Giải quyết tai nạn giao thông khi không có lỗi. Tôi va chạm với người đi bộ nhưng tôi không có lỗi, họ yêu cầu tôi bồi thường đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi công ty Luật Dương Gia,Tôi là Đô, có 01 thắc mắc muốn hỏi như sau: Tối hôm 29/01/2016 khoảng 21g30 tôi có chạy ngang khu công nghiệp(KCN) Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang (hướng từ Cần Thơ về Sóc Trăng trên quốc lộ 1A).Trước cổng KCN là nơi người đi bộ qua đường và không có giải phân cách giữa đường. Tôi chạy ngang khu công nghiệp khoảng 30m (tốc độ hiện tại khoảng từ 40-50km/h) thì va chạm phải với 1 người đi bộ từ phía trong đường băng ra giữa đường (chi tiết hình ảnh đính kém sau khi CSGT đã xử lý, người này trong tình trạng say rượu) tại nơi va chạm là tuyến đường 2 chiều có 3 len tôi chạy len thứ 2 từ trong ra (vị trí va chạm nằm giữa len thứ 02) và có giải phân cách giữa đường. Sau khi va chạm thì tôi có đưa người bị nạn vào phía bên trong lề đường đồng thời hỏi han về tình trạng sức khỏe thì người ngày nói đau ngay lưng đồng thời tôi gọi điện cho xe cấp cứu lại để đưa người bị nạn vào bệnh viện để đều trị liền, trong quá trình đợi xe cấp cứu thì người tôi tiếp tục hỏi anh có sao không thì người thành niên này nói không sao (tên Thạch Sa Ri sinh 1991) sau đó thì người đi đường liền gọi giao thông lại để xử lý hiện trường.Tiếp theo đó thì tôi và người bị nạn và 1 anh công an lên xe cấp cứu để vào bệnh viện, sau khi vào bệnh viện thì Bác sĩ kết luận tôi và nam thanh niên không sao chỉ trầy ngoài da. Đồng thời tôi hỏi bác sĩ xác định là nam thanh niên không sao và tôi liên hệ để thanh toán tiền viện phí của cả 02 người sau đó tôi đi về. Người nhà nạn nhân đang gây khó dễ cho tôi về bồi thường mặc dù chưa xác định ai đúng ai sai, trong khi đó tôi cũng đã trả tiền viện phí rồi.Tôi đang rất hoang mang về trường hợp của mình và muốn nhờ công ty tư vấn về trường hợp của tôi, là tôi có vi phạm luật giao thông hay không? Vì tôi biết theo quy định nếu tôi không vi phạm luật giao thông thì cảnh sát giao thông phải trả lại phương tiện cho tôi liền, hoặc nếu có tạm giữ phương tiện gì thì phải có xác nhận hoặc biên bản (nhưng tôi chưa tưng thấy biên bản nào và chưa hề ký bất kỳ giấy tờ nào) và tôi nên làm gì trong tình huống này để có thể lấy phương tiện ra được sớm nhất (tôi cũng được biết là CSGT chỉ có quyền giữ phương tiện của tôi tối đa là 7 ngày, tôi muốn lấy xe sớm để đi làm). Mong công ty giải đáp!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên bạn phải có biên bản kết luận về vụ tai nạn giao thông giữa bạn và người đi bộ, xác định lỗi thuộc về ai? Mức độ thiệt hại như thế nào? Từ những căn cứ này mới có thể giải quyết cụ thể được vấn đề mà bên bạn đang gặp phải.
Thứ nhất: Bạn có trách nhiệm đưa người bị nạn vào bệnh viện, thanh toán viện phí
Thứ hai: Bạn khẳng định bàn đi theo đúng làn đi của xe gắn máy (làn 2) bạn cần phải có căn cứ xác định lỗi của người đi bộ có không?
Thứ ba: Biên bản làm viêc với cảnh sát giao thông
Nếu như bên bạn không có căn cứ nêu trên bạn sẽ phải
“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Về vấn đề tạm giữ phương tiện của bạn phải thực hiện theo thủ tục quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông trực tuyến miễn phí
“Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
>>> Luật sư
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến”.
Trong trường hợp của bạn, hướng giải quyết tốt nhất là bạn lên làm việc trực tiếp với bên công an để xác định lỗi, sau đó tiến hành thỏa thuận với bên người đi bộ về mức hỗ trợ nếu như xác định bên bạn không có lỗi.
Xem thêm: Giải quyết tại nạn giao thông