Hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật là gì? Các hệ thống

Kế toán được hiểu là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp,… Hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật?

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đang ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau tạo ra thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các tổ chức đó muốn đảm bảo cơ hội tồn tại và phát triển lâu dài phải có nội lực mạnh bên trong. Lĩnh vực tài chính kế toán là hai ngành đảm nhận vai trò quan trọng trong một tổ chức, giúp tổ chức đó thực thi những hoạt động quản lý, theo dõi dòng tiền, các vấn đề liên quan tới tài chính. Hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hẳn vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về cụm từ này.

1. Tìm hiểu về lĩnh vực tài chính kế toán:

1.1. Lĩnh vực tài chính kế toán là gì?

Ta hiểu lĩnh vực tài chính kế toán như sau:

Kế toán được hiểu là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp,…

Thông qua đó hoạt động kế toán sẽ cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức giúp Ban lãnh đạo đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong tổ chức hay doanh nghiệp.

Tài chính chính là những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của các tổ chức. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để có thể đầu tư vào tài sản trong các tổ chức sẽ nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu của các tổ chức đó.

Dựa trên những thông tin tài chính của các tổ chức, các chủ thể là những người làm tài chính sẽ quản lý dòng tiền trong tổ chức của mình để nhằm phục vụ cho những hoạt động để từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận cho tổ chức.

Hoạt động tài chính sẽ liên quan trực tiếp đến quyết định đầu tư, quyết định về nguồn vốn và quyết định về phân phối những lợi nhuận. Mục tiêu chung của các quyết định đó là giúp tối đa hóa giá trị cho tổ chức.

Nếu kế toán là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổng hợp doanh thu, tính toán ra con số cụ thể mọi hoạt động thu  và chi tài chính, luân chuyển dòng tiền, theo dõi và thực hiện thanh toán các hóa đơn,… thì bộ phận tài chính được hiểu là đơn vị tiếp nhận những con số đó để phân tích và dự đoán ngoài kinh phí để đảm bảo khai thác tối đa hiệu quản nguồn vốn. Từ đó thực hiện tư vấn, đề xuất cho Ban lãnh đạo của tổ chức các giải pháp về chi phí trong các dự án, đầu tư vốn,… hỗ trợ mọi hoạt động liên quan tới tài chính.

1.2. Vai trò của lĩnh vực tài chính kế toán:

Lĩnh vực tài chính kế toán là hai hoạt động không thể thiếu trong tất cả các tổ chức nào trong xã hội hiện nay. Tài chính kế toán chủ yếu sẽ thực hiện các công việc cụ thể như là:

- Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ các loại tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả,…

- Các hoạt động thu và chi tài chính.

- Giúp doanh nghiệp dự đoán trước nhu cầu tài chính, hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch kinh doanh và kế toán tài chính của các tổ chức.

Qua đó, tài chính kế toán có nhiệm vụ chính đó là hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác đảm bảo phục vụ tốt cho mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức.

Hai bộ phận này còn phối hợp chặt chẽ và có mối liên hệ với các phòng có liên quan để hỗ trợ việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và nhiều năm cho công ty. Bên cạnh đó, tài chính kế toán còn đảm nhận vai trò quản lý công tác tác đầu tư tài chính, cho vay  trả nợ tại các tổ chức.

Tài chính kế toán cũng là hai bộ phận mà Ban lãnh đạo tham mưu nhiều ý kiến để chỉ đạo thực hiện. Đôi khi bộ phận tài chính kế toán sẽ còn thay lãnh đạo để nhằm trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính kế toán ở các tổ chức.

Thông tin mà bộ phận tài chính kế toán phân tích sẽ được tiếp tục nghiên cứu trước khi đề xuất với Lãnh đạo các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh, đảm bảo chấp hành tốt chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để giúp các tổ chức có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Cũng chính vì vậy nhân sự lĩnh vực tài chính kế toán cũng là những lao động có kiến thức, kỹ năng tốt để có thể hỗ trợ Ban lãnh đạo phát triển doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ.

2. Hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

2.1. Khái niệm hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật được hiểu là hệ thống cung cấp cho các chủ thể là các nhà quản lí các báo cáo định kì, đột xuất hỗ trợ quá trình ra quyết định chiến thuật trong lĩnh vực tài chính kế toán.

Các hệ thống này sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề phân phối các nguồn lực của các tổ chức, từ đó sẽ giúp tăng cường khả năng kiểm soát của các chủ thể là các nhà quản lí về các nguồn tài chính của một bộ phận hay toàn tổ chức.

Cụ thể như là các hệ thống thông tin ngân sách, quản lí vốn bằng tiền, hệ thống dự toán vốn và các hệ thống quản trị đầu tư. Các hệ thống này thông thường sẽ sử dụng thông tin thu được từ các hệ thống thông tin kế toán.

2.2. Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Các hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật bao gồm:

- Hệ thống thông tin quản lí ngân sách là hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Hệ thống thông tin quản lí ngân sách cho phép các chủ thể là các nhà quản lí thực hiện việc theo dõi số thực thu, thực chi và so sánh chúng với các mức thu, chi theo kế hoạch; cho phép so sánh ngân sách của kì hiện tại với ngân sách của các kì tài chính trước đó hoặc so sánh ngân sách giữa các bộ phận, phòng ban với nhau...

Từ đó, các chủ thể là các nhà quản lí sẽ có thể xác định được cách thức sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống sổ cái chung của hệ thống thông tin kế toán tự động hoá thông thường sẽ cho phép cập nhật các số liệu/ quy mô ngân sách thông qua số hiệu tài khoản, từ đó định kì xây dựng các báo cáo.

- Hệ thống thông tin quản lí vốn bằng tiền là hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Hệ thống thông tin quản lí vốn bằng tiền đảm bảo cho tổ chức có đủ vốn bằng tiền để trang trải các khoản chi tiêu, sử dụng vốn nhàn rỗi vào đầu tư hoặc vay vốn để thỏa mãn nhu cầu tiền vốn trong những kì không đủ dòng tiền.

Thông tin cung cấp bởi dự báo về dòng tiền vào hay ra sẽ trợ giúp các chủ thể là các nhà quản lí trong quá trình ra các quyết định đầu tư, mua sắm và vay tiền.

Nếu thông tin được lưu trữ trên các bảng tính điện tử, các nhà quản lí có thể thực hiện việc mô phỏng hàng loạt tình huống kinh doanh có thể xảy ra, nhờ đó có thể ra các quyết định mang tính thông tin nhiều hơn về việc sử dụng vốn hay nhu cầu vốn cho các hạng mục cụ thể.

- Các hệ thống thông tin dự toán vốn là hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Hệ thống thông tin dự toán vốn cung cấp thông tin về dự toán mua sắm hay bán, chuyển nhượng tài sản cố định trong năm tài chính. Nhà quản lí có thể thực hiện so sánh nhiều kế hoạch đầu tư vốn khác nhau bằng ba công cụ đánh giá chủ yếu:

+ Giá trị hiện tại thuần - NPV (Net Present Value).

+ Tỉ lệ thu thập trong kì của đầu tư - IRR (Internal rate of return).

+ Thời hạn khấu hao hay hoàn vốn - PP (Payback Period).

Sử dụng ba tiêu chuẩn đánh giá được nêu cụ thể bên trên, các chủ thể là các nhà quản lí tài chính có thể ra các quyết định mang tính thông tin trong việc sử dụng các tài sản mua sắm được cũng như trong việc xác định cách thức đầu tư tốt nhất cho việc mua sắm tài sản.

Các công cụ phần mềm như bảng tính điện tử và phần mềm phân tích tài chính hỗ trợ các nhà quản lí hoàn thiện các chức năng này một cách nhanh chóng. Các chủ thể cũng có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi dạng "What - if" bằng cách sử dụng phần mềm máy tính.

- Các hệ thống thông tin quản trị đầu tư là hệ thống thông tin tài chính mức chiến thuật:

Theo dõi các khoản đầu tư của tổ chức cho cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác được đánh giá là một phần quan trọng của quản lí tiền vốn.

Các hệ thống thông tin quản trị đầu tư sẽ cung cấp các cách thức thống nhất để nhằm mục đích có thể quản lí các khoản đầu tư.

Các hệ thống thông tin quản trị đầu tư bao gồm việc sử dụng các cơ sở dữ liệu trực tuyến, cập nhật tức thời giá cổ phiếu, trái phiếu và thông tin về lịch sử của mỗi khoản đầu tư; sử dụng các công cụ phân tích đầu tư khác nhằm trợ giúp cho các chủ thể là nhà quản lí đầu tư của tổ chức.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )