Dự báo thị trường là gì? Phạm vi và phương pháp dự báo thị trường

Dự báo thị trường là gì? Phạm vi và phương pháp dự báo thị trường? Các phương pháp nghiên cứu thị trường?

Như chúng ta đã biết hiện nay nhu cầu thị trường là một trong số các yếu tố quan trọng để chúng ta quyết định cung ứng sản phẩm kinh doanh hợp lý và phù hợp nhất, dự báo thị trường để tạo ra các số liệu cụ thể tính toán dự kiến cho tương lai về số lượng và cách thức đưa ra chinh sách kinh tế.

1. Dự báo thị trường là gì?

Khi nhắc tới dự báo nhu cầu đây được xem là một lĩnh vực phân tích dự đoán cố gắng hiểu và dự đoán những nhu cầu của khách hàng để tối ưu hóa các quyết định cung ứng theo chuỗi cung ứng của công ty và quản lý kinh doanh và dự báo nhu cầu liên quan đến các phương pháp định lượng như sử dụng dữ liệu và đặc biệt là dữ liệu bán hàng trong lịch sử cũng như các kỹ thuật thống kê từ các thị trường thử nghiệm. Theo đó việc dự báo về nhu cầu có thể được sử dụng trong lập kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và đôi khi trong việc đánh giá các yêu cầu năng lực trong tương lai hoặc trong việc đưa ra quyết định về việc có nên tham gia vào một thị trường mới hay không.

Dự báo thị trường trong tiếng Anh là " Market Forecast".

Có thể xem việc dự báo thị trường là quá trình tạo ra các số liệu dự toán về tình hình kinh tế nói chung và thị trường nói riêng trong tương lai, phục vụ cho việc ra các quyết định của doanh nghiệp hoặc hoạch định chính sách của chính phủ và theo đó vó nhiều phương pháp dự báo được sử dụng để ước lượng các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế phức tạp, đòi hỏi phải thu thập nhiều số liệu và tốn kém.

Dự báo thị trường là cần thiết cho marketing đây là ất cả các quyết định trong lĩnh vực marketing đều được dựa trên các dự báo về thị trường, trong trường hợp dự báo thị trường càng có độ chính xác cao thì càng có nhiều khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn.

Như vậy nếu chúng ta lập dự báo nhu cầu thị trường thành công sẽ giúp bạn trữ hàng đủ cho đợt bán hàng sắp tới vơi những dự báo nhu cầu là việc dùng dữ liệu bán hàng trong quá khứ để xác định nhu cầu tiêu dùng trong tương lai và với dự báo nhu cầu chính xác, hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ tốt hơn và giảm được thời gian sản xuất. Nhờ nó, doanh nghiệp có thể tránh được chi phí hoạt động cao, dịch vụ khách hàng tệ hại và tình trạng thiếu hụt hàng.

2. Phạm vi và phương pháp dự báo thị trường:

2.1. Đối tượng dự báo thị trường:

Đối tượng quan trọng nhất, cơ bản nhất của dự báo thị trường là dự báo triển vọng mua hàng của khách hàng hay là dự báo việc tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp.

Đây là loại dự báo được sử dụng thường xuyên nhất, mang tính khái quát nhất bởi vì phần lớn các quyết định marketing phụ thuộc vào kết quả của việc dự báo này.

2.2. Phạm vi của dự báo thị trường:

Trong lĩnh vực marketing, các dự báo có những phạm vi khác nhau và tương ứng với chúng là các mức độ chính xác, chắc chắn khác nhau và thông thường người ta sử dụng có phân biệt các loại dự báo sau:

+ Dự báo ngắn hạn từ vài ngày đến vài tuần: thường có độ chính xác cao vì doanh nghiệp có nhiều khả năng duy trì chính sách marketing hiện tại của mình và thường các loại dự báo này được sử dụng để dự báo những thay đổi về khối lượng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng của doanh nghiệp nhằm làm cho khối lượng sản xuất và dự trữ luôn thích ứng với tình hình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

+ Dự báo trung hạn từ vài tháng đến 1 hoặc 2 năm thường sử dụng thích hợp khi dự báo phản ứng của thị trường với hoạt động marketing của doanh nghiệp và điều này chủ yếu là do thời hạn của dự báo trung hạn thường trùng với thời kì có hiệu lực của chính sách marketing.

+ Dự báo dài hạn trên 3 năm: Thường được sử dụng để dự báo sự biến động tự phát của thị trường. Dự báo này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác lập chính sách chung của doanh nghiệp và dự báo này thường được sử dụng để định hướng các chính sách đầu tư lớn, các chính sách thâm nhập thị trường và các chính sách khác.

2.3. Phương pháp dự báo thị trường:

Nhóm phương pháp ngoại suy:

- Ngoại suy bằng số bình quân di động.

- Ngoại suy bằng số bình quân di động gia truyền theo qui luật hàm số mũ.

- Ngoại suy theo mô hình toán kinh tế (mô hình kinh trắc).

Nhóm phương pháp thống kê kinh tế:

- Dự báo dựa vào tốc độ tăng và mức độ tăng bình quân.

- Dự báo dựa vào hệ số co dãn.

- Dự báo dựa vào chỉ số thời vụ hay giao động theo mùa.

Nhóm phương pháp dự báo chất lượng (các phương pháp chuyên gia):

- Các dạng của phương pháp chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp giữa người lập dự báo với chuyên gia, phương pháp trực cảm, phương pháp tuần tự, phương pháp tương tác tay đôi, phương pháp phản hồi chất lượng, phương pháp Delphi.

3. Các phương pháp nghiên cứu thị trường:

Hoạt động kinh doanh của công ty bạn có đang trên đà phát triển không? Các sản phẩm hay dịch vụ của bạn có làm hài lòng khách hàng không? Doanh thu của bạn có ngày một tăng cao không? Nếu bạn trả lời "Có" cho những câu hỏi này thì công việc kinh doanh của bạn thật khả quan.

Nhưng bên cạnh đó chúng ta không nên quá chủ quan để hy vọng rằng thời kỳ tốt đẹp đó sẽ kéo dài mãi vì thị hiếu, nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian và với các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc khách hàng sẽ nhận ra những nhu cầu mới mà trước đó họ chưa nhận biết được.

Sự tồn tại và phát triển lâu dài của mọi hoạt động kinh doanh luôn bắt nguồn từ việc khai thác thành công các cơ hội thị trường mới. Những cơ hội này được nhận biết bằng cách lắng nghe và tìm hiểu và có thể lắng nghe và tìm hiểu là những kỹ năng tổ chức thiết yếu nhằm phân biệt người thắng kẻ bại vì đó là những gì công ty phải làm để hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cũng như để xác định các cơ hội của thị trường.

Nếu như trước vệc tìm hiểu và lắng nghe là chức năng của marketing thông qua việc nghiên cứu thị trường chính thức và phân tích dữ liệu khách hàng nhưng ngày nay, việc này đã trở thành trách nhiệm chung của tất cả mọi cá nhân, mọi phòng ban khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, thị hiếu, mong muốn, còn nhiệm vụ của tất cả mọi người là phải cố gắng nắm bắt những biểu hiện đó. Như vậy ta thấy việc nghiên cứu thị trường chính thức chỉ là một trong nhiều cách để thực hiện công việc này và các nhân viên bán hàng tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày và mỗi cuộc tiếp xúc ấy là một cơ hội để lắng nghe và tìm hiểu. Các nhà phát triển sản phẩm nói chuyện với những người sử dụng đầu tiên - những người thường thay đổi các sản phẩm quen thuộc để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của họ và các nhân viên bảo hành lại có thể nắm bắt yêu cầu, nguyện vọng cũng như những điểm không hài lòng của khách hàng khi thực hiện dịch vụ bảo hành. Chương này sẽ trình bày việc lắng nghe và tìm hiểu hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau với khó khăn ở đây là tạo ra một bức tranh có bố cục chặt chẽ từ nhiều mảng kiến thức rời rạc với sự am hiểu khách hàng và hiểu biết thị trường như những mảnh nhỏ trong trò chơi ghép hình - nếu đứng biệt lập thì chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Nhưng khi bạn ráp các mảnh này lại đúng cách thì bức tranh đầy đủ ý nghĩa sẽ hiện ra. Nghiên cứu thị trường chính thức

Như vậy ta thấy việc nghiên cứu thị trường đề cập đến việc thu thập và phân tích chính thức các dữ liệu bên ngoài có liên quan đến công việc kinh doanh của một công ty nhằm giúp công ty có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Căn cứ theo Vincent Barabba và Gerald Zaltman đưa ra quan điểm của mình để cho rằng nghiên cứu thị trường là với qua trình lắng nghe tiếng nói của thị trường và chuyển tải thông tin về thị trường ấy vào công việc quản lý phù hợp được nghiên cứu thị trường có thể đơn giản như đưa một thẻ góp ý cho khách hàng, hoặc phức tạp như một cuộc khảo sát mẫu trên toàn quốc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các câu hỏi khảo sát, kỹ thuật lấy ý kiến đến việc phân tích thống kê dữ liệu cuối cùng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )