Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á - Thái Bình Dương là gì? Lịch sử hình thành

Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á - Thái Bình Dương là gì? Lịch sử hình thành?

Hiện nay, khi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa không còn gói gọn trong việc vận tài trong nước mà hoạt động này đã vươn tàm ra ngoài thế giới. Bởi vì có sự phát triển là vì hiện nay hầu hết các quốc gia đều phát triển nền kinh tế mở cửa và giao thương cũng nhau phát triển kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới. Cũng chính vì thế mà việc vận tải bằng đường hàng không giữ các quốc gia trên thế giới cũng trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Do mục đích thu thập các dữa liệu, thông tịn liên quan đến lĩnh vực hàng không của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và của từng quốc gia nói riêng thì dẫn đến việc các quốc gia này đã tham gia vào Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy rằng đã được thành lập và đi vào hoạt động từ rất lâu những chắc hẳn một điều rằng không phải cá nhân nào cũng quan tâm và biết hết về sự ra đời của Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương. Vậy Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Lịch sử hình thành của Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương như sau:

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương là gì?

Trong tiếng anh thì Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương được gọi với tên gọi đó chính là Association of Asia Pacific Airlines, viết tắt là AAPA.

Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương (AAPA), trước đây là Hiệp hội Hàng không Phương Đông, là hiệp hội thương mại của các hãng hàng không quốc tế theo lịch trình lớn có trụ sở tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Được thành lập vào năm 1966 với trụ sở chính tại Makati, Philippines, hiệp hội đã chuyển đến trụ sở chính hiện nay tại Menara Prestige, Kuala Lumpur, Malaysia. Mục đích chính của Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương là đóng vai trò như một diễn đàn chung để trình bày rõ ràng quan điểm của các thành viên về các vấn đề và các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ và mang lại bầu không khí có lợi cho việc kích thích ngành du lịch và lữ hành.

Andrew Herdman đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Hiệp hội các Hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương (AAPA) từ tháng 11 năm 2004. Ông Eran-Tasker gia nhập Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương với tư cách Giám đốc Kỹ thuật vào tháng 7 năm 2004, trong khi bà Beatrice Lim tham gia Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương với tư cách Giám đốc Thương mại vào tháng 7 năm 2005 .

Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương (AAPA) là hiệp hội thương mại của một nhóm các hãng hàng không quốc tế theo lịch trình có trụ sở tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, giải quyết một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến việc đi lại bằng đường hàng không. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò như một diễn đàn chung để thể hiện quan điểm về các vấn đề và các vấn đề cùng quan tâm của ngành hàng không Châu Á Thái Bình Dương, và nó nói lên tiếng nói chung thay mặt cho các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương và đưa ra quan điểm của Châu Á khi giao dịch với các chính phủ, nhà sản xuất máy bay , nhà chức trách sân bay và các tổ chức khác về các vấn đề của ngành.

Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương cũng xuất bản thông tin về thống kê lưu lượng ngành và các biện pháp hoạt động. Nói chung, Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đại diện cho khoảng 1/5 lưu lượng hành khách toàn cầu và 1/3 lưu lượng hàng hóa hàng không toàn cầu. Nó là một tổ chức phi lợi nhuận và tư cách thành viên dành cho các hãng hàng không quốc tế theo lịch trình có trụ sở trong các múi giờ từ GMT + 7 đến GMT + 12.

Hiệp hội hiện có 16 hãng hàng không thành viên từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:

– Air Astana

– All Nippon Airways (SA)

– Hãng hàng không Asiana (SA)

– Bangkok Airways

– Cathay Pacific Airways (OW)

– Hãng hàng không Trung Quốc (ST)

– EVA Airways (SA)

– Garuda Indonesia (ST)

– Japan Airlines (OW)- Korean Air (ST)

– Malaysia Airlines (OW)

– Hãng hàng không Philippine

– Các hãng hàng không Hoàng gia Brunei

– Singapore Airlines (SA)

– Thai Airways International (SA

Họ chuyên chở tổng cộng 285 triệu hành khách và 10 triệu tấn hàng hóa, tương ứng với khoảng 1/5 lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu và 1/3 lưu lượng hàng hóa hàng không toàn cầu.

Các phòng ban, Ủy ban và Nhóm công tác

Phòng kỹ thuật

– Hội đồng kỹ thuật

– Nhóm Công tác An toàn và Điều hành Chuyến bay

– Nhóm Công tác Kỹ thuật & Bảo trì

– Nhóm công tác quản lý vật liệu

– Ủy ban an ninh

– Nhóm công tác về an ninh hàng hóa

– Nhóm công tác về môi trường

2. Lịch sử hình thành:

 Cũng giống như những hiệp hội khác thì cũng có lịch sử hình thành qua các năm và ngày càng trở nên hoạt động đúng với mục tiêu mà hiệp hội đặt ra hơn. Cũng chính vì thế mà Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương cũng có lịch sử hình thành và trải qua rất nhiều giai đoạn thay đổi tên của hiệp hội. Theo như sự tìm hiểu của tác giả thì lúc mới đầu thì Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương có tên gọi là Văn phòng Nghiên cứu của các hãng hàng không Phương Đông như một tổ chức độc lập của các hãng hàng không từ múi giờ GMT+7 đến GMT+10. Tuy nhiên đến đầu năm 1970, Văn phòng này được đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Phương Đông (Orient Airlines Association – OAA).

Tuy nhiên sau đó thì sau Hội nghị Chủ tịch các hãng lần thứ 31 năm 1977 đã mở rộng phạm vi địa lí của OAA đến GMT+12. Hội nghị Chủ tịch các hãng họp ngày 29/01/1996 tại Queensland, Australia đã quyết định đổi tên tổ chức thành Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương và giữ nguyên phạm vi địa lí hoạt động từ GMT+7 đến GMT+12.

Ngày nay, tiêu chuẩn dịch vụ của các hãng hàng không thành viên Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành tham chiếu cho ngành công nghiệp trên toàn thế giới, chẳng hạn như hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đóng một vai trò quan trọng hơn trong ngành hàng không toàn cầu. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương là hiệp hội thương mại của một nhóm các hãng hàng không quốc tế có trụ sở tại Châu Á – Thái Bình Dương, giải quyết một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hàng không. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương Travel cung cấp một diễn đàn chung để trao đổi quan điểm về các vấn đề và các vấn đề cùng quan tâm trong ngành hàng không Châu Á Thái Bình Dương, cùng nói lên một tiếng nói với tên các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương và đưa ra triển vọng trước Châu Á khi giao dịch với các chính phủ, nhà sản xuất máy bay, chính quyền sân bay và nhiều tổ chức khác về các vấn đề của ngành. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương cũng xuất bản thông tin về thống kê lưu lượng truy cập của ngành và các biện pháp hoạt động.

Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương hình thành và hoạt động với tôn chỉ mục đích của mình và đã cung cấp nguồn phân tích có chất lượng cao. Không những thế mà Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương còn có những cơ sở thông tin hỗ trợ rất chính xác và hữu ích trong việc cho các thành viên xem xét và thảo luận các cơ hội hợp tác song phương và đa phương trong các lĩnh vực marketing, khai thác bay, an toàn không lưu và nhân lực nhằm hoàn thiện hiệu quả kinh tế của các thành viên như một tập thể và của mỗi thành viên nói riêng.

Đồng thời thì Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đã tạo điều kiện gặp gỡ và cơ cấu các ủy ban cho tất cả các thành viên trao đổi thông tin hay thậm chí là đưa ra các quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm. Qua những lần trao đổi thông tinh và đưa ra quan điểm của mình đó đã phần nào cung cấp vấn đề về chuyển giao công nghệ và kiến thức cho các hãng hàng không nhỏ, kém phát triển hơn và các hãng hàng không phát triển với nhau.

Bên cạnh đó thì Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương còn tạo ra một khuôn khổ hữu hiệu cho tất cả các thành viên cùng nhau thảo luận các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu gây thiệt hại của cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết tác động xấu của các qui định ngặt nghèo trong ngành và của các Chính phủ, đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra tiếng nói chung của các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương trên trường quốc tế vì quyền lợi và sự phát triển, thịnh vượng của các hãng hàng không.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )