Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Các sàn giao dịch hàng hóa?

Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Một số vấn đề về giao dịch hàng hóa phái sinh? Tìm hiểu về hàng hóa phái sinh? Các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam và thế giới?

Giao dịch phái sinh hàng hóa được biết đến chính là 1 kênh đầu tư mới được Bộ Công Thương cấp phép vào năm 2018. Hiện nay, kênh giao dịch phái sinh hàng hóa này rất được ưa chuộng bởi các đối tượng là những nhà đầu tư vì đây là một kênh đầy tiềm năng về mặt lợi nhuận. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giao dịch hàng hóa phái sinh là gì cũng như các sàn giao dịch hàng hóa?

1. Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?

Đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới trong vài năm trở lại đây. Đầu tư hàng hóa phái sinh là một trong những danh mục đầu tư được các đối tượng là những nhà đầu tư lựa chọn giúp đa dạng danh mục đầu tư.

Với nhiều bất ổn về dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế,... những nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn một kênh đầu tư mới hoàn toàn tiện lợi và chuyên nghiệp đó là gia dịch hàng hóa.

Giao dịch hàng hóa phái sinh được biết đến là hình thức giao dịch trong đó khách hàng thực hiện việc mua hay bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,... được Sở giao dịch hàng hóa quy định cụ thể.

Giao dịch hàng hóa phái sinh trong tiếng Anh là: Commodity derivatives trading.

2. Một số vấn đề về giao dịch hàng hóa phái sinh:

Phương tiện quản lý rủi ro phái sinh hàng hoá:

Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp các đối tượng là những nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến việc biến động giá của tài sản.

Ví dụ cụ thể như: Nếu nông dân nghĩ rằng chi phí của lúa mì sẽ giảm do thời điểm thu hoạch sẽ thu hoạch, người nông dân đó sẽ bán một hợp đồng tương lai trong lúa mì. Điều này cũng có nghĩa là người ta có thể lựa chọn, một giao dịch bằng cách bán một hợp đồng kỳ hạn trước và sau đó, để lại bằng cách mua nó. Nông dân cũng sẽ cần phải phòng ngừa rủi ro giảm giá cây trồng trong khi các hãng hàng không cần phải phòng ngừa nguy cơ tăng chi phí nhiên liệu. Mặt khác, các nhà máy xay xát cần phải phòng ngừa giá cây trồng tăng vì đây là những mặt hàng đầu vào chính của họ.

Tăng tính hiệu quả thị trường phái sinh hàng hoá:

Khác với chứng khoán, khi các đối tượng là những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để từ đó sẽ có thể giao dịch được hợp đồng tương lai, như vậy số lượng người có thể tham ra giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng sẽ có độ chính xác hơn.

Lợi ích của giao dịch hàng hóa phái sinh:

- Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò giúp tạo cơ chế xác lập giá:

Xác lập giá được biết đênlà hành động xác định giá chung cho một tài sản. Nó xảy ra mỗi khi người bán và người mua tương tác trong một trao đổi có quy định.

Ví dụ cụ thể như: một nhà giao dịch tại Châu Âu giao dịch hợp đồng tương lai của Ngô  và một thương nhân ÚC giao dịch cùng 1 hợp đồng sẽ thấy giá dầu giống nhau và yêu cầu báo giá trên sàn giao dịch của họ cùng một lúc, có nghĩa là giao dịch này là minh bạch.

- Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò là phương tiện quản lý rủi ro phái sinh hàng hóa:

Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.

Ví dụ: Nếu nông dân nghĩ rằng chi phí của lúa mì sẽ giảm do thời điểm thu hoạch sẽ thu hoạch, ông sẽ bán một hợp đồng tương lai lúa mì. ĐIều này có nghĩa là người ta có thể  lựa chọn, một giao dịch bằng cách bán hợp đồng kỳ hạn trước và sau đó, để lại bằng cách mua nó. Nông dân cần phải phòng ngừa rủi ro giảm giá cây trồng trong khi các hãng hàng không cần phải phòng ngừa nguy cơ tăng chi phí nguyên liệu. Mặc khác, các nhà máy xay lúa cần phải phòng ngừa giá cây trồng tăng vì đây là những mặt hàng đầu vào chính của họ.

- Giao dịch hàng hóa phái sinh có vai trò giúp tăng tính hiệu quả của thị trường hàng hóa phái sinh:

Khác với chứng khoán, khi các đối tượng là những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để có thể giao dịch được HĐTL, như vậy số lượng người có thể tham gia giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng chính xác hơn.

3. Tìm hiểu về hàng hóa phái sinh:

Đối tượng giao dịch hàng hóa:

Hàng hóa phái sinh bao gồm các tài nguyên nhiên nhiên như đậu tương, cà phê, dầu mỏ, lúa mì, khí đốt dầu mỏ, ngô,... Hàng hóa phái sinh trên thực tế cũng sẽ được giao dịch qua các hợp đồng kỳ hạn trên toàn thế giới bởi người sản xuất và người mua. Khi một hợp đông kỳ hạn hết hạn, những nhà giao dịch này sẽ giao dịch các hàng hóa thực tế. Loại hình thứ hai tham gia vào thị trường hàng hóa là những đối tượng nhà đầu cơ, tức là các chủ thể là những nhà giao dịch hàng hóa trong một thời gian ngắn nhằm mục đích có thể từ đó kiếm một khoản lợi nhận nhanh chóng.

Lý do nên giao dịch hàng hóa phái sinh:

Dù các đối tượng có phải là một nhà giao dịch hay không thì giá các sản phẩm cụ thể như ngô, lúa mì, xăng, dầu thô,.... sẽ tác động đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Trong quá khứ, chỉ có những nhà đầu tư có nhiều vốn cũng như trình độ chuyên môn và thời gian mới có thể tham gia vào thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh này. Nhưng đến hôm nay, công nghệ thông tin phát triển nên việc tiếp cận với thị trường hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn, mở ra với những đối tượng là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, cho phép các nhà giao dịch trực tuyến tận dụng tối đa các biến động ngắn hạn của thị trường để từ đó có thể tìm kiếm lợi nhuận.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa:

Không giống như các thị trường đầu tư khác, ví dụ cụ thể như ngoại hối, nơi mà giá trị của một đồng tiền có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu suất của khu vực kinh tế sử dụng nó. Thị trường hàng hóa phái sinh này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi cung cầu. Đây là những điều các chủ thể cần biết để theo dõi các yếu tố quan trọng quyết định đến cung và cầu trong thị trường hàng hóa này.

- Thiên tai:

Thiên tai được đánh giá chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất để thị trường hàng hóa này, vì một tác động nhỏ của thời tiết như bão, hạn hán, ngập lục,... cũng có thể làm mất mùa và tác động đến sản phẩm gây biến động mạnh trên thị trường hàng hóa.

- Các sự kiện chính trị:

Các lực lượng địa chính trị có tác động trực đến ngành hàng hóa, và tác động này có thể được coi là rủi ro và cũng là cơ hội. Ngoại quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm gia tăng đáng kể biến động trên thị trường hàng hóa.

- Giá trị của đồng bạc xanh:

Vì hàng hóa được định giá bằng đồng Dollar Mỹ, nên các biến động ảnh hưởng đến đồng USD cũng sẽ có tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa cụ thể như dầu mỏ, khí đốt, nông sản, cà phê,....

4. Các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam và thế giới:

Đối với các chủ thể là những nhà đầu tư, việc chọn nơi để thực hiện việc giao dịch là phải sinh uy tín.Trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch hàng hóa lớn đang hoạt động từ châu Âu, châu Á cho đến châu Mỹ. Trong đó có thể kể tên các sàn tiêu biểu như:

- Sàn CBOT – The Chicago Board of Trade được thành lập từ năm 1848 chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản như: ngô, đậu tương, lúa mỳ. Sàn được đặt tại Chicago – Mỹ.

- Sàn NYMEX –  Newyork Mercantile Exchange đây là sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn thứ 2 trên thế giới của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange.

- Sàn ICE – Intercontinental Exchange được thành lập từ tháng 5 năm 2000 tại Atlanta. Sàn ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử và liên kết trực tiếp với các cá nhân, công ty muốn kinh doanh dầu, khí đốt, nhiên liệu máy bay, khí gas…

- Sàn TOCOM – Tokyo Commodity Exchange chuyên niêm yết các sản phẩm như cao su, vàng, bạc và bạch kim…

Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một vài sàn giao dịch hàng hóa phái sinh được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động. Trong đó chúng ta sẽ có thể kể đến sàn giao dịch hàng hóa của Công ty Cổ phần Giao Dịch Hàng Hóa Gia Cát Lợi. Đây chính là một trong những thành viên chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )