rất cụ thể tại Khoản 2 Điều 5

    – Thứ ba, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ, Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội  viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về thức ăn chăn nuôi trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn đời sống. Nhiệm vụ động viên kịp thời và nhiệt tình đối với khả năng lao động của Hội viên là một trong những điều rất cần thiết trong hoạt động phát triển nền kinh tế và các kỹ thuật rong quá trình sản xuất kinh doanh của Hiệp hội theo như quy định tại khoản 3 Điều này.

    Thứ tư, theo như quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi có quyền Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệp nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó thì Hội còn có quyền tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật..

    Việc tổ chức các hội thảo, các trung tâm đào tạo sẽ phần nào giúp cho việc liên kết các hội viên trong Hirpj hội lại với nhau giúp những hội viên ngày một gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Đồng thời thông qua những buổi hội thảo, đào tạo này sẽ giúp được hồi viên có thêm nhiều kiến thức và ký năng ngày một phát triển hơn trong hoạt động sản xuât thức ăn chăn nuôi của mình với mức giá thành rẻ hơn những chất lượng của thức ăn chăn nuôi vẫn đảm bảo hơn.

    Thứ năm. trên cơ sở quy định tại các khoản 6, 8, 9, 10 thì Hiệp hội thức ăn chăn nuôi còn được pháp luật hiện hành quy định về các quyền như: Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên; Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế; Tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo công nghệ mới; Tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, hợp tác với các tổ chức;….

    Từ các quyền vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam biết đến tầm quan trọng của hoạt động chăn nuôi của bà con nông dân. Tuy nhiên thị hoạt động chăn nuôi của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nguồn thức ăn trong chăn nuôi sao cho hợp lý, đảm bảo đủ các yêu cầu về chất lượng và số lượng, đồng thời thì giá cũng phải đảm bảo được người nông dân có thể mua và vẫn phát triển được hoạt động chăn nuôi của mình. Đồng thời thì trong quá trình hoạt động của Hiệp hội thì Hiệp hồi đucợ quy định những quyền để liên kết hội viên, bồi dưỡng Hội viên và cung cấp các thông tin khoa học mới nhất đến với từng hội viên một để Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam ngày một trở nên phát triển hơn trước.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chăn nuôi

    Hiệp hội

    Thức ăn

    Thức ăn chăn nuôi


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

    Xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường? Quy trình xử phạt hành chính? Quy định về xử lý chất thải chăn nuôi?

    Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi? Nhãn phụ khi nhập khẩu thế nào?

    Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi? Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi có tên trong tiếng Anh là gì? Nhãn phụ khi nhập khẩu thế nào?

    Quản lý chất thải và xử lý chất thải trong lĩnh vực chăn nuôi

    Chất thải trong lĩnh vực chăn nuôi là gì? Chất thải trong lĩnh vực chăn nuôi có tên tiếng Anh là gì? Quản lý chất thải trong lĩnh vực chăn nuôi? Xử lý chất thải trong lĩnh vực chăn nuôi?

    Điều kiện, thủ tục xin cấp phép cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản

    Tìm hiểu về thức ăn thủy sản? Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản? Quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản?

    Quy định giết mổ vật nuôi? Có phải gây ngất trước khi giết mổ?

    Khái quát về đối xử nhân đạo với động vật? Quy định giết mổ vật nuôi? Có phải gây ngất trước khi giết mổ?

    Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn

    Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam?

    Quy định về việc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

    Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh được sử dụng trong phòng bệnh? Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh tiếng Anh là gì? Tuân thủ quy định của pháp luật khi sử dụng?

    Quy định thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

    Quy định thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi? Thức ăn chăn nuôi tiếng Anh là gì? Quy định thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi?

    Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng

    Khái niệm khảo nghiệm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng? Điều kiện cơ sở khảo nghiệm? Nội dung khảo nghiệm?

    Điều kiện cơ sở mua bán, xuất nhập khẩu thức ăn thủy sản

    Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản? Thức ăn thủy sản tiếng Anh là gì? Điều kiện xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ