Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Hình sự

Hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi bị xử lý như thế nào?

  • 24/03/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    24/03/2023
    Luật Hình sự
    0

    Hành vi mua bán trẻ sơ sinh là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Bộ luật hình sự, tuy nhiên thực tế tình trạng mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi vẫn diễn ra khá phức tạp và tinh vi. Vậy hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi bị xử lý như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Người có hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi bị xử lý như thế nào?
      • 2 2. Tìm hiểu về hành vi mua bán trẻ sơ sinh:
      • 3 3. Mức xử lý hình sự đối với hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi:
      • 4 4. Cấu thành tội mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi:

      1. Người có hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi bị xử lý như thế nào?

      Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật hình sự, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      – Biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể, bán cho người khác hoặc vì nhận nuôi con nuôi với mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác;

      – Người có hành vi môi giới nuôi con nuôi lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là người dưới 16 tuổi nhằm mục đích bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      – Người có hành vi môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để mà biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

      Tuy nhiên, trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới thực hiện việc nhận nuôi con nuôi trái quy định của pháp luật nhưng người đó không biết được người nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi của người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

      Đối với trường hợp mà người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (có thể do hiếm muộn hoặc người đó có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người không có điều kiện nuôi con vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi mà có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới. Đây là trường hợp mà người môi giới, người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi, bởi đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo.

      Như vậy, căn cứ quy định trên thì người có hành vi lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là trẻ sơ sinh để bán cho người khác nhằm nhận tiền hay giá trị vật chất khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015.

      2. Tìm hiểu về hành vi mua bán trẻ sơ sinh:

      Theo Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có hiệu lực từ ngày 15/3/2019, hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự, tại khoản 2 Điều 2 của nghị quyết này quy định rõ người sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

      – Chuyển giao người dưới 16 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp chuyển giao người dưới 16 tuổi  vì mục đích nhân đạo;

      – Tiến hành tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị, trừ trường hợp tiếp nhận vì mục đích nhân đạo;

      – Chuyển giao người dưới 16 tuổi nhằm mục đích  cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      – Tiếp nhận người dưới 16 tuổi nhằm mục đích thực hiện cưỡng bức lao động,  bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      – Tuyển mộ, chứa chấp, vận chuyển người dưới 16 tuổi với mục đích thực hiện hành vi chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

      3. Mức xử lý hình sự đối với hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi:

      Hành vi môi giới nhận nuôi con nuôi với người dưới 16 tuổi hay nói cách khác là hành vi mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội mua bán người dưới 16 tuổi cụ thể như sau:

      – Khung 1: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với trường hợp người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây:

      + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc nhận được lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp chuyển giao vì mục đích nhân đạo.

      + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

      + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh để giao, nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;và thực hiện chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh để bóc lột tình dục, lấy các bộ phận cơ thể, cưỡng bức lao động đối với trẻ dưới 16 tuổi hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      – Khung 2: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi môi giới nhận nuôi con nuôi vì mục đích vô nhân đạo;

      + Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để thực hiện phạm tội.

      + Thực hiện môi giới nhận nuôi con nuôi vì mục đích vô nhân đạo đối với từ 02 người đến 05 người.

      + Thực hiện môi giới nhận nuôi con nuôi đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng như con ruột, con riêng, cháu, …

      + Môi giới nuôi con nuôi khi đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

      + Người thực hiện hành vi này đã phạm tội 02 lần trở lên.

      + Môi giới nhận nuôi con nuôi với người dưới 16 tuổi vì động cơ đê hèn như thù ghét người thân của trẻ sơ sinh, do ghen tỵ, mâu thuẫn với gia đình, ….

      + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp mà người môi giới nhận nuôi con nuôi đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

      – Khung 3: Bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp  người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức;

      + Có tính chất chuyên nghiệp, lên kế hoạch rõ ràng, thực hiện thủ đoạn tinh vi khi môi giới nhận nuôi con nuôi là trẻ sơ sinh vì mục đích vô nhân đạo.

      + Có hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

      + Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

      + Hành vi môi giới nhận nuôi con nuôi với những hành động, lời nói làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

      + Thực hiện mội giới nhận nuôi con nuôi đối với 06 người trở lên.

      + Hành vi môi giới người nhận nuôi con nuôi là trẻ sơ sinh là hành vi tái phạm nguy hiểm.

      – Hình phạt bổ sung: Người phạm tội mua bán trẻ sơ sinh còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, đồng thời còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      4. Cấu thành tội mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi:

      Cá nhân, tổ chức nào có hành vi mua bán trẻ sơ sinh thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi nếu như cá nhân, tổ chức đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành cụ thể như sau:

      – Khách thể của tội phạm:

      Khách thể của tội phạm này chính là nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh; xâm hại đến các quyền giáo dục, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã được Hiến pháp và pháp luật quy định; hay là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người đã được pháp luật bảo vệ.

      – Mặt khách quan của tội phạm:

      + Nhóm hành vi khách quan thứ 1: thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh để giao nhận tiền; hưởng các tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, bản chất của hành vi này để trao đổi mua bán trẻ sơ sinh như hàng hóa mà có hành vi dùng tiền hoặc những phương tiện thanh toán khác như vàng, ngọa tệ, …

      + Nhóm hành vi khách quan thứ 2: thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh nhằm mục đích  cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục (là hành vi ép buộc người khác bán dâm); lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

      + Nhóm hành vi khách quan thứ ba: thực hiện hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ sơ sinh để thực hiện các hành vi mua bán nhận tiền, vật chất hoặc nhằm mục đích cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

      – Hậu quả:

      Hậu quả của tội mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi là việc nạn nhân bị đưa ra mua bán, trao đổi như hàng hóa và trẻ sơ sinh có thể bị sử dụng vào những mục đích vô nhân đạo khác.

      – Mặt chủ quan của tội phạm:

      Tội mua bán trẻ sơ sinh làm con nuôi là lỗi cố ý trực tiếp; bởi người phạm tội biết hoặc phải biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đã thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện hành vi để đạt được những mục đích nhất định.

      – Chủ thể của tội phạm:

      Về chủ thể của tội phạm mua bán trẻ sơ sinh là người có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên với trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, người phạm tội mua bán trẻ sơ sinh có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà khi thực hiện hành vi phạm tội này rõ ràng có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và điều khiển được hành vi đó.

      Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

      – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

      – Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

       
        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Mua bán trẻ em

        Trách nhiệm hình sự


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan

        Bộ luật Hình sự 2015 ra đời đã kế thừa những thành tựu về lập pháp hình sự của Nhà nước ta, đồng thời, có sự điều chỉnh thích hợp với những đổi mới trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay theo xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo luật định

        Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của người phạm tội bao gồm 7 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ TNHS và tình tiết định tội, định khung hình phạt 

        Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan nói riêng và các tình tiết định khung, định tội có điểm tương đồng ở chỗ đều ảnh hưởng đến TNHS. Nhưng ảnh hưởng của mỗi loại tình tiết đến TNHS lại có sự khác biệt rõ rệt.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết thuộc mặt chủ quan

        Mục lục bài viết 1 1. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì: 2 2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan là gì: 3 3. Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan:  1. Tình tiết giảm nhẹ […]

        ảnh chủ đề

        Sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

        Pháp nhân là chủ thể của pháp luật hình sự tách biệt với cơ thể sinh học, do vậy các hoạt động tố tụng thông thường cần được thực hiện qua một cá nhân cụ thể có quyền nhân danh pháp nhân đó mà BLTTHS quy định là người đại diện theo pháp luật.

        ảnh chủ đề

        Quyền, nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân phạm tội

        Các quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong BLTTHS 2015 chủ yếu tập trung vào nội dung quyền pháp nhân thương mại được hưởng và thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính pháp nhân.

        ảnh chủ đề

        Đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là ai?

        Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và pháp nhân thương mại trước hết được thể hiện tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 là "việc nhân danh và vì lợi ích" của pháp nhân.

        ảnh chủ đề

        Người đại diện có liên hệ gì với pháp nhân bị truy cứu TNHS?

        Pháp nhân được thừa nhận là "có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình; sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân"; đồng thời hành vi của nó được xác lập qua hành động của những cá nhân cụ thể cấu thành nó.

        ảnh chủ đề

        Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS

        Mục lục bài viết 1 1. Khái niệm người đại diện của pháp nhân:  2 2. Khái niệm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự:  3 3. Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự: 1. […]

        ảnh chủ đề

        Học thuyết về mô hình truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

        Các thiết chế về trách nhiệm hình sự liên đới của thời trung cổ được vay mượn khéo léo nhằm áp đặt TNHS cho pháp nhân; còn đối với mô hình trách nhiệm trực tiếp, các cấu trúc pháp lý cơ bản đã được chuyển từ lĩnh vực dân sự sang lĩnh vực hình sự.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|743408|
        "