Hệ thống logistics đô thị là gì? Đặc điểm và các vấn đề bất cập?

Hệ thống logistics đô thị? Vấn đề còn bất cập về logistics đô thị tại Hà Nội? Lợi ích của logistics đô thị?

Với sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn, kèm theo đó là các vấn đề vô cùng nghiêm trọng đến từ mật độ dân số, quy hoạch đô thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Logistics đô thị đã trở thành một giải pháp đáng được cân nhắc. Hiện nay, các thành phố lớn đều là những trung tâm thương mại, tài chính và đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các thành phố lớn trên thế giới hầu hết đều có mức độ tập trung dân cư đông đúc. Cũng chính vì thế mà đã phát sinh các vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, chất lượng sống của người dân giảm sút, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kém.

Hệ thống logistics đô thị không những thúc đẩy hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành, tạo ra sức cạnh tranh cho logistics, mà còn cung cấp cơ hội cho các giải pháp sáng tạo phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn. Chính bởi vì thế mà hệ thống logistics đã trở thành một vấn đề pháp luật và chính sách quan trọng của thành phố cũng như quốc gia.

1. Hệ thống logistics đô thị:

Khái niệm hệ thống logistics đô thị:

Hệ thống logistics đô thị được hiểu là việc tối ưu hóa hoạt động cung ứng trong khu vực đô thị trên cơ sở xem xét các yếu tố đặc trưng riêng về tình hình giao thông, xã hội, ô nhiễm môi trường và nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống logistics đô thị không những có vai trò thúc đẩy hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành, tạo ra sức cạnh tranh cho logistics, mà hệ thống logistics còn cung cấp cơ hội cho các giải pháp sáng tạo phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, hệ thống logistics đô thị không thể thiếu vai trò chính phủ bởi vì hệ thống logistics đô thị có liên quan đến đầu tư lớn, các vấn đề pháp luật và chính sách phát triển của thành phố cũng như quốc gia.

Cấu trúc hệ thống logistics đô thị:

Các thành phần riêng lẻ trong hệ thống logistics đô thị có những mục đích khác nhau, những lợi ích khác nhau tuy nhiên lại có mối quan hệ đa chiều tương trợ lẫn nhau. Mỗi động thái của một thành phần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và lợi ích của những thành phần khác, chính bởi vì mối quan hệ này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trên mỗi quyết định logistics.

Các chiến lược logistics thành thị ở tầm vi mô sẽ nâng cao khả năng phối hợp giữa quy hoạch thành phố và quản lý, điều hành giao thông vận tải. Ở tầm vĩ mô liên quan đến các chính sách phát triển của thành phố và quy hoạch dài hạn.

Hệ thống logistics đô thị trong tiếng Anh gọi là gì?

Hệ thống logistics đô thị trong tiếng Anh gọi là: City logistics system.

Mục tiêu của hệ thống logistics đô thị:

Mục tiêu của logistics đô thị là để nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu về dịch vụ logistics của các chủ thể (chủ hàng, công ty cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng), đồng thời tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và giảm mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên cơ sở hạ tầng, môi trường và xã hội.

Từ đó hướng tới sự phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh đó là kinh tế, xã hội và môi trường.

Để có thể đạt được mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu về dịch vụ logistics của các chủ thể thì các nhà nghiên cứu và các chủ thể trong hệ thống logistics đô thị đã và đang thử nghiệm, triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (BigData).

Hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống thông tin địa lí cùng với hệ thống giao thông thông minh và các mô hình tối ưu hóa hoạt động vận chuyển, phân phối sản phẩm.

2. Vấn đề logistics đô thị tại Hà Nội:

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam, cũng đang gặp phải rất nhiều áp lực liên quan đến vấn đề logistics đô thị. Cụ thể là:

- Thứ nhất: Tình trạng tắc nghẽn giao thông.

- Thứ hai: Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

- Thứ ba: Ttình trạng ô nhiễm không khí.

- Thứ tư: Chi phí logistics.

Nguyên nhân của tình trạng này do: Số lượng và mật độ dân số cao, lượng hàng hóa luân chuyển lớn do Hà Nội là điểm trung chuyển cho các nhà xuất nhập khẩu giữa cửa khẩu Hải Phòng với các tỉnh, và do sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử khiến nhu cầu giao nhận hàng tăng lên mạnh mẽ.

Những vấn đề về logistics đô thị nếu không được giải quyết sẽ gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho những chủ thể kinh doanh trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, cũng như giảm chất lượng cuộc sống người dân, và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung.

Những năm qua, phát triển logistics tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có nhiều khởi sắc, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của Hà Nội.

Thành Phố Hà Nội xác định logistics là một ngành kinh tế quan trọng, vừa trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm trên địa bàn và việc làm, vừa gián tiếp thúc đẩy kinh tế thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp. Thời gian qua, dịch vụ logistics tại Hà Nội phát triển nhanh nhằm mục đích chính là để đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố.

3. Lợi ích của logistics đô thị:

Ngày nay, các thành phố chính là địa điểm chính của hoạt động kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên bởi vì sự phát triển tập trung cao, các thành phố nảy sinh vấn đề giao thông nghiêm trọng và các tác động tiêu cực về môi trường như ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Nhiều thành phố trên thế giới hiện đã phải chịu đựng các vấn đề do tắc nghẽn giao thông, tác động xấu tới môi trường, hiệu suất vận chuyển thấp, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống ở các khu vực đô thị và ảnh hưởng tới phát triển các thành phố trong tương lai. Dân cư trở thành nạn nhân trong những thành phố này.

Logistics đô thị là khái niệm chỉ các nỗ lực tích hợp các nguồn lực hiện để giải quyết các khó khăn do tác động của việc tăng dân số và phương tiên vận tải trong các khu vực đô thị. Hiện nay, logistics đô thị là hệ thống phối hợp các hình thức vận tải, mạng lưới các đầu mối nhà ga, các điều kiện và thiết bị bốc dỡ hàng hóa, các phương tiện vận tải hiện đại, các công nghệ tiến bộ, các mô hình quản lý, và kiến thức logistics để tối ưu hóa môi trường thành phố, làm giảm chi phí vận tải và các chi phí có hại lên môi trường. Logistics đô thị thông thường sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu, kiến thức logistics, hệ thống giao thông thông minh và các mô hình giúp tối ưu hóa giao thông, vận tải và phân phối hàng hóa trong các thành phố, giảm chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực từ môi trường.

Mỗi thành phần trong hệ thống logistics đô thị đều có mục tiêu cụ thể của riêng mình và có xu hướng cư xử khác biệt nhau nhưng giữa chúng tồn tại các tương tác đa chiều. Chính bởi vì vậy, các mối quan hệ chằng chịt và các xung đột khác nhau trong hệ thống cần phải được cân nhắc. Bởi vì, trong hệ thống này mỗi động thái của bộ phận này có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ tình hình chung. Ví dụ, một hãng vận chuyển hàng hóa với hiệu quả thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của hệ thống và do đó làm tăng khó khăn cho các nhà quản lý. Bên cạnh đó, logistics đô thị cũng sẽ làm giảm mức độ hài lòng của người tiêu dùng, giảm độ tin cậy của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí hoạt động.

Áp dụng logistics đô thị sẽ mang lại những lợi ích chính cho cư dân của các thành phố đông đúc, cụ thể như sau:

- Tính cơ động trong vận chuyển tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hóa và di chuyển trong thành phố. Cho phép tạo khả năng cân bằng giữa năng lực mạng lưới đường sá với nhu cầu di chuyển của hàng hóa và con người, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông là vấn đề bức xúc nhất tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay.

- Tính bền vững là sự cân bằng trong dài hạn, giúp bảo tồn môi trường sống của cư dân và cân bằng nhu cầu về năng lượng ngày càng cấp bách.

- Khả năng tồn sinh là hiệu quả, mang tới lợi ích thiết thực cho cư dân các thành phố hiện đại như sự an toàn, sự bình yên, sự hấp dẫn và vẻ đẹp của môi trường.

Ta nhận thấy rằng, một chiến lược logistics thành thị bền vững sẽ mang lại cho thành phố các lợi ích sau: Cho phép cân bằng giữa cơ sở hạ tầng đường sá, với nhu cầu di chuyển, vận chuyển hàng hóa của con người. Từ đó giảm thiểu ách tắt giao thông và các hậu quả khác do việc tập trung dân cư và phương tiện đông đúc; Giải quyết vấn đề tồn tại bền vững, nâng cao chất lượng môi trường sống và tiết kiệm năng lượng và giúp gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân, mang đến sự an toàn, bình yên, cải thiện mỹ quan môi trường và thành phố.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )