Bài văn mẫu đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa hay nhất

Mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm thân thương bên gia đình, những người thân yêu của mình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ bếp lửa cũng không ngoại lệ. Lớn lên trong tình thương yêu của bà cùng hình ảnh bếp lửa thân thuộc. Hãy cùng khám phá về câu chuyện của nhân vật trữ tình qua lời kể của anh ấy về người bà và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.

1. Thế nào là một bài văn kể chuyện? 

Văn kể chuyện là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, hiện tượng. Từ sự việc này đến sự việc kia, từ hiện tượng này đến hiện tượng kia và cuối cùng là kết thúc và ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó.

Một bài văn tự sự hoàn chỉnh là một bài văn đầy đủ ba phần:

Phần mở bài: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng, nhân vật mà mình sẽ viết

Phần thân bài: Nêu diễn biến chi tiết của sự việc, tất cả đều được thể hiện qua nội dung mà người kể muốn biểu đạt.

Phần kết bài: Kết thúc câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện đó và bài học rút ra nếu có.

2. Khái quát bài thơ Bếp lửa:

2.1. Vài nét về tác giả:

Nhà thơ Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng – sinh năm 1941. Ông sinh ra tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.

Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc vào thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay ông đang là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

2.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác:

– Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.

– Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

* Nội dung: Thông qua những suy ngẫm và hồi tưởng của nhân vật trữ tình, bài thơ “Bếp lửa” không chỉ giúp tác giả gợi nhớ những kỷ niệm tuổi thơ ấu bên bà, bên bếp lửa sưởi ấm những trái tim vượt qua nạn đói năm ấy cùng tình cảm bà cháu thân thương, trìu mến. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước sâu nặng của nhà thơ.

* Nghệ thuật: Hình ảnh bếp lửa đã trở thành điểm sáng của bài thơ qua sự kết hợp tinh tế giữ hồi tưởng và hiện đại. Tác giả sử dụng tự sự, miêu tả đan xen lẫn bình luận để bày tỏ nỗi niềm của mình gửi gắm qua những vần thơ.

3. Nhân vật người cháu trong bài thơ Bếp lửa:

Trong bài thơ Bếp lửa, hình ảnh người cháu hay chính là tác giả – nhân vật trữ tình. Suốt những năm tháng ấu thơ, nhà thơ Bằng Việt đã sống bên bà, được bà chăm sóc và yêu thương thay cho bố mẹ. Người cháu thơ ngây ấy được sống trong tình thương của bà, được sống với và bếp lửa thân thương. Hình ảnh bếp lửa năm xưa đã luôn hằn sâu vào trong tâm thức và tuổi thơ của nhà thơ, để rồi nó trở thành ấn tượng thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần tình cảm gia đình lớn lao của chính nhà thơ dù cho có đi đâu về đâu. Nhà thơ cũng rất thương bà, cảm thông được những sự vất vả, tảo tần của bà dành cho mình. Sau này, ở nơi phương trời nào, mỗi sớm mai thức dậy, trong tiềm thức của người cháu luôn đầy ắp những tình thương của bà. Dù cho khi lớn lên xa bà, nhà thơ trở thành du học sinh được tiếp cận với nhiều nền văn minh hiện đại thì nhà thơ vẫn luôn nhớ về bà với tất cả tình yêu thương và sự kính trọng sâu sắc. Tóm lại, người cháu trong bài thơ Bếp lửa là người cháu hiếu thảo và tràn ngập tình yêu thương dành cho bà và bếp lửa.

4. Dàn bài bài văn đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa:

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Bếp lửa và nhân vật người cháu

Thân bài: Kể chuyện

Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Lên bốn tuổi tôi đã quen mùi khói. Năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra do chính sách cai trị của Thực dân Pháp nên gia đình tôi cũng đói mòn, đói mỏi. Cha tôi đi đánh xe ngựa chở hàng thuê để mưu sinh lo cho gia đình nhỏ bé của tôi. Xóm làng điêu tròn ngập trong mùi khói, bây giờ nghĩ lại mà đến giờ sống mũi còn cay, nước mắt cứ tuôn ra không thể kiểm soát.

Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.

Năm ấy, giặc tràn vào làng những tên hung bạo đã đốt các dãy nhà cháy tàn, cháy lụi. Làng xóm phải giúp bà cháu tôi dựng lại túp lều tranh nhỏ bé để che mưa, che nắng. Bố mẹ tôi đi công tác bận không về, bà tôi lo sợ bố mẹ sẽ bất an về tình hình hai bà cháu ở quê nhà nên bà đã dặn tôi nếu có viết thư cho bố mẹ thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo rằng ở nhà mọi việc bình yên để bố mẹ yên tâm công tác. Chao ôi! tôi hiểu lòng bà và càng yêu quý bà hơn.

Kỉ niệm tuổi thơ ở bên bà

Khoảng thời gian tám năm, tôi ở cùng bà, ngày ngày cùng phụ giúp bà nhóm lửa. Bà kể cho tôi cùng lẽ trẻ ở quê những ngày đầu ở Huế. Cuộc sống yên bình của hai bà cháu trôi qua trong ngôi nhà nhỏ yên bình, bà dạy tôi những điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế của một con người. Bà trở thành người thầy đầu tiên dạy tôi những kiến thức trong cuộc sống, cứ thế mà tôi lớn lên trong thương yêu vô bờ bến của bà.

Từ kỉ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.

Bà xuất hiện với hình ảnh mái tóc bạc phơ, thân hình gầy nhòm, xuất hiện cùng hình ảnh bếp lửa tần tảo, sớm hôm mang đậm hình ảnh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Những ngọn lửa ngày đêm xuất hiện cùng bà như nhen nhóm trong tôi về một hình ảnh cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc hơn. Bà không những là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin, sự sống cho tôi.

Giờ đây người cháu đã trưởng thành

Lớn lên và phải đi xa nhà, có những niềm vui mới, cuộc sống mới, tự do và không còn nhìn thấy hình ảnh bếp lửa quen thuộc nơi phố thị xoa hoa nhưng người cháu luôn hướng về bà, hướng về làng quê, Tổ quốc thân thương của mình.

Kết bài: Cảm nghĩa của người viết sau khi viết câu chuyện. Liên tưởng đến người bà thân yêu của mình.

5. Bài văn mẫu đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa:

Mùa đông đến rồi, chuyến đi công tác lần này, tôi được đến một thôn quê, vào dịp lạnh này, nhìn qua thấy nhà nào cũng có bếp củi ngồi sum vầy, tôi bất giác nhớ đến người bà thân thương của mình.

Tuổi thơ tôi gắn liền với làng xóm với bếp củi nơi có người bà hàng ngày chăm sóc, nuôi nấng tôi lên người. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ còn nghèo nàn, lạc hậu, ngày nào hình ảnh bếp lửa cũng hun hút khắp làng xóm, tôi đã quen với mùi đó, nó ngấm vào cả quần áo của tôi. Giữa những năm 1945, cái đói đáng sợ đã bao chùm cả thôn quê. bố mẹ vì mưu sinh khi ấy đã phải đi làm ăn xa chỉ còn hai bà cháu nương tựa nhau mà sống. Khói bếp khi ấy làm cho đứa trẻ như tôi nhèm mắt, cay nồng nhưng bây giờ lại là thứ tôi khao khát được ngửi được quay lại những năm tháng ấy, bùi ngùi mà xúc động.

Cứ thế tám năm trôi qua, tôi cùng bà sớm hôm đốt bếp lửa như thắp sáng trong tôi những niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Mỗi khuya hay mỗi sớm mai thức dậy, trong trí nhớ của tôi luôn là hình ảnh bếp lửa bập bùng, bên cạnh là hình ảnh người bà đang chăm chút những ngọn lửa đó cũng như thắp sáng trong tôi những ước vọng , niềm tin vào một cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Tôi được may mắn khi sinh ra ở vùng quê, nơi người bà người mẹ có những câu chuyện kể không bao giờ hết, và những câu chuyện ở Huế của bà cũng vậy. Bà hàng ngày vẫn những câu chuyện ấy , kể đi kể lại nhưng tôi chưa bao giờ chán, luôn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

Dù chẳng thể ở cùng bố mẹ, nhưng trong tôi lại luôn ấm áp tình thương của bà, bà chăm lo săn sóc tôi từng ngày, không để tôi thiếu thốn bất kỳ tình cảm nào. Khi lớn lên tôi mới nhận ra, bà thương tôi, lo cho tôi không có đủ tình thương, bà cố gắng đảm nhiệm là một người bố, người mẹ và là một người thầy để lo cho tôi. Dù khó khăn bà cũng chỉ để tôi thấy một nụ cười hiền hòa. Nhớ đến đây, hai giọt lệ lăn dài trên má tôi…

Cuộc sống mặc dù thiếu thốn là thế nhưng trong tôi nó là quãng thời gian bình yên rất. Nhưng khi giặc tới làng, đốt làng xóm, tôi cùng bà phải cùng nhau đi trốn. Khi mọi thứ đã quay trở về, khung cảnh hoang tàn trước mắt khiến mọi người phải đau xót. Tôi có thể nghe được cả tiếng khóc than của người dân. Chúng tôi về tới ngôi nhà tranh của mình, nó đã bị đổ xuống nhưng may là các bác hàng xóm đã giúp chúng tôi dựng lại được. Đêm ấy, ngồi bên bà, chợt bà bảo tôi: “Mày có viết thư cho bố thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo là chúng ta vẫn bình yên. Đừng để bố bây lo.”

Giờ đây tôi ước ao, mình có thể ùa vào vòng tay của bà để xua tan đi những nỗi nhớ nhung da diết, kể cho bà nghe những câu chuyện của mình. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Mặc dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng hơn hết, trong tôi luôn hướng về bà – người bà đã tần tảo sớm hôm nuôi tôi khôn lớn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )