Dũng cảm là gì? Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm hay nhất?

Dũng cảm là một đức tính cần rèn luyện và trau dồi của con người. Dũng cảm là một đức tính cần có, để đối mặt với các thử thách có tính nguy hiểm. Dưới đây là các đặc điểm thể hiện của lòng dũng cảm, cũng như mẫu bài nghị luận về lòng dũng cảm của con người.

1. Dũng cảm là gì?

Dũng cảm không phải là không sợ hãi bất kì điều gì, mặc dù rất sợ nhưng vẫn làm đến cùng điều mình cho là đúng. Điều đúng đắn ấy có thể mang đến giá trị cho bản thân, giúp đỡ được mọi người xung quanh.

Dũng cảm là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng. Vừa mang đến tinh thần, cách sống đẹp, vừa đóng góp nhiều cho xã hội. Đây là một đức tính cực kỳ quan trọng trong cuộc sống.

W.Gớt cũng đã định nghĩa về dũng cảm rằng:

Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó chính là lòng dũng cảm và không một điều gì có thể biến đổi nổi sự dũng cảm đó. Thực sự, ai cũng có những ước mơ, những lý tưởng sống cao đẹp nhưng để thay đổi số phận, đạt được những điều đó thì bản thân chúng ta cần phải có lòng dũng cảm”.

Dũng cảm luôn đối đầu với các khó khăn, nguy hiểm. Tuy nhiên con người lại thấy được lý tưởng, ý nghĩa hơn nếu dám đương đầu vì lý tưởng đó.

Dũng cảm là gì?

Dũng cảm được hiểu là có dũng khí, bản lĩnh, sự quyết đoán. Dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Những việc đó phải đúng với chuẩn mực đạo đức, xã hội và được tuyên dương.

Dũng cảm cũng là việc dám đối diện với chính bản thân mình, làm những việc mà những người khác không bao giờ dám làm. Trước khi nghĩ không thể thực hiện thì con người đã đối mặt để làm những điều tốt đẹp. Từ đó con người tự mở ra giới hạn, đặt ra thử thách cho bản thân.

2. Ý nghĩa của dũng cảm:

Dũng cảm là việc dám vượt qua chính mình.

– Con người có thể vượt qua những nỗi sợ hãi để hoàn thiện bản thân và đương đầu với khó khăn thử thách trong cuộc sống. Khi đó, họ mở ra giới hạn mới, có lối sống và lý tưởng cao hơn.

– Dũng cảm giúp bản thân mạnh mẽ, đương đầu với mọi vấn đề mà không lo sợ hay băn khoăn. Nó đến từ ý chí, quyết tâm cũng như tin tưởng vào bản thân. Bên cạnh đó cũng là tin tưởng vào may mắn.

– Dũng cảm làm con người hoàn thiện hơn, tử tế hơn. Đây là đức tính tốt con người đóng góp cho cộng đồng.

Dũng cảm giúp ích rất lớn cho sự phát triển của đời sống xã hội.

– Dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đây là phẩm chất tốt đẹp, có thể giúp đỡ được mọi người xung quanh. Cũng như mang đến ý nghĩa tuyên dương, giáo dục để tăng nhận thức về lòng dũng cảm.

Dũng cảm cũng là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Họ có bản lĩnh, có sự hi sinh, liều lĩnh cùng với trái tim ấm áp.

– Chính nhờ có sự dũng cảm của thế hệ cha ông ta mà đã dám hy sinh bảo vệ Tổ quốc cho chúng ta có nền độc lập tự do như ngày nay. Ở đây, lợi ích của tập thể, của cộng đồng và dành cho thế hệ mai sau được đặt lên hàng đầu. Ý chí quyết tâm mong đất nước độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

– Đối với cuộc sống ngày nay là cuộc sống thời bình thì dũng cảm xuất phát từ chính những việc nhỏ bé trong xã hội. Các hành động dũng cảm vì người khác cần được tuyên dương, khen thưởng để nhân rộng sự tử tế trong cuộc sống. Kể đến như giúp ích cho xã hội như cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực,… Họ thường đặt các lợi ích, sự an toàn của mình ở phía sau để mạo hiểm vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng.

3. Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm hay nhất:

Bài viết nghị luận về lòng dũng cảm:

Ai từng cắp sách đến trường đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy:

“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Năm điều Bác dạy đã trở thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi học sinh luôn phấn đấu và rèn luyện. Trong đó, dũng cảm là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng. Bác đã có lời dạy vô cùng ngắn gọn, xúc tích nhưng lại đầy đủ ý nghĩa.

Ở thế hệ tương lai, lòng dũng cảm được đặt cạnh tự hào và tình yêu tổ quốc.

Dũng nghĩa là “không sợ nguy hiểm, khó khăn”; cảm nghĩa là “dám”, là sự can đảm. Dũng cảm là dám làm một việc nào đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn. Các mạo hiểm này có thể phải đánh đổi, nhưng người dũng cảm thường mong muốn là lợi ích cho tập thể.

Lịch sử dân tộc ta đã ghi công bao anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi trẻ và tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của tổ quốc, cho chúng ta có được cuộc sống như hôm nay. Họ có sự dũng cảm, sự gan dạ cùng tình yêu to lớn cho đất nước, cho hòa bình. Đối với họ, dũng cảm không chỉ là không sợ hiểm nguy, mà là sẵn sàng hi sinh tính mạng cá nhân vì mục đích cao cả nhất: độc lập dân tộc. Đó là hành động anh hùng.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta từng chứng kiến rất nhiều hành động dũng cảm:

– Một người đi đường sẵn sàng đuổi theo bọn cướp, giành lại tư trang cho người bị mất;

– Một em thiếu niên dám lao ra giữa dòng nước xoáy cứu người chết đuối mà không sợ sức vóc mình nhỏ bé;

– Một chiến sĩ công an truy bắt kẻ buôn lậu ma túy mà không sợ nguy cơ lây nhiễm HIV;

– Một thầy giáo dám chỉ rõ những sai sót, gian lận trong thi cử với mong muốn lập lại kỉ cương trong nhà trường.

Họ phải lựa chọn giữa sự an toàn hay mạo hiểm. Sự an toàn có thể nói lên sự hèn nhát, thiếu quyết đoán và để lại day dứt về sau. Cho nên lòng dũng cảm mang đến các tấm gương với những sự lựa chọn không do dự, không ngần ngại.

Có rất nhiều hành động “dũng cảm” khác nhau được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh. Họ đã vượt lên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, hành động đúng với nguyên tắc đạo đức mà họ nhận thức trong cuộc sống. Họ vì lợi ích cộng đồng, vì sự trong sạch và tử tế trong xã hội. Cũng qua đó mang đến tình yêu thương giữa đồng bào, giữa những con người xa lạ.

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng mặt trái của nó cũng không thể tránh khỏi. Những mối hiểm nguy đối với con người ngày một nhiều hơn. Những thử thách đối với lòng dũng cảm cũng ngày đa dạng hơn. Bởi tính thách thức và sự nguy hiểm có thể tác động mạnh mẽ hơn lên họ và những người họ yêu thương.

Các thế lực đen tối không chỉ đe dọa tính mạng cá nhân của mỗi người, chúng còn dùng sự an nguy của người thân, những tổn thất về kinh tế, sự xúc phạm đến uy tín, đến danh dự cá nhân để mặc cả đối với lòng dũng cảm. Cho thấy con người phải lựa chọn giữa mất và còn, giữa gan dạ, dũng cảm và sự hèn nhát, day dứt. Nghĩa là sự nguy hiểm không chỉ đối với bản thân một người mà ảnh hưởng tới nhiều người, buộc người hành động phải cân nhắc, phải đắn đo. Lòng dũng cảm đã bị buộc phải lựa chọn.

Thế nhưng, dù phải lựa chọn, vẫn có không ít người đã hành động vì lẽ phải. Đây là các hành động đẹp giữa xã hội xô bồ, cần được tuyên dương và nhân rộng. Những tấm gương chống tham nhũng, chống tệ nạn xã hội, chống chặt phá rừng trái phép mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hàng ngày đưa tin là những minh họa đẹp đẽ cho sự chiến thắng của lương tri. Đó là lòng dũng cảm, cao hơn thế, đó là hành động anh hùng đáng được ngợi ca.

Để trở thành người dũng cảm mỗi người phải có đầy đủ bản lĩnh, có niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào chân lí, và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống:

–  Phải biết nhận thức, đánh giá chính xác về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai.

– Đó sẽ là căn cứ để mỗi người vững tin vào hành động bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải của mình, dám làm và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Như vậy, một con người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân mà phải là con người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người dũng cảm, bằng cách này hay cách khác, bao giờ cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.

4. Tiêu chí của người dũng cảm:

Người dũng cảm được thể hiện ở bản lĩnh, ở sự lựa chọn và quyết tâm đánh đổi của họ. Đôi khi trong một khoảnh khắc, họ không nghỉ nhiều đến tổn thất, thiệt hại mà lập tức lựa chọn dũng cảm tiến về phía trước. Cho thấy được đây là những người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện.

Trước hết bản thân mỗi người cần có niềm tin mãnh liệt vào chính bản thân mình. Phải vượt qua lỗi sợ, tự tin vào khả năng và sự cố gắng của bản thân, nghĩ mình làm được và quyết tâm thực hiện. Cũng như có niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Mỗi người cũng cần phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai,…. Qua đó đặt ra các chuẩn mực cho đời sống xã hội, đánh giá về mọi mặt của vấn đề cuộc sống. Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Từ đó hình thành, rèn luyện và phát triển bản thân thành những người dũng cảm. Cũng như tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh học tập, noi theo các tấm gương dũng cảm khác.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )