Doanh thu trung bình trên một khách hàng là gì? Liên hệ thực tiễn

Doanh thu chính là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó bao gồm: bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Doanh thu trung bình trên một khách hàng?

Trong giao tiếp khi nhắc tới về các công việc mang tính kinh doanh, cung cấp dịch vụ, mua bán sản phẩm cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ không thể không nhắc đến cụm từ doanh thu. Doanh thu chính là một chỉ số tài chính đặc biệt quan trọng khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Doanh thu trung bình trên một khách hàng là một thuật ngữ được sử dụng đối với các mạng viễn thông di động. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về doanh thu:

Ta hiểu về doanh thu như sau:

Doanh thu chính là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó bao gồm: bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Nói cách khác doanh thu chính là thu nhập của cá nhân hay tổ chức đó, căn cứ vào doanh thu thực tế để đưa ra báo cáo doanh thu.

Theo chuẩn mực VAS 01 đưa ra định nghĩa về doanh thu như sau: Doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sử hữu.

Doanh thu bán hàng (bao gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa) và cung cấp dịch vụ được hiểu là giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu cũng chính là phần giá trị mà các doanh nghiệp thu được trong quá trình các doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để có thể phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua thuật ngữ doanh thu thì chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.

Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động chính sau đây: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính; Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu được tạo ra từ hoạt động bất thường.

Các loại doanh thu thường gặp: Doanh thu từ hoạt động tài chính; Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản; Tiền thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay,.. Tiền thu từ nguồn tính chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…; Lãi thu từ việc giao dịch chứng khoán; Doanh thu bất thường (khoản thu không thường xuyên và chỉ thu khoản này ở một thời gian nhất định nào đó).

Doanh thu có những ý nghĩa như sau:

Doanh thu được đánh giá là mạch máu của một công ty, bởi vì doanh thu chính là thứ cho phép công ty có tiền để có thể trả lương cho nhân viên, mua hàng tồn kho, trả tiền cho nhà cung cấp, thực hiện đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng bất động sản, nhà máy và thiết bị mới và giúp doanh nghiệp có thể tự duy trì.

Nếu một công ty không có đủ doanh thu để trang trải cho các hoạt động của mình thì công ty đó sẽ cần sử dụng số dư tiền mặt hiện có trên bảng cân đối kế toán của mình. Khoản tiền này cũng có thể đến từ hoạt động tài trợ, nghĩa là công ty đã vay tiền (trong trường hợp nợ), hoặc huy động nó (trong trường hợp vốn chủ sở hữu).

Thực chất, doanh thu là một nguồn khoản thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, doanh thu là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới.

Doanh thu giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn.

Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động của các doanh nghiệp. Và, đây cũng là phần vốn để giúp các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn.

2. Doanh thu trung bình trên một khách hàng:

Định nghĩa doanh thu trung bình trên một khách hàng:

Doanh thu trung bình trên một khách hàng hay chúng ta còn có thể gọi là doanh thu trùng bình trên một người dùng.

Thuật ngữ doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) đã thữ hiện việc đo lường doanh thu được tạo ra trên mỗi khách hàng (người dùng) hoặc đơn vị (thuê bao).

Doanh thu trung bình trên một khách hàng cũng không dựa trên các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung (GAAP), điều này cho phép các chủ thể là những nhà quản lí và những nhà đầu tư tinh chỉnh phân tích về khả năng tạo doanh thu và tăng trưởng của công ty ở cấp độ mỗi khách hàng.

Doanh thu trung bình trên một khách hàng cũng chính là giá trị dùng để nhằm mục đích có thể đánh giá sự thành công của một mạng viễn thông di động, hay còn gọi là chỉ số doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng; Doanh thu trung bình trên một khách hàng là chỉ số dùng để đánh giá tính hiệu quả của các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông.

Doanh thu trung bình trên một khách hàng hay doanh thu trùng bình trên một người dùng trong tiếng Anh là gì?

Doanh thu trung bình trên một khách hàng hay doanh thu trùng bình trên một người dùng trong tiếng Anh là Average Revenue Per User, viết tắt: ARPU.

Xác định doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU):

Doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) = Tổng doanh thu ÷ Số người dùng trung bình trong một khoảng thời gian.

Chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng: Không thể lấy mẫu số là số người dùng (khách hàng) vào thời điểm kết thúc (thời điểm cuối kì) để nhằm mục đích có thể đại diện cho số người dùng trong khoảng thời gian đó. Thay vào đó, chúng ta sẽ có thể tính toán giá trị trung bình giữa thời điểm giữa đầu kì và cuối kì. Giá trị trung bình có trọng số cũng có thể được sử dụng nếu thích hợp trong các hoàn cảnh cụ thể.

Liên hệ thực tế:

- Doanh thu trung bình trên một khách hàng đã được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông của Verizon, AT&T và các công ty khác để nhằm mục đích có thể theo dõi lượng doanh thu được tạo ra cho mỗi người dùng điện thoại di động. Các công ty truyền hình cáp như Comcast cũng tiết lộ số liệu về doanh thu trung bình trên một khách hàng.

- Các giá trị sau khi tính toán có thể được sử dụng để so sánh giữa các công ty dựa trên thuê bao và để hỗ trợ dự báo doanh thu dịch vụ trong tương lai được tạo ra từ cơ sở khách hàng.

- Các công ty truyền thông xã hội tương đối mới trên thị trường ví dụ cụ thể như Facebook và Snap, mặc dù doanh thu của các công ty này không dựa trên thuê bao như các công ty kể trên, vẫn báo cáo số doanh thu trung bình trên một khách hàng cho các chủ thể là những nhà đầu tư. Doanh thu trung bình của Facebook trên mỗi người dùng trong quý 3 năm 2017 là 5,07 đô la, trong khi ARPU của Snap là 1,17 đô la.

Đánh giá về doanh thu trung bình trên một khách hàng:

- Doanh thu trung bình trên một khách hàng chính là một biện pháp lâu đời và rất hữu ích cho các chủ thể là những nhà quản lí và phân tích. Tuy nhiên, hạn chế của doanh thu trung bình trên một khách hàng là bản thân nó không cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở người dùng. Doanh thu trung bình trên một khách hàng chỉ là một biện pháp ở cấp vĩ mô.

- Chẳng hạn như trên Facebook, có thể có hàng chục hoặc hàng trăm triệu người đăng kí làm người dùng nhưng một bộ phận trong số đó là những tài khoản rác hay là nick ảo mà hiếm khi hoặc thậm chí không bao giờ truy cập hay tham gia vào nền tảng. Do đó, con số doanh thu trung bình trên một khách hàng thực sự có thể bị bóp méo.

Hạn chế của doanh thu trung bình trên một khách hàng:

Hiện nay, chỉ số doanh thu trung bình trên một khách hàng cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế để đánh giá sự thành công của một mạng viễn thông di động; trong đó có quá nhiều yếu tố làm cho doanh thu trung bình trên một khách hàng không còn phản ánh đúng khả năng thực sự của một mạng, cụ thể đó là:

- Dùng nhiều thẻ SIM:

+ Bởi vì chính sách khuyến mại của các Hãng Viễn thông di động, nên có nhiều khách hàng thường sử dụng nhiều thẻ SIM đồng thời. Nguyên nhân là việc sử dụng một thẻ SIM mới có khuyến mãi thì sẽ tiết kiệm hơn là dùng SIM cũ, và khách hàng thuê bao không muốn bỏ đi số điện thoại cũ. Những chủ thể là những người dùng nghiêm túc hơn cũng sử dụng nhiều SIM, mỗi SIM cho một dịch vụ khác nhau.

Bên cạnh đó, không nhất thiết thẻ SIM đi kèm với điện thoại: thẻ Internet 3G cho máy tính xách tay cũng dùng SIM. Và lúc đó, doanh thu trung bình trên một khách hàng của một khách hàng sẽ được chia ra trên nhiều thẻ SIM; như vậy, tổng doanh thu có thể tăng, nhưng ARPU lại thấp hơn những mạng cung cấp ít dịch vụ hơn và khách hàng dùng ít thẻ SIM hơn. Chính vì vậy mà rất khó biết được hai thẻ SIM khác nhau là của cùng một khách hàng.

- Trợ giá và trả trước.

- Nhiều dịch vụ khác nhau.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )