Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Khiếu nại » Hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Luật Khiếu nại

Hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại

  • 15/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    15/01/2023
    Luật Khiếu nại
    0

    Khiếu nại là quyền của mỗi công dân góp phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên có phải trường hợp nào người dân cũng có quyền được khiếu nại hay không? Nếu khiếu nại sai sự thật thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Các hành vi nghiêm cấm trong quá trình giải quyết khiếu nại:
    • 2 2. Nếu xâm phạm quyền khiếu nại thì bị xử lý như thế nào?
      • 2.1 2.1. Xử lý kỷ luật:
      • 2.2 2.2. Xử lý hình sự:
        • 2.2.1 1.2.1. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật hình sự 2015):
        • 2.2.2 2.2.2. Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự 2015):

    1. Các hành vi nghiêm cấm trong quá trình giải quyết khiếu nại:

    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.

    Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật của Nhà nước ghi nhận qua các thời kỳ. Tuy nhiên, không phải hành vi nào cũng được phép khiếu nại, tại Điều 6 luật khiếu nại 2011 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau:

    – Nghiêm cấm việc cản trở, gây phiền hà cho người đang thực hiện quyền khiếu nại

    – Không được đe dọa trả thù người khiếu nại, trù dập người khiếu nại

    – Nghiêm cấm những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có những hành vi sau:

    + Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết quyết khiếu nại

    + Cố ý không tiến hành giải quyết khiếu nại 

    + Tự ý làm chỉnh sửa làm sai lệch các thông tin, tài liệu hồ sơ vụ việc khiếu nại

    + Cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật

    +  Vi phạm quy chế tiếp công dân

    – Theo quy định thì việc giải quyết khiếu nại phải được ra quyết định cho nên nghiêm cấm hành vi ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức khiếu nại

    – Nghiêm cấm việc can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại hay việc bao che cho người khiếu nại

    –  Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

    – Không được cố tình khiếu nại sai sự thật

    – Nghiêm cấm người nào kích động, xíu giục cưỡng ép, dụ dỗ mua chuộc hoặc lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại để gây rối an ninh trật tự

    – Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước và xâm phạm lợi ích của nhà nước cho nên nhà nước nghiêm cấm hành vi này

    – Nghiêm cấm đối tượng nào xuyên tạc, vu khống, đe dọa  xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

    – Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

    2. Nếu xâm phạm quyền khiếu nại thì bị xử lý như thế nào?

    Khiếu nại là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để công dân tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của quốc gia cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đối tượng đã lợi dụng quyền tự do dân chủ của mình để thực hiện việc khiếu nại.

    Đối với những người vi phạm người có hành vi vi phạm như cố tình khiếu nại sai sự thật hay kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác, vi phạm quy chế tiếp công dân hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra nếu gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự

    2.1. Xử lý kỷ luật:

    Hình thức xử lý kỉ luật áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức khi họ vi phạm những điều cấm về khiếu nại được quy định tại Điều 6 Luật khiếu nại 2011

    Những hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

    – Đối với cán bộ:

    + Khiển trách.

    + Cảnh cáo.

    + Cách chức.

    + Bãi nhiệm.

    – Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    + Khiển trách.

    + Cảnh cáo.

    + Hạ bậc lương

    + Buộc thôi việc.

    – Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    + Khiển trách.

    + Cảnh cáo.

    + Giáng chức.

    + Cách chức.

    + Buộc thôi việc.

    Hiện nay cẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành về hình thức xử lý kỷ luật này nên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nội dung khiếu nại, do đó vẫn chưa đủ sức răn đe đối với người là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về tố cáo

    2.2. Xử lý hình sự:

    1.2.1. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật hình sự 2015):

    • Cấu thành tội phạm:

    – Chủ thể:

    + Chủ thể thường: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự

    +  Chủ thể đặc biệt: Chủ thể tại điểm a Khoản 1 Điều 166 Bộ luật hình sự 2015 có nghĩa là người ó trách nhiệm trong việc chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để xem xét cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo

    – Khách thể: Xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật bảo vệ

    – Mặt khách quan: 

    + Hành vi khách quan: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực  hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo

    – Hậu quả của hành vi vi phạm

    Hậu quả ở đây có thể là những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần, tính mạng, an ninh xã hội,..

    – Mặt chủ quan:Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi của mình do lỗi cố ý,

    • Hình phạt

    Hình phạt

    Hành vi

    Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

     Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ở đây là việc mà một người nào đó sử dụng sức mạnh vật chất hoặc sử dụng lời nói tác động vào người khác. Ví dụ: Đấm, đá, xúc phạm,… với mục đích nhằm gây khó khăn cho việc khiếu nại tố cáo của người khác ở bất kì một khâu giải quyết khiếu nại.

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tìm mọi cách để trì hoãn việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền  xét và giải quyết khiếu nại, gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

    Có tổ chức;

    Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi dùng  vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

    Dẫn đến biểu tình

     Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    2.2.2. Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự 2015):

    Đối với những trường hợp khiếu nại sai sự thật nghiêm trọng, xuasc phạm người khác, đánh tráo dư luận thì tùy vào từng mức độ vi phạm pháp luật mà có thể sẽ bị xử lý về tội vu khống

    Hình phạt

    Hành vi

    Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng

    Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

    Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

    Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

    Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

    Có tổ chức;

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    Đối với 02 người trở lên;

     Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình

     Đối với người đang thi hành công vụ;

    Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội

    Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

    Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

    Vì động cơ đê hèn

    Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

    Làm nạn nhân tự sát.

    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
    • Luật Khiếu nại năm 2011

     

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cách viết đơn khiếu nại


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022. Các mẫu đơn khiếu nại hành chính mới nhất, mẫu đơn khiếu nại viết tay đơn giản đúng theo quy định pháp luật mới nhất 2022.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ