Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hành vi đập phá tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tư vấn pháp luật

Hành vi đập phá tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Hành vi đập phá tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự. Hủy hoại tài sản của người khác trị giá bao nhiêu tiền thì bị kiện?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Gia đình tôi bị một số người lạ mặt đi trên 1 xe ô tô 7 chổ và 2 xe gắn máy đến nhà tôi đánh tôi và chém cháu tôi. Như vậy có được xem là có tổ chức không? Câu hỏi thứ 2: Lúc chém cháu tôi xong số ngưòi này lên xe ô tô đi, bỏ lại 2 xe gắn may, trong lúc nóng giận tôi có đập một chiếc. Như vậy tôi có phải bồi thường chiếc xe hay chịu trách nhiệm hình sự không?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Căn cứ pháp luật

    – Bộ luật hình sự 2015

    2. Giải quyết vấn đề

    Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, có sự phân chia công việc trong quá trình thực hiện hành vi và đã được lên kế hoạch từ trước.

    – Khách quan: Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công vai trò, có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một phần nhất định và chịu trách nhiệm đối với phần việc của mình.

    – Về mặt chủ quan: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẩn tránh pháp luật, tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp nhàng của những người tham gia. Trong quá trình thực hiện tội phạm, mỗi người sẽ có sự hỗ trợ người còn lại thực hiện hành vi đến cùng nhằm đạt được kết quả như mong muốn

    Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm:

    “Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”

    Như vậy, muốn xác định hành vi của những người lạ mặt đến nhà đánh bạn và cháu của bạn có phải là phạm tội có tổ chức hay không cần xem xét đến các yếu tố: Có sự bàn bạc từ trước hay không? Có sự phân chia cụ thể về công việc/hành vi hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Dấu hiệu của tội phạm được thể hiện cụ thể là hành vi cố ý. 

    Như vậy, việc xác định bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này hay không cần phải xác định dựa trên các yếu tố:

    – Tổng giá trị tài sản có lớn hơn 2 triệu đồng hay không

    – Hành vi cố ý

    – Người thực hiện là người trên 16 tuổi

    – Gây hư hại tài sản của người khác làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hủy hoại tài sản

    Phạm tội có tổ chức

    Thế nào là phạm tội có tổ chức

    Tội hủy hoại tài sản của người khác

    Trách nhiệm hình sự


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không?

    Quy định về người già, người cao tuổi. Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không? Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi.

    Tự đập phá, hủy hoại tài sản của mình có bị phạt không?

    Hủy hoại tài sản của mình có vi phạm pháp luật không? Một số vấn đề liên quan đến tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác?

    Xác định và hình phạt với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản

    Quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về vấn đề đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản?

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo Bộ luật hình sự 2015

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm?

    Phạm tội có tổ chức với tư cách là một hình thức đồng phạm đặc biệt

    Tại sao lại nói phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt? Phạm tội có tổ chức - Hình thức đồng phạm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015?

    Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên? Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Miễn hình phạt là gì? Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt?

    Miễn hình phạt là gì? Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt? Hậu quả của việc áp dụng chế định miễn hình phạt?

    Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi chi tiết nhất

    Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi là gì? Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi? Một số quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi?

    Trẻ em phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Trẻ em là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em? Trẻ em phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Bố mẹ đánh đập con cái có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Bố mẹ quyền đánh đập con cái hay không? Bố mẹ đánh đập con cái có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ