Giao dịch nội gián là gì? Hình phạt của giao dịch nội gián và ví dụ

Tìm hiểu về giao dịch nội gián? Giới hạn giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán?

Giao dịch nội gián tuy đã bị nghiêm cấm những hiện tại nó vẫn được tồn tại trong thế giới giao dịch chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu. Giao dịch nội gián thực chất là các giao dịch về chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu của các chủ thể là người người nắm được thông tin nội bộ công ty mà các nhà đầu tư khác không biết và được hưởng lợi từ giao dịch cụ thể này. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về giao dịch nội gián:

Ta hiểu về giao dịch nội gián như sau:

Định nghĩa về giao dịch nội gián nằm ở cốt lõi của pháp luật hiện hành đó là mua hoặc bán một chứng khoán vi phạm nghĩa vụ ủy thác hoặc mối quan hệ tin cậy và niềm tin khác, trên cơ sở thông tin quan trọng, không công khai về chứng khoán đó. Chúng ta hãy chia nhỏ tất cả các định nghĩa pháp lý này thành các phần dễ hiểu.

Đầu tiên, ta đi tìm hiểu vềngười trong mối quan hệ tin cậy  hay có thể gọi là người trong cuộc (Insider). Một người được mệnh danh là người trong cuộc nếu mối quan hệ của các chủ thể đó với một doanh nghiệp khiến chủ thể đó sẽ được tiết lộ thông tin chưa được tiết lộ cho công chúng.

Thông tin nội bộ được coi là quan trọng nếu đó là loại thông tin nội bộ đó có thể và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của một công ty. Ví dụ bao gồm một vụ sáp nhập đang chờ xử lý, một khoản đầu tư lớn, một báo cáo thu nhập gây bất ngờ, một thông báo về hợp đồng chính phủ,...

Chủ thể là người trong cuộc có trách nhiệm ủy thác đối với công ty và cổ đông của họ. Ủy thác cụ thể nghĩa là nghĩa vụ trung thành hoặc nghĩa vụ chăm sóc. Do đó, việc người trong cuộc sử dụng thông tin quan trọng cho lợi ích cá nhân của họ khiến họ có xung đột lợi ích trực tiếp với những người mà họ có nghĩa vụ.

Ta nhận thấy, giao dịch nội gián thực chất chính là việc mua hoặc bán chứng khoán bởi một người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố về loại chứng khoán đó. Hay chúng ta cũng có thể nói giao dịch nội gián là hành vi của chủ thể là nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mục đích để mua hay bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để nhằm mục đích hưởng lợi. Cụ thể về các khoản giao dịch như sau:

- Sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua - bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba.

- Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua -  bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ

Nói một cách đơn giản thì ta hiểu giao dịch nội gián chính là việc mua hoặc bán chứng khoán của một công ty đại chúng bởi một người có thông tin bí mật, quan trọng về cổ phiếu đó. Giao dịch nội gián có thể là bất hợp pháp hoặc hợp pháp tùy thuộc vào thời điểm mà chủ thể là người trong cuộc thực hiện giao dịch.

Việc mua bán nội bộ có thể bị coi là phạm pháp hay không cũng sẽ phụ thuộc vào thời gian mà hành động này được thực hiện. Cụ thể:

- Việc mua bán nội bộ sẽ là phạm pháp nếu các thông tin, tài liệu vẫn chưa được công bố ra ngoài vì như vậy sẽ không công bằng đối với các chủ thể là những nhà đầu tư khác không nắm được các thông tin này. Những chủ thể là người thực hiện mua bán nội bộ thường sẽ phải trả tiền để có thể từ đó mua lại bất kì thông tin nào còn chưa được công bố. Giám đốc không phải là người duy nhất có khả năng thực hiện hành vi này; những người như là người môi giới chứng khoán, thậm chí là các thành viên trong gia đình của giám đốc hay môi giới cũng có thể thực hiện được hoạt động giao dịch nội gián.

- Mua bán nội bộ sẽ là hợp pháp nếu như các thông tin nội bộ đã được công bố ra ngoài. Vào thời điểm đó thì những người mua bán nội bộ sẽ không có lợi thế trực tiếp so với các nhà đầu tư khác. Uỷ ban chứng khoán hiện nay vẫn thường yêu cầu tất cả các nhân viên trong một công ty báo cáo về các giao dịch của họ. Vì các nhân viên làm việc trong công ty có thể có những hiểu biết, thông tin về tình hình hoạt động công ty của họ nên sẽ là khôn ngoan nếu các chủ thể là những nhà đầu tư xem xét các bản báo cáo trên để có thể xem xét liệu rằng các nhân viên nội bộ trong công ty có mua bán chứng khoán một cách hợp pháp hay không.

Giao dịch nội gián trong tiếng Anh là gì? Giao dịch nội gián trong tiếng Anh là Insider Trading.

Các quy định về xử lí vi phạm giao dịch nội gián ở Việt Nam:

- Theo quy định tại Luật Giao dịch chứng khoán thì:

"Người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán chứng khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".

Theo đó, ta nhận thấy, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán thì chịu mức phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng và bị tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.

- Theo Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nội dung sau đây:

" Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quĩ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm"

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định pháp luật, đối với hành vi giao dịch nội gián có thể sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

2. Giới hạn giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán:

Giới hạn giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán:

Tuy Nhà nước ta đã ban hành luật và ghi rõ chế tài xử phạt đối với những giao dịch nội gián. Tuy nhiên hiện nay trên thực tế vẫn còn xảy ra rất nhiều trường hợp liên quan đến giao dịch nội gián. Ủy ban chứng khoán là tổ chức có thẩm quyền theo dõi toàn thể thị trường chứng khoán cũng như đưa ra hình thức xử phạt các giao dịch nội gián.

Trên thực tế những giao dịch chui vẫn còn diễn ra mặc do Ủy ban chứng khoán đã tổ chức theo dõi cũng như ra những quyết định xử phạt nghiêm minh.

Ngoài ra vẫn còn rất thiếu những biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn những giao dịch nội gián có thể xảy ra. Khiến cho thị trường diễn ra không được công bằng, thiếu sự trọng sạch, từ đó các nhà đầu tư mất rất nhiều niềm tin.

Thời gian thực hiện việc điều tra và đưa ra quyết định xử phạt mất từ 1 đến 2 năm. Một khoảng thời gian quá dài đủ để cho các đối tượng thực hiện giao dịch nội gián có thể luồn lách tội trạng của mình.

Nói như vậy trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì giao dịch nội gián là hoàn toàn bị phản đối và trái với pháp luật. Một mặt ảnh hưởng đến sự phân khúc thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt khác tạo ra những cản trở, thiếu công bằng cho các chủ thể là những nhà đầu tư.

Thao túng thị trường chứng khoán:

Khi các chủ thể đã nắm trong tay số lượng cổ phiếu hay trái phiếu lớn thì các chủ thể là những nhà đầu tư có thể xoay vòng số tài sản của mình hay nói cách khác là thao túng thị trường chứng khoán.

Thao túng thị trường chứng khoán tạo ra giao dịch vòng tròn, cụ thể có thể hiểu là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa những người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cảm giác loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua - bán trên thị trường chứng khoán. Giao dịch để có thể tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường (không tăng, không giảm). Giao dịch để nhằm mục đích từ đó tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

Có rất nhiều công ty và các chủ thể là những nhà đầu tư luôn tìm cách để có thể mua những bí mật từ những đối thủ để từ đó biến họ thành những bù nhìn, thực hiện hành vi thao túng thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường khi không thể tạo ra những giao dịch đem lại giá trị thực cho các chủ thể là những nhà đầu tư.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )