Giai đoạn hưng thịnh trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm và lưu ý.

Giai đoạn hưng thịnh trong chu kì kinh tế là gì? Giai đoạn hưng thịnh được hiểu trong tiếng Anh là Expansion. Đặc điểm? Lưu ý?

Chu kỳ kinh tế là sự lặp lại vòng tuần hoàn với các đặc điểm đặc trưng của kinh tế. Trong chu kỳ, diễn ra các giai đoạn khác nhau phản ánh hiệu quả trong hoạt động kinh tế. Với giai đoạn tạo ra nhiều giá trị nhất cho hoạt động kinh tế được gọi là Giai đoạn hưng thịnh trong chu kỳ kinh tế. Với các giá trị có thể được xem xét trên giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sự đáp ứng đối với các nhu cầu khác của ngành.

1. Giai đoạn hưng thịnh trong chu kì kinh tế là gì?

Giai đoạn hưng thịnh được hiểu trong tiếng Anh là Expansion. Khái niệm. Giai đoạn hưng thịnh là một giai đoạn trong chu kì kinh doanh. Thể hiện qua GDP thực tế tăng trưởng trong hai quý liên tiếp trở lên. Nó thể hiện qua sự phục hồi mạnh mẽ và chuyển dần sang phát triển và tăng trưởng nhanh. Giai đoạn này được thể hiện qua quá trình chuyển từ giai đoạn đáy lên đỉnh. Giai đoạn hưng thịnh liên quan đến sự phục hồi kinh tế. Khi có các bước thay đổi trong cách thức, kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Với các chiến lược đúng đắn và kịp thời giúp doanh nghiệp thoát khỏi giai đoạn chạm đáy. Nền kinh tế luôn có xu hướng tăng trưởng đi lên. Do đó mà các hoạt động kinh tế diễn ra đến một giới hạn nhất định sẽ không còn phù hợp và phải thực hiện các thay đổi. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động lâu dài sẽ phải trải qua tất cả các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Giai đoạn hưng thịnh diễn ra khi các thuận lợi trong kinh tế giúp hoạt động doanh nghiệp có các bước tăng trưởng. Do đó, nó thường đi kèm với sự gia tăng về việc làm, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường vốn. Đây là các yếu tố tác động trực tiếp và tạo ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Giai đoạn hưng thịnh gắn với gia tăng việc làm, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường vốn. Hoạt động sản xuất và kinh doanh đặt nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng nên hàng đầu. Điều này giúp doanh nghiệp lấy lại niềm tin và nhu cầu của khách hàng. Hoặc khi các điều kiện tự nhiên và xã hội đều tác động và ủng hộ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các đơn hàng được sản xuất nhiều hơn, được bán ra thị trường nhiều hơn. Từ đó mà yếu tố việc làm có xu hướng chuyển dịch tích cực. Việc làm nhiều kéo theo các nhu cầu về lực lượng lao động. Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh trong giai đoạn chạm đáy thể hiện tài chính doanh nghiệp đang chịu sức nặng nhất định. Để thực hiện phục hồi sản xuất và hoạt động kinh doanh. Đặt ra các nhu cầu về hoạt động vay vốn hay bán tài sản cố định, cũng như tham gia các khoản bảo hiểm rủi ro,... Có nhiều cách thức cho doanh nghiệp lựa chọn để huy động vốn. Do đó mà một đặc trưng khác là giai đoạn hưng thịnh cũng gắn liền với thị trường vốn.

2. Đặc điểm:

Là một giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Sự tăng giảm trong tăng trưởng kinh tế diễn ra như một vòng tuần hoàn. Do nhu cầu ngày càng thay đổi đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời cũng như đổi mới từ các doanh nghiệp. Nền kinh tế luôn có xu hướng tăng trưởng. Giai đoạn suy thoái trong chu kỳ này được xem là sự suy yếu của chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên nếu xem xét với các chu kỳ trước đó thì nó vẫn tạo ra nhiều giá trị hơn. Nền kinh tế sẽ đi theo chu kì vòng tròn và tiếp tục lặp lại theo thời gian. Giai đoạn hưng thịnh là sự tiếp nối của giai đoạn chạm đáy. Sau giai đoạn này, là sự chuyển giao sang suy thoái. Khi những chiến lược và hoạt động kinh doanh đã không còn phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Không đáp ứng được các giá trị của hoạt động kinh tế. Giai đoạn này ổn định đối với các công ty có tài chính lớn, có chiến lược phù hợp và linh hoạt. Luôn luôn có những phân tích đánh giá và giải pháp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Giai đoạn hưng thịnh với doanh nghiệp trung bình sẽ kéo dài khoảng 04 đến 05 năm. Cung cấp dữ liệu hoạch định các chính sách trong tương lai. Các nhà kinh tế, hoạch định chính sách và nhà đầu tư nghiên cứu rất kĩ chu kì kinh doanh. Nghiên cứu về giai đoạn hưng thịnh giai đoạn suy thoái kinh tế trong quá khứ có thể giúp dự báo xu hướng tiềm năng trong tương lai và xác định được các cơ hội đầu tư. Giai đoạn hưng thinh được xem là một giai đoạn trong chu kì kinh doanh. Với sự liên hệ với các giai đoạn khác được thể hiện: - Giai đoạn hưng thịnh (Expansion): Nền kinh tế tăng trưởng trở lại từ mốc chạm đáy. Đang thoát khỏi suy thoái. Với các biểu hiện trong tăng trưởng kinh tế giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn. Người tiêu dùng bắt đầu có nhu cầu trở lại với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Có những biểu hiện cụ thể trong các yếu tố: GDP tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng. Nhu cầu lao động và việc làm tăng; thị trường vốn hoạt động tốt. Ngoài ra trong chu kỳ kinh tế còn diễn ra các giai đoạn khác là kết quả và phản ánh hoạt động kinh tế. Đó là: - Giai đoạn chạm đỉnh là mức độ thể hiện giá trị lớn nhất của giai đoạn hưng thịnh. Chi phí hàng hóa tăng vọt đến giới hạn cao nhất và các chỉ số kinh tế đột nhiên ngừng tăng trưởng. - Giai đoạn suy thoái: Chi phí hàng hóa có dấu hiệu giảm để đáp ứng trở lại nhu cầu của thị trường. Tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy yếu. Các công ty ngừng tuyển dụng, thực hiện sa thải nhân viên để giảm chi phí. - Giai đoạn chạm đáy: Vượt qua được khó khăn và vực dậy thành công, nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại và chuyển tiếp sang giai đoạn hưng thịnh. Mở đường cho sự phục hồi.

3. Lưu ý:

Giai đoạn hưng thịnh gắn với gia tăng nhu cầu việc làm và các chỉ số trong doanh thu. Do đó mà dựa vào thực tế phản ánh của các đại lượng này mà có thể đánh giá sự ổn định hay kéo dài của giai đoạn hưng thịnh. Xem xét, đánh giá các chỉ số dẫn dắt như số giờ trung bình làm việc hằng tuần của nhân viên sản xuất, tuyên bố thất nghiệp. Số đơn đặt hàng mới cho hàng tiêu dùng hay giấy phép xây dựng. Nếu các nhu cầu này diễn ra theo sự ổn định hoặc vẫn có nhu cầu tăng trên thực tế. Kéo theo các giá trị trong sản xuất và kinh doanh cũng tăng. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh giai đoạn hưng thịnh trong tương lai gần. Việc theo dõi và đánh giá này phải được diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với quy luật tự nhiên trong chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn phải đưa ra các giải pháp và can thiệp kịp thời để kéo dài khoảng thời gian của giai đoạn hưng thịnh. Nó cũng đưa ra manh mối về việc liệu giai đoạn suy thoái có diễn ra trong tương lai gần hay không. Tuy nhiên để đánh giá trực tiếp giai đoạn hưng thịnh dựa trên 02 yếu tố chính. Giúp xác định tốt nhất lợi nhuận doanh nghiệp và tình trạng chung của nền kinh tế là chi phí tài sản cố định và lãi suất.

Chu kì tín dụng

Việc bắt đầu giai đoạn hưng thịnh gắn với chu kỳ tín dụng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn chung và muốn phục hồi, ngân hàng đáp ứng với chi phí cho khoản vay được hạ xuống. Khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, tiết kiệm không được ưa chuộng và giai đoạn hưng thịnh bắt đầu. Các lợi ích được đặt ra khiến doanh nghiệp thực hiện các khoản vay cho tái đầu tư. Cuối cùng, dòng tiền rẻ và chi tiêu tăng sẽ khiến lạm phát tăng. Đòi hỏi ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Lúc này mọi người lại kiềm chế chi tiêu và tăng trưởng kinh tế ổn định. Các hoạt động về nhu cầu không tăng mạnh khiến doanh thu công ty giảm. Kéo theo giá cổ phiếu giảm và nền kinh tế suy thoái trở lại. Chu kì chi tiêu vốn Giai đoạn hưng thịnh gắn với một khoảng thời gian khó khăn ban đầu. Do đó khi nền kinh tế đang phát triển, chi phí mua sắm và chi phí đi vay rẻ hơn. Để đạt được các lợi ích khi chi phí rẻ, đội ngũ quản lí thường tìm cách tận dụng vốn bằng cách tăng cường sản xuất. Các hoạt động sản xuất tăng dẫn đến nguồn cung tăng vọt. Ban đầu các nguồn này được thị trường tiêu thụ mạnh mẽ giúp doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn. Thu nhập trên vốn đầu tư cũng khá lên. Sau đó, với sự bão hòa của thị trường khi các doanh nghiệp ra sức sản xuất, sự cạnh tranh tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn. Cuối cùng, nguồn cung vượt xa cầu, không có cách khác để hoàn vốn. Hàng tồn kho gây ra các tồn đọng về tài sản và giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Việc thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận không khả thi khi tiến hành. Tất yếu đặt ra đòi hỏi phải thực hiện giá giảm sản phẩm, dịch vụ để vay các khoản nợ trở nên khó khăn hơn. Các công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải nhân viên. Các yếu tố này giảm báo hiệu cho thời kỳ hưng thịnh sắp kết thúc trong tương lai gần. Đưa ra bình luận. Như vậy trong chu kỳ kinh tế luôn có sự xoay vòng, các hoạt động kinh tế luôn được thể hiện dưới các giai đoạn nhất định. Với các giai đoạn hưng thịnh sẽ thể hiện các tiềm năng và giá trị trong tương lai cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, các thuận lợi cần được áp dụng triệt để giúp mang đến hiệu quả nhất trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )