Gợi ý đáp án bài kiểm tra môn Lịch sử mô đun 2 THPT đầy đủ

Để bài kiểm tra cuối khoá tập huấn của mình được hoàn thiện hơn, mời các thầy cô cùng tham khảo Gợi ý đáp án bài kiểm tra môn Lịch sử Mô đun 2 THPT đầy đủ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu tổng quan về môn Lịch sử Mô đun 2 THPT:

Mô đun 2 có chủ đề "Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT môn Lịch sử" được triển khai nhằm mục đích bồi dưỡng, nâng cao năng lực lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cho giáo viên môn Lịch sử ở trung học phổ thông. Mô đun 2 được hoàn thành, giáo viên không chỉ tổ chức được hoạt động dạy học môn Lịch sử theo đúng những yêu cầu của công tác giáo dục phổ thông 2018 mà còn đáp ứng được tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Nhiệm vụ của học viên:

Trong khoá bồi dưỡng, học viên thực hiện các nhiệm vụ học tập chính như sau:

- Nhiệm vụ thứ nhất: Xem video và nghiên cứu thêm nhiều những tài liệu đọc và Infographic.

- Nhiệm vụ thứ 2: Mỗi cuối nội dung phải thực hiện bài kiểm tra.

- Nhiệm vụ thứ 3: Phản hồi và đánh giá nội dung, hình thức học tập.

3. Đáp án câu hỏi tự luận môn Lịch sử Mô đun 2 THPT:

Câu 1. Thầy/cô dựa vào các tiêu chí đánh giá nào dùng để lựa chọn, sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong một chủ đề môn Lịch sử?

Gợi ý trả lời: Các tiêu chí đánh giá dùng để lựa chọn, sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong một chủ đề môn Lịch sử là:

- Dựa vào mức độ rõ ràng của các mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức, sản phẩm cần phải đạt được trong từng nhiệm vụ học tập. 

- Dựa vào mức độ phù hợp của học liệu và thiết bị dạy học được dùng để tổ chức những hoạt động học cho học sinh. 

- Dựa vào mức độ hợp lý phương án kiểm tra, đánh giá trong việc tổ chức những hoạt động học cho học sinh. 

- Dựa vào mức độ phù hợp và hiệu quả của những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các em học sinh cùng nhau hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. 

- Dựa vào mức độ đúng đắn, phù hợp, tính chính xác của các kết quả việc học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Câu 2. Giáo viên sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong các video minh hoạ có phù hợp hay không? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Giáo viên sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong các video minh hoạ có phù hợp, bởi vì học sinh sẽ được làm việc một cách chủ động, sáng tạo, có sự hợp tác trong nhóm… 

Do giáo viên đã giao nhiệm vụ học tập cho học sinh và các em nhận nhiệm vụ một cách tích cực và thảo luận để đưa ra kết quả, sau đó các em trình bày nội dung kiến thức và làm bài, khám phá các nội dung thực tiễn.

Câu 3. Hãy phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong hoạt động dạy học khi giáo viên thực hiện trong các video minh hoạ?

Gợi ý trả lời:

- Ưu điểm: Có rất nhiều ưu điểm của việc giáo viên sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học trong các video minh hoạ, những tiết học sáng tạo các em học sinh học tập một tích cực, chủ động, cùng nhau hợp tác. Học sinh được nhận nhiệm vụ giáo viên giao và cùng nhau trao đổi khám phá tìm ra các nội dung kiến thức. Từ nội dung kiến thức mà học sinh tìm ra được sẽ làm bài tập vận dụng và sử dụng các kiến thức vào trong thực tiễn. 

- Hạn chế: Phương pháp này có hạn chế là nếu như học sinh không tự giác và nghiêm túc trong học tập thì các em sẽ rất khó tìm ra được nội dung kiến thức mới. Nếu như cơ sở vật chất không được đảm bảo, khả năng trình độ của giáo viên, thì rất khó thực hiện được phương pháp, kỹ thuật dạy học trong video minh hoạ.

4. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Mô đun 2 THPT:

4.1. Đánh giá nội dung 1:

Câu 1: Nguyên tắc dạy học nào dưới đây không phải là nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

A. Đảm bảo tính chủ động, tích cực của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập.

B. Tăng cường các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh.

C. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp.

D. Chú trọng rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu cho học sinh.

Gợi ý trả lời: D. Chú trọng rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu cho học sinh.

Câu 2: Quá trình dạy học nhằm mục đích đảm bảo cho mỗi cá nhân phát triển một cách tối đa năng lực, sở trường sao cho phù hợp với yếu tố của cá nhân, đồng thời các điều kiện theo nhu cầu, sở thích của cá nhân dựa theo từng người được đảm bảo là nguyên tắc nào trong việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

A. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp. 

B. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phân hóa. 

C. Tạo môi trường thuận lợi để học sinh chủ động tạo ra kiến thức. 

D. Tính cơ bản, cốt lõi, hiện đại của nội dung giáo dục được đảm bảo. 

Gợi ý trả lời: B. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phân hóa. 

Câu 3: Việc tổ chức số lượng nhiều hơn, chất lượng được đầu tư hơn các nhiệm vụ học tập đòi hỏi học sinh cần phải huy động, tổng hợp những kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết vấn đề là nguyên tắc nào trong việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực? 

A. Tính chủ động, tích cực của người học được đảm bảo khi tham gia vào trong quá trình học tập. 

B. Tăng cường các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh. 

C. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp. 

D. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phân hóa. 

Gợi ý trả lời: C. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp. 

Câu 4: Nội dung dạy học cần phải được chắt lọc đây là yêu của nguyên tắc nào trong việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực? 

A. Tăng cường các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh. 

B. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp. 

C. Nội dung dạy học, giáo dục cần phải được đảm bảo về tính cơ bản, thiết thực và hiện đại.

D. Tính tích cực của người học được đảm bảo khi tham gia vào quá trình học tập. 

Gợi ý trả lời: C. Nội dung dạy học, giáo dục cần phải được đảm bảo về tính cơ bản, thiết thực và hiện đại. 

Câu 5: Trong một bài học lịch sử, giáo viên đã tổ chức cho học sinh đi thăm Địa đạo Củ Chi. Việc làm này đã thể hiện nguyên tắc dạy học nào theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực? 

A. Tăng cường các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh. 

B. Tăng cường hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng tích hợp. 

C. Tính cơ bản, thiết thực, hiện đại của nội dung dạy học được đảm bảo. 

D. Kiểm tra, đánh giá dựa theo năng lực. 

Gợi ý trả lời: A. Tăng cường các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh.

Câu 6: Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống. Xu hướng hiện đại về phương pháp, KTDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực được xem là ………… những phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm mục đích phát triển phẩm chất, năng lực.

A. chiều hướng lựa chọn và sử dụng 

B. hoạt động lựa chọn và sử dụng 

C. mục đích lựa chọn và sử dụng 

D. hoàn cảnh lựa chọn và sử dụng 

Gợi ý trả lời: A. chiều hướng lựa chọn và sử dụng 

Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu cụ thể trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, KTDH theo xu hướng hiện đại? 

A. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH gắn với các phương tiện dạy học hiện đại. 

B. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH hình thành và phát triển kỹ năng thực hành; khả năng giải quyết tình huống trong thực tiễn. 

C. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH giúp cho học sinh nâng cao khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức. 

D. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH nhằm phát huy tính tích cực, độc lập trong nhận thức và tư duy sáng tạo của học sinh. 

Gợi ý trả lời: C. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH giúp cho học sinh nâng cao khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức. 

Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất? 

A. Chiều hướng lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm mục đích phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung lẫn nhau trong việc người học phát triển phẩm chất, năng lực. 

B. Giáo viên cần phải lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm mục đích phát triển phẩm chất, năng lực dựa theo chiều hướng nhất định. 

C. Để phẩm chất, năng lực người học phát triển, giáo viên không cần phải theo xu hướng hiện đại về phương pháp, KTDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 

D. Phương pháp, KTDH theo xu hướng hiện đại phát triển phẩm chất, năng lực, giáo viên bắt buộc phải sử dụng những phương pháp, KTDH mới nhất. 

Gợi ý trả lời: A. Chiều hướng lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm mục đích phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung lẫn nhau trong việc người học phát triển phẩm chất, năng lực. 

Câu 9: Phương pháp thực hành và thực nghiệm là phương pháp, KTDH theo xu hướng hiện đại phát triển phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu: 

A. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH nhằm mục đích phát huy tính chủ động, tích cực, độc lập trong nhận thức; phát triển tính tư duy sáng tạo của học sinh. 

B. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH rèn luyện phương pháp học, kỹ năng tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học được hình thành. 

C. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH gắn với các phương tiện dạy học theo xu hướng hiện đại. 

D. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH hình thành và phát triển kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề có trong thực tiễn. 

Gợi ý trả lời: D. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH hình thành và phát triển kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề có trong thực tiễn. 

Câu 10: Sơ đồ tư duy, công não dạy học dựa theo dự án phương pháp, KTDH theo xu hướng hiện đại phát triển phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chủ yếu: 

A. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập trong nhận thức và phát triển tư duy sáng tạo trong học sinh. 

B. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành các kỹ năng tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học. 

C. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH gắn với các phương tiện dạy học theo xu hướng hiện đại. 

D. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH hình thành và phát triển kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề có trong thực tiễn. 

Gợi ý trả lời: B. Lựa chọn, sử dụng những phương pháp, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành các kỹ năng tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học.

4.2. Đánh giá nội dung 2:

Câu 1. Những phương án nào dưới đây đúng khi nói về định hướng chung của việc lựa chọn, vận dụng những phương pháp, KTDH trong chương trình GDPT môn Lịch sử 2018?

A. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

B. Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo.

C. Lấy giáo viên làm trung tâm dạy học.

D. Hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt.

E. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạy học. F. Dạy học theo hướng tích hợp.

Gợi ý trả lời: Đáp án A, B, D, E, F.

Câu 2. Để các phương pháp, KTDH được vận dụng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 một cách phù hợp và hiệu quả, một trong các điều kiện tối thiểu là gì?

A. Giáo viên cần phải có đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và sách giáo khoa các lớp. 

B. Giáo viên phải hiểu biết về chương trình môn học; hiểu biết về bản chất và ưu điểm, hạn chế của các phương pháp và KTDH. 

C. Sở GD&ĐT và nhà trường cần phải chú ý đảm bảo những quyền lợi và trách nhiệm cho giáo viên, tăng lương và giảm giờ dạy học. 

D. Phụ huynh và học sinh cần phải quan tâm đến việc tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới nhằm đáp ứng việc tự học của học sinh. 

Gợi ý trả lời: B. Giáo viên phải hiểu biết về chương trình môn học; hiểu biết về bản chất và ưu điểm, hạn chế của các phương pháp và KTDH. 

Câu 3. Giáo viên cần lưu ý gì khi lựa chọn, vận dụng các phương pháp, KTDH trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018? 

A. Tăng cường sử dụng những phương pháp dạy học một cách tích cực, không sử dụng những phương pháp dạy học theo hướng truyền thống. 

B. Giáo viên cần lựa chọn những phương pháp, KTDH một cách tích cực và hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, theo cặp. 

C. Thiết kế và tổ chức các chuỗi hoạt động học tập cần hướng đến việc lấy học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội để cho học sinh bộc lộ các phẩm chất, năng lực. 

D. Cần phải tập trung phân tích nội dung dạy học để từ đó lựa chọn các phương pháp, KTDH và hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp. 

Gợi ý trả lời: C. Thiết kế và tổ chức các chuỗi hoạt động học tập cần hướng đến việc lấy học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội để cho học sinh bộc lộ các phẩm chất, năng lực. 

Câu 4. Để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giáo viên cần phải tổ chức dạy học như nào? 

A. Tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động. 

B. Yêu cầu học sinh phải tự học là chính 

C. Tập trung để đánh giá khả năng thực hành và giải quyết vấn đề của học sinh. 

D. Tăng cường phương pháp dạy học theo nhóm. 

Gợi ý trả lời: A. Tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động. 

Câu 5. Giáo viên cần lưu ý gì khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học? 

A. Thiết kế và tổ chức các chuỗi hoạt động học tập cần phải hướng đến việc lấy học sinh làm trung tâm. 

B. Cần phải căn cứ vào bối cảnh giáo dục trong thực tiễn nhà trường và trong địa phương để từ đó, lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học phù hợp. 

C. Cần phải tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học theo xu hướng hiện đại nhằm đáp ứng phát triển của khoa học Lịch sử. 

D. Đa dạng hoá các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học. 

E. Thiết kế, tổ chức những nhiệm vụ học tập từ khâu đơn giản cho đến phức hợp và độ khó tăng dần. 

Gợi ý trả lời: A, B, D, E 

Câu 6. Hãy nối tên các phương pháp dạy học đúng với bản chất của nó: 

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c 

B. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b 

C. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c 

D. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d 

Gợi ý trả lời: A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c

Câu 7. Chọn phương án thích hợp nhất điền vào chỗ trống: ….. là phương pháp dạy học mà trong đó có sự hướng dẫn của giáo viên, thông qua những hoạt động, học sinh tự tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra kiến thức mới trong nội dung của môn học.

A. Dạy học dựa theo dự án 

B. Dạy học theo hướng giải quyết vấn đề 

C. Dạy học theo thực hành 

D. Dạy học khám phá 

Gợi ý trả lời: D. Dạy học khám phá 

Câu 8. Nối đúng thứ tự các bước trong quy trình tổ chức dạy học bằng phương pháp nghiên cứu khoa học: 

A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d 

B. 1-e, 2-a, 3-b, 4-c, 5-d 

C. 1-e, 2-b, 3-a, 4-c, 5-d 

D. 1-e, 2-b, 3-a, 4-c, 5-d 

Gợi ý trả lời: A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d 

Câu 9. Để cho học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề giao tiếp, hợp tác, giáo viên cần dùng các phương pháp dạy học nào? 

A. Dạy học để giải quyết vấn đề. B. Dạy học dựa trên dự án. 

C. Dạy học theo trực quan. 

D. Dạy học theo hợp tác.

A và B

C và D

A và C

B và D 

Gợi ý trả lời: B và D 

Câu 10: Thông tin nào không phải là cơ sở chính để lựa chọn những phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học của một chủ đề? 

A. Mục tiêu dạy học của chủ đề. 

B. Đặc điểm và nội dung dạy học. 

C. Theo sở thích của giáo viên. 

D. Phương tiện và thiết bị dạy học của nhà trường. 

Gợi ý trả lời: C. Theo sở thích của giáo viên.

4.3. Đánh giá nội dung 3:

Câu 1. Lựa chọn phương án đúng gồm dãy các từ sao cho phù hợp để điền vào chỗ trống. Chiến lược dạy học là một kế hoạch (1) ......, thể hiện sự cân nhắc, lựa chọn, sắp xếp những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động dạy học, giáo dục một cách có hiệu quả dựa theo sự đánh giá về (2)....., giai đoạn định hướng thực hiện với sự chủ động, năng lực của (3)......

A. (1) tổng quát, (2) giáo viên, (3) học sinh

B. (1) bối cảnh, (2) học sinh, (3) chi tiết

C. (1) tổng quát, (2) bối cảnh, (3) giáo viên

D. (1) chi tiết, (2) giáo viên, (3) học sinh

Gợi ý trả lời: C. (1) tổng quát, (2) bối cảnh, (3) giáo viên

Câu 2. Giáo viên cần căn cứ trên cơ sở nào để lựa chọn và triển khai các chiến lược dạy học, giáo dục sao cho phù hợp? ( Có nhiều phương án đúng)

A. Dựa trên quan điểm xây dựng chương trình tổng thể, chương trình của môn học.

B. Dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh học sinh.

C. Đặc điểm của những phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học.

D. Tiềm năng và khả năng tổ chức hoạt động của học sinh.

E. Bối cảnh của giáo dục, những yếu tố có tác động đến hoạt động dạy học và giáo dục.

Gợi ý trả lời: A,C và E

Câu 3. Phương án thể hiện ý nghĩa đặc biệt của quá trình xây dựng chiến lược dạy học và giáo dục của giáo viên khi triển khai chương trình GDPT 2018?

A. Tạo cơ hội một cách tốt nhất cho học sinh, nhóm học sinh và mỗi học sinh có tự tin tham gia các kì thi đánh giá trên quy mô rộng.

B. Tạo cơ hội một cách tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và mỗi học sinh hình thành và phát triển chủ yếu các phẩm chất, năng lực cốt lõi.

C. Tạo ra không khí học tập thoải mái, vui vẻ để cả học sinh và giáo viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập trong quá trình học tập và trong hoạt động giáo dục.

D. Tạo điều kiện để cho giáo viên phát huy được sở trường khi được lựa chọn, sử dụng những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực.

Gợi ý trả lời: B. Tạo cơ hội một cách tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và mỗi học sinh hình thành và phát triển chủ yếu các phẩm chất, năng lực cốt lõi.

Câu 4. Tiêu điểm cần quan tâm để cho kế hoạch tổng quát được thực thi nhằm mục đích thực hiện được mục tiêu giáo dục đó là:

A. Mức độ phù hợp với việc lựa chọn và sử dụng những phương pháp và KTDH một cách phù hợp.

B. Mức độ học sinh đã đạt được kết quả ở trong những bài đánh giá.

C. Mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh, học sinh và giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục.

D. Mức độ đa dạng, phong phú,nội dung dạy học, đặc biệt là những nội dung gắn liền với thực tiễn.

Gợi ý trả lời: A. Mức độ phù hợp với việc lựa chọn và sử dụng những phương pháp và KTDH một cách phù hợp.

Câu 5. Phương án nào dưới đây là sự khởi đầu quan trọng nhất của quá trình xây dựng, lựa chọn chiến lược dạy học?

A. Đánh giá về bối cảnh của giáo dục.

B. Phác thảo các kịch bản sư phạm dự kiến.

C. Lựa chọn những phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học.

D. Xu hướng kiểm tra, đánh giá.

Gợi ý trả lời: A. Đánh giá về bối cảnh của giáo dục.

Câu 6. Hãy sắp xếp thứ tự những bước lựa chọn và sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp nhất.

1. Lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học chủ đề 

2. Xác định được mục tiêu dạy học chủ đề

3. Thiết kế các chuỗi hoạt động dạy học chủ đề

4. Lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học chủ đề

A. 2, 1, 4, 3

B. 2, 4, 1, 3

C. 1, 2, 4, 3

D. 1, 2, 3, 4

Gợi ý trả lời: A. 2, 1, 4, 3

Câu 7. Phương pháp dạy học nào được ưu tiên sử dụng khi triển khai yêu cầu cần đạt: Phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với văn hoá, xã hội: sự phát triển của giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp, cùng với quá trình đô thị hoá; những sự thay đổi về lối sống và văn hóa.

A. Phương pháp dạy học trực quan

B. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

C. Phương pháp dạy học hợp tác

D. Phương pháp dạy học dự án

Gợi ý trả lời: B. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Câu 8. Khi dạy nội dung về Văn minh Ai Cập có chủ đề "Một số nền văn minh thế giới trong thời kì cổ trung đại", giáo viên yêu cầu học sinh nêu được những điều mà mình đã biết và thông qua phiếu học tập muốn tìm hiểu thêm về văn minh Ai Cập. Giáo viên đã sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học nào dưới đây?

A. Phương pháp dạy học trực quan.

B. Phương pháp kỹ thuật K-W-L.

C. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

D. Phương pháp kỹ thuật mảnh ghép.

Gợi ý trả lời: B. Phương pháp kỹ thuật K-W-L.

Câu 9. Hãy nối theo thứ tự các bước quy trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của một chủ đề đã được quy định trong công văn 5555:

A. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c

B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c

C. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c

D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d

Gợi ý trả lời: A. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c

Câu 10. Hãy nối theo thứ tự các bước quy trình tổ chức hoạt động dạy học một chủ đề nhằm mục đích phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong công văn 5555:

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c 

B. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c 

C. 1-b, 2-d, 3-a, 4-d 

D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d 

Gợi ý trả lời: A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c

    5 / 5 ( 1 bình chọn )