Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS là gì? Đặc điểm và vai trò

Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS là gì? Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS? Vai trò của hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS? GFMIS và mô hình, lộ trình nào cho Việt Nam?

Đối với mỗi một quốc gia trên thế giới không riêng Việt nam, việc quản lý tài chính công bao gồm xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính của một quốc gia nhằm nâng cao khả năng quản lý và điều hành ngân sách đang là yêu cầu cấp bách đối với bất kì quốc gia nào? Hiện nay sự xuất hiện của Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS là giải pháp tối ưu để giải quyết ván đề này.

1. Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS là gì?

Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS trong tiếng Anh gọi là: Government Financial Management Information System - GFMIS.

Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ được hiểu như một tập hợp các hệ thống được tích hợp lại để vận hành như một khối thống nhất nhằm mục đích để hỗ trợ hoạt động quản lí tài chính đảm bảo tuân thủ theo luật pháp của quốc gia sở tại và các thông lệ quốc tế.

2. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS:

Có thể thấy những năm qua cùng với sự thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều định hướng cải cách, nền tài chính công của Việt Nam đã đổi mới trên nhiều phương diện, góp phần quan trọng thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới và cải cách thể chế quản lý tài chính công, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính không ngừng được tăng cường và củng cố, theo đó, Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả nhiều dự án công nghệ thông tin như: Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và hệ thống Thông tin quản lý nợ (DMFAS), Hệ thống quản lý thuế tập trung; Hệ thống thông quan tự động.

Theo đó chúng ta có thể thấy việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã mang lại những lợi ích nhất định cho sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính công theo hướng hiện đại, từng bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát tài chính, đặc biệt là thúc đẩy cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, thực hiện tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình. Bên cạnh đó có thể thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy cải cách thể chế quản lý tài chính công những năm qua, đặc biệt là về quy trình và thủ tục trong một số lĩnh vực có liên quan.

3. Vai trò của hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ GFMIS:

Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ được sử dụng như một hệ thống tài chính tập trung, thống nhất dựa trên nền tảng internet nhằm hỗ trợ và ghi nhận các hoạt động hàng ngày về thu - chi ngân sách, tổng hợp và báo cáo, hệ thống này cũng có chức năng cung cấp các dữ liệu như đầu vào cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, phân tích dữ liệu theo chủ đề.

Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ không chỉ tổ chức và lưu trữ tất cả các thông tin tài chính liên quan tới chi tiêu hiện tại và các năm trước, mà còn lưu thông tin ngân sách được phê duyệt cho các năm đó, chi tiết các khoản thu, chi, cũng như vật tư, tài sản và các khoản nợ công cụ thể với số nợ và các khoản phải trả.

Các thành phần của hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ không chỉ tổ chức và lưu trữ tất cả các thông tin tài chính liên quan tới chi tiêu hiện tại và các năm trước, mà còn lưu thông tin ngân sách được phê duyệt cho các năm đó, chi tiết các khoản thu, chi, cũng như vật tư, tài sản và các khoản nợ công (nợ và các khoản phải trả). hiện nay bao gồm sự kết hợp của các hệ thống thông tin kho bạc (T), quản lí ngân sách (B) và các hệ thống thông tin quản lí tài chính chính phủ khác (O).  GFMIS có một số ưu điểm nổi bật.

Ví dụ cụ thể như nếu hệ thống lý tài chính công được xây dựng và sử dụng như một hệ thống lõi, đảm bảo tính kết nối và khả năng tích hợp tất cả các dòng dữ liệu tài chính chính phủ tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, từ đó tạo lập một hệ thống kho dữ liệu tài chính quốc gia, cung cấp các dữ liệu như đầu vào cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, phân tích dữ liệu theo chủ đề.

Hiện nay, hệ thống quản lý tài chính công cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời, qua đó hỗ trợ Chính phủ trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính, tiền tệ cũng như đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Hệ thống quản lý tài chính công còn là một hệ thống với các yếu tố quan trọng của hệ thống quản lí chi tiêu đảm bảo tính đầy đủ của khuôn khổ ngân sách, cho phép cung cấp thông tin tài chính chính phủ theo các chuẩn mực quốc tế, để tăng tính công khai, minh bạch của hệ thống tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, hệ thống này giúp nâng cao năng lực lập ngân sách thông qua việc xây dựng một hệ thống lập dự toán ngân sách, tăng cường hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực quản lí ngân sách.  Đối với lập ngân sách, hệ thống lập ngân sách sẽ sử dụng chung cho các bộ, ngành, cơ quan tài chính địa phương các cấp để nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát hiệu quả, hiệu lực quản lí ngân sách nhà nước, đổi mới cơ chế quản lí ngân sách theo kết quả thực hiện.

Theo như những gì đã nêu như trên chúng ta thấy mô hình này có khá nhiều ưu điểm và có thể xem như đây là một công cụ nhằm mục đích để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau bao gồm: xây dựng chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế vĩ mô, thực hiện phân tích chính sách nhằm đảm bảo phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công. Bên cạnh đó thì hệ thống GFMIS được coi như một tập hợp các giải pháp hiện đại hóa trợ giúp Chính phủ trong công tác lập kế hoạch, thực hiện và giám sát ngân sách, góp phần tăng cường tính hiệu quả và tính cân bằng của tài chính chính phủ, tăng khả năng dự báo ngân sách nhà nước. Hơn nữa hệ thống GFMIS là một công cụ hữu hiệu cho việc áp dụng triển khai hiệu quả MTEF trong cải cách ngân sách.

4. GFMIS và mô hình, lộ trình nào cho Việt Nam?

Hiện nay có rất nhiều hệ thống thông tin lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách quản lý tài chính công ngành đã được triển khai cụ thể như loại hệ thống thông tin và quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), hệ thống Thông tin Quản lý nợ (DMFAS); Hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam; Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS)… Và bước đầu đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công.
Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ, mô hình này sẽ là một tập hợp các hệ thống ứng dụng trong đó các thành phần lõi, được tích hợp lại như một hệ thống quản lý tài chính tập trung để vận hành thống nhất, trong suốt nhằm hỗ trợ các hoạt động trong quản lý tài chính đảm bảo tuân thủ theo các luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế.
GFMIS được xem là một thành phần quan trọng trong tầm nhìn tổng thể cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, không đơn giản chỉ là một hệ thống công nghệ thông tin thuần túy. Hơn nữa là Việt Nam có điểm khác biệt với các nước phát triển ở chỗ Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, hệ thống tài chính, cơ chế chính sách tài chính sẽ có nhiều thay đổi hơn và nhanh hơn nên việc xây dựng GFMIS cần được thực hiện đồng bộ, phù hợp với việc cải cách thể chế, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính.
Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ được hiểu là tập hợp của các hệ thống thông tin tài chính của Chính phủ được kết nối một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ, kịp thời của thông tin tài chính Chính phủ trong xây dựng và thực hiện các báo cáo cũng như trong quản lý tài chính và điều hành của Chính phủ, tăng cường tính công khai minh bạch trong quản lý tài chính Chính phủ.
Hệ thống thông tin quản lí tài chính Chính phủ được xây dựng trên cơ sở các hệ thống thông tin tác nghiệp trong chu trình quản lý tài chính công bao gồm: lập kế hoạch ngân sách, thực hiện ngân sách, kế toán, báo cáo, kiểm toán, theo dõi và đánh giá. Nhằm thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch ngân sách cũng như trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )