Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Đức Thánh Tản Viên là ai? Sự tích về Đức Thánh Tản Viên?

  • 20/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Đức Thánh Tản Viên là vị Thánh liêng thiêng cùng với tín ngường thờ Đạo Mẫu ở Việt Nam. Dưới đây là bài viết tham khảo về Đức Thánh Tản Viên là ai? Sự tích về Đức Thánh Tản Viên?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đức Thánh Tản Viên là ai?
      • 2 2. Sự tích về Đức Thánh Tản Viên:
        • 2.1 2.1. Đức Tản Viên Sơn Thánh làm con nuôi nhà họ Ma:
        • 2.2 2.2. Đức Tản Viên Sơn Thánh làm tù trưởng:
        • 2.3 2.3. Đức Tản Viên Sơn Thánh được Thái Bạch Kim Tinh truyền thụ phép thuật võ nghệ:
      • 3 3. Đền thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh:
      • 4 4. Khi đến nơi thờ cúng Đức Thánh Tản Viên cần chú ý gì?
      • 5 5. Bản Văn Đức Thánh Tản Viên:

      1. Đức Thánh Tản Viên là ai?

      Cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm về xuất thân của Đức Tản Viên Sơn Thánh như sau:

      Quan điểm 1: Tản Viên Sơn Thánh là con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ và là một trong năm mươi người con về biển. Sau đó, ngài đi qua Thần Phù qua thấy núi Tản Viên xinh đẹp tú lệ ba hòn thẳng đứng nên người đi một đường thẳng từ làng Bạch Phiên Tân mà đến núi Tản Viên, đến Uyên Đông, Nham Tuyền, rồi đi lên núi Thạch Bàn đầu non Vân Mộng. Những vết chân của Người ấy, người đời sau lập đền thờ với tiếng vang cực kỳ linh ứng.

      Quan điểm 2: Tản Viên Sơn Thánh là là nói tới cả ba vị thần núi hay còn gọi là Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần bao gồm Sơn Tinh, Cao Sơn cùng Quý Minh. Hiện ba ngôi đền Thượng, Trung, Hạ tại Ba Vì thờ phụng Tam vị Tản Viên Sơn Thánh.

      Quan điểm 3: Tản Viên Sơn Thánh là con người, trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, kết hợp ngọc phả đền Lăng Xương thì Thánh Tản Viên là người mang tên Nguyễn Tuấn, là con trưởng của Nguyễn Cao Hành và Đinh Thị Đen ở Phú Thọ. Ông nhận Ma Thị Cao tại núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi. Sau đó, ông trở thành người cứu độ nhân dân, có văn võ song toàn và thành vị thần núi Tản Viên. Sau này khi vua Hùng Vương kén rể ông chọn Sơn Tinh – Nguyễn Tuấn.

      2. Sự tích về Đức Thánh Tản Viên:

      Dưới đời Hùng Vương, ở động Lăng Xương bên sông Đà có vợ chồng ông Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh Thị Điên làm nghề chuyên đốt than và không có con, nên cầu nguyện có một đứa con trai nối dõi … Một hôm vào rừng kiếm củi, khi đang tắm, người vợ bỗng thấy một con rồng xà xuống đấy và mang thai, sau 14 tháng sau, mới sinh ra một đứa con trai ở trên tảng đá . Ông bà đặt tên là Tuấn, vì thấy nó mặt mũi trông cũng khôi ngô, sáng sủa. Khi lên 6 tuổi thì người bố già yếu rồi mất, hai mẹ con bèn dắt con sang mé chân núi Ngọc Tản nương nhờ trong nhà bà họ Ma.

      2.1. Đức Tản Viên Sơn Thánh làm con nuôi nhà họ Ma:

      Bà họ Ma này là một tù trưởng giàu có mà chồng chết, không có con, nhưng gia đình giàu có và bà cũng sẵn tấm lòng từ bi nên được mọi người hết sức quý trọng.

      Lúc đầu, hai mẹ con họ ở trong nhà bà họ Ma làm gia nhân nhưng được bà họ Ma yêu quý. Chú bé Nguyễn Tuấn lại vừa lễ phép, siêng năng, nên bà hết sức quý mến, sau đó bà họ Ma nhận Tuấn làm con nuôi. Khi Nguyễn Tuấn trưởng thành thì bà Đinh Thị Điên qua đời. Chàng ở hẳn với mẹ nuôi, và phụng dưỡng bà. Lúc ấy, chàng là được bà họ Ma giao cho cai quản tất cả công việc trong nhà.

      2.2. Đức Tản Viên Sơn Thánh làm tù trưởng:

      Ít lâu sau, bà họ Ma cũng qua đời và trối trăng lại: “giao tất cả sản nghiệp cho Nguyễn Tuấn cai quản”. Sau đó, Nguyễn Tuấn trở thành một vị tù trưởng. Nguyễn Tuấn cực kỳ tốt bụng và hay thương người, chàng bãi bỏ hẳn chế độ gia nhân.

      Do vậy, trong khắp trang trại rộng lớn mà chàng cai quản, mọi người nhường cơm sẻ áo cho nhau, và cùng đoàn kết với nhau. Sau các kỳ thu hoạch lúa, chàng đều cùng mọi người làm lễ tạ trời đất và cầu mong cho sự yên ấm thịnh vượng đời đời.

      2.3. Đức Tản Viên Sơn Thánh được Thái Bạch Kim Tinh truyền thụ phép thuật võ nghệ:

      Lòng thương người và lòng hiếu nghĩa của chàng được ca ngợi, noi gương, tiếng lành đồn xa và đã cảm ứng tới cả đất trời. Vào đầu năm mới, Ngọc Hoàng Thượng Đế ở nơi thượng giới thấy mùi khói nhang bay lên từ núi Tản và cho gọi hai vị Nam Tàu Bắc Đẩu để biết rõ sự tình. Ngài cảm động, phái Thái Bạch Kim Tinh hạ xuống núi Tản để dạy cho chàng Nguyễn Tuấn chủ trại võ nghệ và phép thần thông. Thần Thái Bạch ngay ngày hôm đó xuống trần trong thời hạn một năm.

      Nhờ có thầy, Nguyễn Tuấn có võ nghệ cao cường, thuật pháp cao siêu chưa. Trước khi bay về trời, vị Thái Bạch còn ban cho chàng chiếc gậy thần có hai đầu sinh và đầu tử. Khi đầu sinh chỉ vào người hoặc vật đang ốm thì sẽ khỏi bệnh, chỉ vào người hoặc vật đã chết thì lập tức sống lại. Còn đầu tử khi chỉ thì những người hoặc vật đang sống sẽ phải chết, đến cả núi non cũng đá lở, thành quách cũng phải đổ.

      3. Đền thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh:

      Đền thờ phụng vị Đức Tản Viên Sơn Thánh có ở nhiều nơi trong đó nổi tiếng nhất ở núi Ba Vì hay còn gọi là núi Tản Viên là ngọn núi linh thiêng nắm giữ vị trí long mạch của nước Việt. Và đây cũng chính là ngọn núi trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Tại khu di tích núi Ba Vì có 4 hướng đông tây nam bắc:

      – Tây Cung bao gồm đền Trung và đền Hạ.

      – Nam Cung là đền Ao Vua.

      – Đông Cung là đền Và Sơn Tây.

      – Bắc Cung là đền Thính ở Vĩnh Phúc.

      4. Khi đến nơi thờ cúng Đức Thánh Tản Viên cần chú ý gì?

      Việc chuẩn bị để viếng thăm một ngôi đền có thể khác nhau tùy thuộc vào ngôi đền cụ thể, truyền thống và thực hành của tôn giáo cũng như mục đích của chuyến viếng thăm. Tuy nhiên, có một số chuẩn bị chung thường được tuân theo ở các ngôi đền và tôn giáo khác nhau. Dưới đây là một số điều cần xem xét khi chuẩn bị đến thăm một ngôi đền:

      Ăn mặc phù hợp: Điều quan trọng là phải ăn mặc khiêm tốn và tôn trọng khi đến thăm một ngôi đền. Điều này có thể có nghĩa là mặc quần áo che vai, ngực và chân. Tránh mặc quần áo hở hang hoặc bó sát, vì điều này có thể bị coi là thiếu tôn trọng. Một số ngôi đền cũng có thể yêu cầu du khách cởi giày trước khi vào, vì vậy tốt nhất bạn nên đi giày lười hoặc xăng đan dễ tháo.

      – Mang theo lễ vật: Nhiều ngôi đền khuyến khích du khách mang theo lễ vật như một dấu hiệu của sự tôn trọng và thành tâm. Lễ vật có thể khác nhau tùy theo đền thờ và tôn giáo, nhưng có thể bao gồm hoa, trái cây, hương hoặc nến. Một số ngôi đền cũng có thể có hướng dẫn cụ thể về loại lễ vật nào là phù hợp, vì vậy bạn nên kiểm tra trước.

      – Tuân thủ các quy tắc và phong tục của đền thờ: Mỗi ngôi đền có thể có các quy tắc và phong tục cụ thể mà du khách phải tuân theo. Điều này có thể bao gồm cúi đầu hoặc quỳ trước một số bức tượng hoặc bàn thờ, không chụp ảnh hoặc quay video hoặc tuân theo các khoảng thời gian im lặng. Điều quan trọng là phải tôn trọng các quy tắc và phong tục này để thể hiện sự tôn kính thích hợp đối với ngôi đền và các vị thần của nó.

      – Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngôi đền: Trước khi đến thăm một ngôi đền, bạn nên tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngôi đền trong tôn giáo. Điều này có thể giúp bạn đánh giá cao hơn về kiến ​​trúc, nghệ thuật và nghi lễ của ngôi đền, cũng như hiểu sâu hơn về chính tôn giáo đó.

      – Thực hành chánh niệm và tôn kính: Đến thăm một ngôi đền có thể là một trải nghiệm tâm linh mạnh mẽ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tiếp cận nó với chánh niệm và tôn kính. Điều này có thể liên quan đến việc làm dịu tâm trí của bạn và tập trung vào ý định của bạn cho chuyến thăm, cũng như thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với ngôi đền, các vị thần và cộng đồng của ngôi đền.

      Bằng cách làm theo những chuẩn bị chung này, du khách có thể thể hiện sự tôn trọng và tôn kính đối với ngôi đền, các vị thần và truyền thống của ngôi đền, đồng thời giúp tạo ra một môi trường yên bình và tôn trọng cho tất cả những ai đến thăm.

      5. Bản Văn Đức Thánh Tản Viên:

      Nhạc Phủ Thánh Đế Văn

      Động sơn trang thượng ngàn thánh phủ

      Đức Tản Viên đấng chủ sơn lâm

      Nổi cơn gió cuốn ầm ầm

      Di sơn đảo hải cứu dân thoát nàn

      Cõi Nam bang nhờ ơn đại thánh

      Đất Sơn Tây, Tản Lĩnh ngất cao

      Đôi bên tả hữu bộ tào

      Tam thập lục động ra vào quản cai

      Chốn sơn lâm muôn loài cầm thú

      Nhờ thánh ân Nhạc Phủ thần vương

      Lại thêm bát bộ sơn trang

      Dời non chuyển núi phép càng thần thông

      Nay ngưỡng trông thánh vương soi xét

      Độ thanh đồng khắp hết gần xa

      Độ cho khang thái cửa nhà

      Cây tài nhánh lộc nở hoa bốn mùa

      Khắp thôn bản gió mưa hòa thuận

      Cõi lâm sơn ngàn mận ngàn mơ

      Đỉnh non gió thổi phất phơ

      Suối reo thác đổ tiếng tơ chạnh lòng

      Chúng đệ tử một lòng thành kính

      Tiến văn trình thỉnh thánh giáng lâm

      Chữ rằng thánh giáng lưu ân

      Sơn trang lưu lộc thiên xuân thọ trường.

       

      Tản Viên Sơn Thánh Chân Kinh

      Chí tâm phục mệnh lễ

      Tản Viên Sơn thánh

      Sơn quốc chúa đại vương

      Dực bảo trung hưng

      Thượng đẳng tối linh thần

      Thái Bạch, Long Vương

      Ban mộc tinh, bí pháp truyền

      Ban phúc, phù công danh

      Cứu chúng sinh chi khổ nạn

      Thần trú lưu hành, phổ tiêu bất thường

      Hồng thủy phi diệt, khai trừ thủy cảnh

      Thiên đạo vạn thông, cảm hữu can chi

      Xá tống hỏa quan, xích thư sở cáo

      Tứ sinh lục đạo. Hữu cảm tất phù

      Tam giới thập phương vô cầu bất ứng

      Lăng xương cốt cách ngọc tinh thần

      Mang dấu rồng thiên xuống hạ trần

      Thái Vĩ cùng tiên trên Thượng giới

      Sinh ra Thánh Tản tại nước Nam

      Nam quốc Tản Viên Sơn thánh

      Hương hỏa hiển thánh

      Đại bi – Đại nguyện – Địa thánh – Đại từ

      Khai sơn hộ quốc

      Lịch ứng thượng đẳng tối linh thần

      Đệ nhất bách thần

      Nam thiên thánh tổ thiên tôn. 

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ