Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền là gì? Dấu hiệu nhân biết

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền là gì? Dấu hiệu nhân biết hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền?

Sự phát triển của kinh tế xã hội đã đặt các doanh nghiệp trước thách thức mạnh mẽ, các doanh nghiệp luôn trong tâm thế cạnh tranh nhau để chiếm lĩnh được thị phần quan trọng trong thị trường. Hầu hết pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới đều quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để bảo vệ thị trường, bảo vệ sự vận hành bình thường của quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, dấu hiệu xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền cũng như quy định các hành vi bị cấm lạm dụng vị trí này thì còn nhiều vấn đề cần phải xem xét cả về lí luận và thực tiễn.

1. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền là gì?

Quan điểm của các quốc gia trên thế giới cho rằng: “Vị trí thống lĩnh được hiểu là khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan của một loại hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ của một hoặc một nhóm doanh nghiệp”. Với cách hiểu như vậy thì vị trí thống lĩnh không chỉ được xem xét dưới vị trí của một doanh nghiệp mà còn có thể là vị trí của một nhóm doanh nghiệp cùng hành động. Trong khi đó, “vị trí độc quyền được hiểu là vị trí của một doanh nghiệp khi không còn đối thủ nào cạnh tranh với doanh nghiệp đó hoặc có sự cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh đó rất yếu ớt và không đáng kể”.

Khi đã xác lập được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì các doanh nghiệp lại luôn luôn có xu hướng lạm dụng vị thế đó để duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thương trường, để thao túng thị trường, dễ bề hành động và thu lợi nhuận tối đa. Trong trường hợp như vậy, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền đã vi phạm pháp luật cạnh tranh và cần phải bị xử lí. Tuy nhiên, để xử lí được thì trước hết phải thống nhất thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Ở mức độ khái quát có thể hiểu: Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sử dụng bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để loại bỏ sự cạnh tranh, loại bỏ và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh khỏi “rào cản” phát triển của mình, qua đó duy trì và nâng cao hơn nữa vị trí đó trên thương trường.

Theo Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018, Khoản 5, Điều 3 giải thích rằng: "Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh." Như vậy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam không giải thích tách biệt về hai hành vi là "lạm dụng thống lĩnh thị trường" và "lạm dụng vị trí độc quyền", điều này dường như sẽ dẫn đến việc có thể sẽ có sự hiểu lầm trong việc nhận diện về các hành vi này.

Luật Cạnh tranh Canada không cấm sự thống trị hay sự hiện diện của sức mạnh thị trường cho mỗi gia nhập , và sức mạnh thị trường tuyệt đối một mình, hoặc sự thống trị thị trường thậm chí, không có nghĩa lạm dụng sự thống trị. Lạm dụng vị thế thống lĩnh xảy ra khi một công ty hoặc một nhóm công ty thống lĩnh, về cơ bản ngăn cản hoặc làm giảm sự cạnh tranh, bằng cách tham gia vào các hành vi nhằm loại bỏ hoặc kỷ luật đối thủ cạnh tranh, hoặc chỉ đơn giản là để ngăn chặn các đối thủ tiềm năng tham gia vào thị trường được đề cập.

2. Dấu hiệu nhận biết hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền:

Để nói về dấu hiệu nhận biết hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền, trước hết doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp phải được coi là có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Tuy nhiên, để diễn giải về dấu hiệu là điều dường như rất khó, vì vậy, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các hành vi cụ thể và khi thuộc một trong các hành vi đó, doanh nghiệp được xác định là có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Theo Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc thì có rất nhiều hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, ví trí độc quyền, chẳng hạn:

-  Hành vi ăn cướp với đối thủ cạnh tranh, như việc bán sản phẩm với giá dưới chi phí để loại bỏ đối thủ;

- Phân biệt đối xử (như đối xử khác nhau một cách không thoả đáng) trong việc định giá hay áp đặt các điều kiện chung cung cấp hoặc mua hàng hoá, dịch vụ, trong đó có những chính sách định giá trong giao dịch giữa các doanh nghiệp thành viên của một công ti với mức giá được mua hoặc bán thấp hoặc cao hơn so với mức giá áp dụng đối với các giao dịch tương tự với các doanh nghiệp bên ngoài;

...

Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Điều 27 Luật Cạnh tranh cũng đã quy định về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền bị cấm, cụ thể:

"1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác."

Việc Luật cạnh tranh xác định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền như trên là sự tiếp thu và chỉnh lí có chọn lọc các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đây là một bước tiến trong tư duy lập pháp và là động thái rất tích cực của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa pháp luật cạnh tranh của chúng ta tiến dần đến chuẩn mực của thông lệ và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc quy định các hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đó cũng không thể đủ sức để kiểm soát được tất cả các hành vi có tích chất lạm dụng vị thế này trên thực tế mà các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trong một số ngành đặc thù như bưu chính viễn thông, điện lực, nước sạch, đường không, đường sắt, than... ở Việt Nam vẫn thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia đưa ra dấu hiệu nhận biệt, cụ thể, Luật Canh tranh Canada cho rằng:

Có ba yếu tố cần thiết để lạm dụng quyền thống trị; tất cả phải có mặt để một hành vi phạm tội xảy ra:

- Một hoặc nhiều công ty phải kiểm soát cơ bản hoặc hoàn toàn một thị trường liên quan.

- Công ty hoặc các công ty phải tham gia vào các hoạt động chống cạnh tranh .

- Những hành động này phải ngăn chặn hoặc làm giảm đáng kể sự cạnh tranh trên thị trường hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai.

Có nhận định cho rằng, khó phân biệt giữa hành vi lạm dụng và hành vi hợp pháp (được phép) của một cam kết chi phối có thể khó phân biệt - ví dụ, giảm giá do hiệu quả sản xuất / nền kinh tế thay vì giảm giá theo kiểu 'săn mồi'. Các cam kết thống lĩnh được phép (và thực sự được mong đợi) để cạnh tranh mạnh mẽ trên một thị trường nhất định nhưng hành vi đó phải phản ánh sự cạnh tranh "trên cơ sở xứng đáng" - tức là sự cạnh tranh phản ánh các lợi thế cạnh tranh được hưởng bởi các chủ trương chi phối chứ không phải là các hành vi hạn chế. Kết quả là, các chủ trương chi phối thường phải đối mặt với các quyết định kinh doanh khó khăn khi giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh của họ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )