Độc quyền bán là gì? Thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán?

Độc quyền bán là gì? Độc quyền bán trong tiếng Anh là Monopoly hay Monopolist. Thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán? Phân biệt thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh?

Trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp đều muốn độc quyền dối với sản phẩm của mình. Độc quyền đối với một sản phẩm bán là trạng thái chỉ có độc nhất nhà phân phối của sản phẩm nào đó. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại chính vì thiếu tính cạnh tranh thì sự  thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ ít đi.

1. Độc quyền bán là gì?

Độc quyền bán là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền. Độc quyền bán là thị trường chỉ có duy nhất một hãng cung ứng toàn bộ sản lượng của thị trường. Ví dụ: Hãng Microsoft độc quyền trên toàn thế giới với hệ điều hành Windows.

Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường cụ thể nếu nhà độc quyền quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt giá thấp hơn để chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình. Hãng độc quyền quyết định và kiểm soát mức giá, sản lượng cung ứng.

Độc quyền bán trong tiếng Anh là "Monopoly hay Monopolist".

2. Thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán:

2.1. Các đặc trưng của thị trường độc quyền bán thuần túy:

Thị trường độc quyền bán thuần túy được nhận biết thông qua ba đặc trưng cơ bản sau:

+ Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.

+ Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc quyền sẽ không lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khi nhà độc quyền định giá cao hơn.

+ Thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Rào cản gia nhập khiến cho hãng độc quyền bán là nhà sản xuất và cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút lui khỏi thị trường thì sẽ không có bất kì sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho thị trường.

+ Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật cầu.

+ Nhà cung cấp duy nhất: Một thị trường độc quyền được điều tiết bởi một nhà cung cấp duy nhất. Do đó, nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ là nhu cầu về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do nhà cung cấp đó cung cấp.

+ Rào cản gia nhập thị trường: Một đặc điểm khác của thị trường độc quyền là rào cản gia nhập. Giấy phép của chính phủ, bằng sáng chế - bản quyền, quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền. Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc sản xuất và cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó mà có thể tham gia vào thị trường độc quyền. Nếu chính phủ tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty độc quyền cung cấp là cần thiết cho phúc lợi của công chúng, chẳng hạn như công ty điện lực, viễn thông... không được phép rút lui khỏi thị trường.

+ Tối đa hóa lợi nhuận: Trong một thị trường độc quyền, công ty tối đa hóa lợi nhuận. Họ có thể đặt giá cao hơn so với mức giá mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.

+ Sản phẩm độc đáo: Sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là duy nhất. Không có sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.

+ Phân biệt giá cả: Một doanh nghiệp đang hoạt động trong cấu trúc thị trường này có thể thay đổi giá cả và số lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự phân về giá xảy ra khi doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm cho những người mua khác nhau với các mức giá khác nhau.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán:

Nguyên nhân cơ bản của độc quyền là hàng rào gia nhập: Doanh nghiệp độc quyền tiếp tục là người bán duy nhất trên thị trường của nó vì các doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường và cạnh tranh với nó.

Các hàng rào ngăn cản gia nhập đến lượt nó lại phát sinh từ các nguồn chính sau:

+ Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên).

Ví dụ: Ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho dân cư ở một thị trấn nào đó, hãng phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ này thì mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn. Do đó, tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường.

+ Sự kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.

+ Bằng phát minh, sáng chế

Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.

Ví dụ: Bill Gate, chủ tịch tập đoàn Microsoft, là người phát minh sáng chế phần mềm Microsoft Office. Nhờ bằng phát minh sáng chế này mà tập đoàn Microsoft đã trở thành tập đoàn độc quyền trong việc cung cấp phần mềm này ở Mỹ.

+ Các qui định của Chính phủ

Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp Chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho công ty Đông Ấn.

Ví dụ, Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions - một tổ chức quản lí cơ sở dữ liệu của tất cả các địa chỉ Internet: .com, .net, .org, vì người ta cho rằng những dữ liệu như vậy cần được tập trung hóa và đầy đủ.

+ Do sở hữu được một nguồn lực lớn

Điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do  đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.

3. Phân biệt thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh:

Có một số điểm phân biệt quan trọng hơn cả giữa hai thị trường này:

Doanh thu cận biên và giá cả: Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bằng chi phí cận biên. Tuy nhiên, trong một thị trường độc quyền, giá được đặt trên chi phí cận biên.

Khác biệt hóa sản phẩm: Không có sự khác biệt hóa sản phẩm trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mỗi sản phẩm hoàn toàn đồng nhất với nhau và là sự thay thế hoàn hảo cho nhau. Trên thị trường độc quyền, có sự khác biệt tuyệt đối lớn về sản phẩm, có nghĩa là không có sự thay thế có sẵn cho hàng hóa độc quyền. Các công ty độc quyền là nơi duy nhất cung cấp hàng hóa phục vụ nhu cầu hiện có. Một khách hàng hoặc mua hàng hóa từ đơn vị độc quyền theo các điều khoản của họ hoặc chấp nhận không có thứ họ muốn.

Số lượng đối thủ cạnh tranh: Trong khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo đông đúc số lượng người mua và người bán, thị trường độc quyền chỉ có một người bán duy nhất.

Rào cản gia nhập: Rào cản gia nhập là những yếu tố và hoàn cảnh ngăn cản các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường, hạn chế các công ty mới hoạt động và mở rộng trong thị trường. Trong khi đó, trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp có thể gia nhập hay rút ra  không có trở ngại. không có rào cản gia nhập, rút khỏi hay cạnh tranh trên loại thị trường trên. Ngược lại, độc quyền có rào cản gia nhập tương đối cao. Các rào cản phải đủ mạnh để ngăn ngừa hoặc ngăn cản bất kỳ đối thủ tiềm năng nào tham gia vào thị trường.

Độ co giãn của cầu: Độ co giãn của cầu theo giá là phần trăm thay đổi của cầu sản phẩm do sự thay đổi một phần trăm của giá sản phẩm đó. Một nhà độc quyền thành công sẽ có đường cầu tương đối không co giãn. Một hệ số co giãn thấp là dấu hiệu cho thấy các rào cản gia nhập hiệu quả. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu co giãn hoàn toàn. Hệ số co giãn cho đường cầu cạnh tranh hoàn hảo là vô hạn.

Lợi nhuận vượt mức: Lợi nhuận vượt mức hoặc lợi nhuận dương là lợi nhuận cao hơn lợi tức đầu tư dự kiến ​​thông thường. Một công ty cạnh tranh hoàn hảo có thể tạo ra lợi nhuận vượt mức trong ngắn hạn nhưng lợi nhuận vượt mức thu hút các đối thủ cạnh tranh, có thể tự do tham gia thị trường và giảm giá, cuối cùng giảm lợi nhuận vượt quá trở về không. Một sự độc quyền có thể bảo toàn lợi nhuận vượt mức vì các rào cản gia nhập ngăn cản các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường.

Tối đa hóa lợi nhuận: Một công ty cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất sao cho giá bằng với chi phí cận biên. Một nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất trong đó doanh thu biên bằng chi phí cận biên. Các quy tắc này không tương đương. Đường cầu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn co giãn - nằm ngang. Đường cầu giống hệt với đường doanh thu trung bình và đường giá. Do đường doanh thu bình quân không đổi nên đường doanh thu cận biên cũng không đổi và bằng với đường cầu, doanh thu trung bình giống như giá (AR = TR / Q = P x Q / Q = P). Do đó, đường giá cũng là đường cầu. Tóm lại, D = AR = MR = P.

Số lượng, giá cả và lợi nhuận của P-Max: Nếu một nhà độc quyền giành được quyền kiểm soát một ngành công nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trước đây, nhà độc quyền sẽ tăng giá, giảm sản xuất và nhận được lợi nhuận kinh tế tích cực.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )