Gợi ý đáp án bài kiểm tra môn Hóa học mô đun 2 THCS

Bài viết dưới đây của Công ty Luật Dương Gia xin gửi đến các quý thầy cô và bạn đọc Gợi ý đáp án bài kiểm tra môn Hóa học mô đun 2 trung học cơ sở. Xin mời quý thầy cô và bạn đọc đón xem. 

1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực:

Câu 1: Nối tình huống với phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình GDPT 2018 được đề cập trong tình huống.

Tình huống 1: Dù không biết làm bài nhưng Nam vẫn kiên quyết không xem bài giảng của bạn trong giờ kiểm tra một tiết môn Toán.

Phẩm chất yêu nước

Tình huống 2: Trong một buổi giao lưu với người nước ngoài, chỉ mới vào lớp 6 nhưng Nam đã có thể giao tiếp một cách tự tin bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật khiến cô giáo vô cùng bất ngờ.

Phẩm chất trách nhiệm (4)

Tình huống 3: Cô giáo bất ngờ về Hoa dù chỉ mới học 1 lần nhưng em đã soạn được một bài độc tấu piano.

Phẩm chất trung thực (1)

Tình huống 4: Hạnh đã có ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ngay từ khi còn nhỏ. 

Phẩm chất nhân ái (6)

Tình huống 5: Tại buổi lễ trao giải Hội thi Ý tưởng sáng tạo, khi biết được người đoạt giải là em học sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi với khả năng thiết kế và lập trình trò chơi trên điện thoại thì khán giả đã vô cùng bất ngờ.

Phẩm chất chăm chỉ

Tình huống 6: Tuấn rất hay kiếm chuyện với Hùng. Hôm nọ Tuấn còn cố tình làm cho Hùng té. Hùng biết nhưng vẫn khoan dung, tha thứ, chờ đợi sự thay đổi của Tuấn vì với Hùng tha thứ là cơ hội để nhận được sự yêu thương.

Năng lực ngôn ngữ (2)

 

Năng lực tin học (5)

 

Năng lực toán học 

 

Năng lực thẩm mĩ (3)

Câu 2: 

1. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

Lựa chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

(di truyền).... là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.

Vai trò của yếu tố này là…. (tiền đề) trong sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực.

2. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

Lựa chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng khiếu là…..(môi trường).

Vai trò của yếu tố này là…..(ảnh hưởng trực tiếp) trong sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.

3. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

….(giáo dục) là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.

Vai trò của yếu tố này là….(chủ đạo) trong sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.

4. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống.

Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực là….(hoạt động và giao tiếp).

Vai trò của yếu tố này…(quyết định) trong sự phát triển, hình thành phẩm chất, năng lực.

2. Tìm hiểu về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực: 

1. Chọn đáp án đúng.

Giáo viên cần bám sát vào các tiêu chí nào trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH khi thiết kế các hoạt động học cho học sinh trong kế hoạch bài dạy?

a. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

b. Mức đáp ứng rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

c. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

d. Mức độ phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương và các trường học.

e. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của HS. 

Đáp án án đúng: a, b, c, e. 

2. Chọn các đáp án đúng.

Các nguyên tắc dạy học và giáo dục nào được sử dụng trong chương trình phát triển phẩm chất, năng lực?

a. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.

b. Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của khái niệm, định luật, học thuyết khoa học.

c. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia hoạt động học tập.

d. Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ rõ ràng.

e. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.

f. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

g. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa.

h. Tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, có quan tâm đôi chút đến người vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

j. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Đáp án đúng: a, c, e, f, g, j.

3. Chọn đáp án đúng.

Các yêu cầu nào đối với GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực?

a. GV cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết.

b. GV cần đầu tư vào việc lựa chọn phương pháp, KTGD và GD phát triển PC, NL phù hợp.

c. GV cần tăng cường cung cấp kiến thức chuyên sâu cho HS. 

d. GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu.

f. GV tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập khác.

Đáp án đúng: a, b, d, e.

3. Tìm hiểu xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:

1. Chọn đáp án đúng nhất

Lựa chọn và sử dụng phương pháp học tập liên quan đến phương pháp học tập hiện đại. Xu hướng này phản ánh mối quan hệ giữa ... phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học. Giáo viên cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học, đặc biệt là... như các công cụ, ứng dụng CNTT&TT... để đạt hiệu quả dạy học tối ưu.

a. hữu nghị - một cách cẩn trọng 

b. hữu nghị - công nghệ

c. hữu cơ - hiện đại

d. hữu cơ - thông dụng

Đáp án: c

2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

a. Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực luôn định sẵn vì mỗi PP, KTDH chỉ phát triển được một PC, NL nhất định.

b. Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển phẩm chất, năng lực người học.

c. Xu hướng hiện đại về PP, KTDH được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến trong lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến hướng đến rèn luyện các kĩ năng ghi nhớ nhanh trong quá trình phát triển PC, NL người học. 

d. Xu hướng hiện đại về PP, KTDH được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến trong lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH nhằm hướng đến lựa chọn một PP, KTDH vì mỗi PP, KTDH chỉ phát triển được một PC, NL nhất định.

Đáp án: b.

4. Định hướng chung của việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong chương trình GDPT môn Hóa 2023:

1. Dữ liệu nào sau đây thể hiện định hướng chung về việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong chương trình hóa học 2023?

a. Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

b. Phát triển phẩm chất chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá.

c. Tăng cường hình thức tổ chức dạy học ở ngoài lớp và hoạt động nhóm.

d. Ưu tiên tổ chức các hoạt động học tập dựa trên thế mạnh của GV và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Đáp án: a.

2. Một trong những điều kiện cần lưu ý để vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chương trình GDPT 2023 môn Hóa học phù hợp và hiệu quả là

a. Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học có khả năng cao nhất đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chủ đề đã được quy định.

b. Chú ý đến hứng thú, năng lực của học sinh và ưu tiên triển khai các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại.

c. Học sinh cần có năng lực tốt mới có thể tổ chức hoạt động dạy học có vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

d. Các tối ưu hóa việc sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại để đáp ứng việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực người học.

Đáp án: a. 

3. Mục tiêu lớn nhất của việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chương trình môn Hóa học 2023 là

a. Để học sinh hiểu và nắm vững tất cả các kiến thức cần dạy.

b. Để học sinh nắm được tất cả các kiến thức được dạy và giải được nhiều dạng bài tập.

c. Để giúp giáo viên vận dụng kiến thức hóa học một cách sinh động và truyền tải tối đa nội dung kiến thức môn học.

d. Nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực chung và năng lực đặc thù ở học sinh.

Đáp án:

d. 

5. Trắc nghiệm đúng sai:

1. Chỉ nên sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực khi nhà trường học đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất.

a.Đúng 

b.Sai

Đáp án: b

2. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép kích thích sự tham gia tích cực của HS và nâng cao vai trò cá nhân trong chương trình hợp tác. 

a.Đúng

b.Sai

Đáp án: a

    5 / 5 ( 1 bình chọn )