Giới thiệu, cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn chọn lọc hay nhất

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những tác phẩm nổi tiếng thuộc tập truyện truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Đề văn này khá hay gặp với các bạn học sinh lớp 10.

1. Nhân vật Ngô Tử Văn:

Ngô Tử Văn là nhân vật chính trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Đây là một người cương nghị, chính trực và có những đức tính đẹp. Vì không thể chịu được sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc nên Ngô Tử Văn đã chuẩn bị tắm gội sạch sẽ và đi đốt chùa. Và câu chuyện là quá trình Ngô Tử Văn đấu tranh với quá trình sau khi đốt đền và những câu chuyện xung quanh nhân cách của một người gác đền.

2. Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn chi tiết nhất:

2.1. Mở bài: 

Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm

2.2. Thân bài:

Giới thiệu chung:

Truyện được viết theo thể loại truyền kì (truyện kì ảo, hoang đường truyền lại). Thể loại này có nguồn gốc từ TQ, du nhập vào VN và phát triển mạnh TK XV- XVI. Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao.

 Khái quát về nhân vật: Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm của truyện

Phân tích:

a. Cách giới thiệu nhân vật

- Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn.

- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. => từ ngữ mang tính khẳng định.

=> Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian, gây sự chú ý của người đọc.

b. Ngô Tử Văn – người đốt đền tà

- Nguyên nhân đốt đền: đền Tà là nơi thờ một người anh hùng tên Bách hộ họ Thôi, đây được coi là một người có công với nước tuy nhiên thực tế theo Ngô Tử Văn đây lại là một tên tướng bại trận và cướp nước, vì thế hắn không xứng đáng để thờ và Ngô Tử Văn đã có ý định đi đốt ngôi đền thờ hắn. 

+ Chuẩn bị: tắm gội, khấn trời-> thái độ tôn kính, nghiêm túc

+ Hành động: Ngô Tử Văn vung tay, dứt khoát châm lửa đốt đền mặc cho mọi người soi mói, lắc đầu lè lưỡi.

+ Hậu quả: khó lòng tránh khỏi tai vạ, bị chết, xuống âm ti gặp Diêm vương.

=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. Có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Sự kiện xảy ra sau khi đốt đền:

+ Tử Văn thấy “ khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”.

+ Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền.

+ Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

=> Thổ công giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.

- Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc..

+ Tướng giặc: Trách mắng . Đòi trả đền Đe doạ

+ Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

-> Thái độ điềm nhiên không sợ trước những lời đe dọa của hung thần. - Cuộc gặp gỡ với Thổ Công bị hại.

=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.

- Cuộc gặp gỡ giữa con người và hồn ma, con người và thần thánh, thế giới thực - ảo.

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo

-> Làm cho câu chuyện truyền kì thêm hấp dẫn.

c. Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống Minh Ti

- Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. ­

- Quang cảnh dưới âm phủ: 

- Nhiều yếu tố kỳ ảo được sử dụng để làm nổi bật cõi âm. 

- Ngô Tử Văn: gan dạ, khảng khái, quyết liệt kêu oan. 

* Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ.

- Nguyên nhân: Do hồn ma viên Bách hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt đền. -> bản chất là tên tướng gian tà ( sống cướp nước, chết cướp đền).

Diễn biến:

Chặng 1:  Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương 

- Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn 

- Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

Chặng 2:

- Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

- Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. 

- Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. 

Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

d. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự.

- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.

- Ý nghĩa:

+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.

+ Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

e. Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.

- Thể hiện niềm tin của nhân dân vào vị quan phán sự thanh liêm, giúp đỡ nhân dân 

- Lời bình của tác giác ở cuối câu chuyện đã càng vạch rõ bản chất của hồn ma tướng giặc họ Thôi. 

Bài học :

Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà.

Đánh giá chung:

 Nội dung: tác phẩm đã đề cao tinh thần cương trực, dám làm của Ngô Tử Văn.

Nghệ thuật: 

 - Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

- Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic.

- Cách dẫn chuyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

- Nhân vật được xây dựng sắc nét.

2.3. Kế bài: 

Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật

3. Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn có chọn lọc hay nhất:

Nguyễn Dữ là một tác giả thuộc thời kỳ thế kỷ XV - XVI, ông được biết đến từ những tác phẩm thoại thể loại truyền kỳ, trong đó nổi bật lên là tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" - tác phẩm nửa đầu thế kỷ XVI, đã làm nên tiếng vang của Nguyễn Dữ. Và "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một đoạn trích thuôc tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục", chuyện xoay quanh câu chuyện đốt đền của nhân vật chính Ngô Tử Văn. 

Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giúp người đọc bước đầu tìm hiểu về những thông tin cơ bản của nhân vật Ngô Tử Văn. Cách giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp nhưng đầy đủ thông tin. Ngô Tử Văn tên khai sinh là Soạn, nguyên quán ở huyện Yên Dũng, Lạng Giang. Về tính cách, đây là một chàng trai chính trực, khảng khái nhưng cũng nóng nảy. 

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" kể về nhân vật Ngô Tử Văn với hành động đốt đền để giúp dân. Ngôi đền được dân làng đồn nhau rằng rất linh thiêng, linh ứng. Ngôi đền này được lập cuối đời nhà Hồ, sau khi quân Ngô sang cưới nước và một tên Bách hộ họ Thôi đã tham gia chiến trường và tử trận ở gần đến vì thế ngôi đền được xây dựng để thờ tên tướng giặc này. Nhưng thực chất đây là tên tướng giặc tàn nát, và cướp nước và từ khi được thờ trong đền, hắn đã làm yêu làm quái với người dân. Nhìn nhận được bản chất của sự việc, Ngô Tử Văn đã tức giận và lên ý định đốt đền. Ông chuẩn bị cẩn thận, tắm gội sạch sẽ và khấn trời trước khi đốt đền. Đến đền dù người dẫn ngăn cản, lắc đầu lè lưỡi nhưng Ngô Tử Văn vẫn nhất quyết, vung tay châm lửa đốt đền. Hành động này đã thể hiện một tinh thần khẳng khái, cương trực của Tử Văn. Từng chi tiết, khấn trời cho thấy Ngô Tử Văn rất tôn trọng thần linh và sau đốt đền ông cũng chẳng cần gì vì đã diệt trừ một hồn ma mang họa cho dân. 

Với tính cách dám làm, cương trực và hành động liều lĩnh của mình sau khi đốt đền xong dù bị hồn ma tên Bách hộ họ Thôi đòi trả đền Ngô Tử Văn vẫn ngồi ngất ngưởng. Ngô Tử Văn có sự tin tưởng vào chính mình, sau đó có sự xuất hiện của một ông già áo vải mũ đen khiến Ngô Tử Văn bất ngờ. Sau khi nghe Thổ công kể chi tiết sự tình về câu chuyện của tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi thì Ngô Tử Văn còn muốn kiện cả Diêm Vương. Tất cả đã chứng minh cho niềm tin của Ngô Tử Văn vào công lý và chính nghĩa. 

Dù đã vào hoàn cảnh phải đối diện với Diêm Vương, với tính cách cương trực của mình, Ngô Tử Văn cũng không hề sợ khi tham gia vụ kiện dưới âm phủ ấy. Bước vào vụ kiện, tên tướng giặc họ Thôi đã giả mạo làm nên lớp mặt hoàn toàn mới của một vị thần, hắn vẫn có thể tồn tại do được các vị thần ở các miếu đền gần đó bao che. Lúc đó, hồn ma kiện Ngô Tử Văn ở Minh Ti đã làm Diêm Vương hiểu lầm và quát mắng Tử Văn, bênh vực hắn ta. Tuy vậy nhưng Ngô Tử Văn vẫn không hề sợ hãi mà thẳng thắn minh oan cho bản thân. Đến lần hai, hồn ma của tên tướng giặc đã đổi giọng đổi sang vẻ mặt chính nghĩa, lúc này Diêm Vương đã khôn ngoan hơn khi sai người đến đền Tản viên để kiểm tra sự thật. Ngô Tử Văn đã biết tận dụng cơ hội, yêu cầu đích thân Diêm Vương đến đền xác minh. Sau tất cả, công lý, chính nghĩa đã đánh bại cái ác. Hồn ma của tên tướng giặc hộ Thôi bị nhốt vào ngực Cửu U Diêm Vương và Diêm Vương cũng ban thưởng cho Ngô Tử Văn.  Chính hành động chính nghĩa của mình đã giúp Tử Văn được tôn trọng và nhận được chức phán sự đền Tản Viên. Có lẽ chức vụ này đã chọn đúng người vì phán sự yêu cầu một người chính trực. 

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" đã thành công trong việc xây dựng một nhân vật chính nghĩa chứa các yếu tố nghệ thuật tương phản đặc sắc. Thông qua hình tượng này Nguyễn Dữ đã tôn lên tinh thần, tích cách chính nghĩa của nhân vật qua đó, tôn trọng cái tốt, chống lại cái ác. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )