Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Giáo dục

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

  • 18/09/202318/09/2023
  • bởi Lê Văn Long
  • Lê Văn Long
    18/09/2023
    Giáo dục
    0

    Bài thơ Truyện cổ nước mình được sáng tác năm 1979 bởi tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Giới thiệu bài Truyện cổ nước mình:
      • 2 2. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình:
        • 2.1 2.1. Mẫu 1:
        • 2.2 2.2. Mẫu 2:
        • 2.3 2.3. Mẫu 3:
      • 3 3. Bài Văn Mẫu Cảm Nghĩ Bài Thơ Chuyện Cổ Nước Mình:

      1. Giới thiệu bài Truyện cổ nước mình:

      Bài thơ Truyện cổ nước mình được sáng tác năm 1979 bởi tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. Bài thơ có nội dung như sau:

      Tôi yêu truyện cổ nước tôi
      Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
      Thương người rồi mới thương ta
      Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
      Ở hiền thì lại gặp hiền
      Người ngay thì gặp người tiên độ trì
      Mang theo truyện cổ tôi đi
      Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
      Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
      Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
      Đời cha ông với đời tôi
      Như con sông với chân trời đã xa
      Chỉ còn truyện cổ thiết tha
      Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
      Rất công bằng, rất thông minh
      Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
      Thị thơm thì giấu người thơm
      Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
      Đẽo cày theo ý người ta
      Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

      Tôi nghe truyện cổ thầm thì
      Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
      Đậm đà cái tích trầu cau
      Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
      Sẽ đi qua cuộc đời tôi
      Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
      Nhưng bao truyện cổ trên đời
      Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

      2. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình:

      2.1. Mẫu 1:

      Một trong những bài thơ em đã đọc mà cảm thấy vô cùng yêu thích đó là bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ mở đầu của bài thơ là lời bộc lộ một cách trực tiếp và khẳng định tình yêu dành cho chuyện cổ: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Tác giả giải thích vì “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”. Đó là nơi để ông cha ta gửi gắm những bài học quý giá cho con cháu đời sau. Qua đó, em cũng đã thấy được lối sống tình nghĩa thủy chung hay hiền lành thật đáng quý của những con người nước ta. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau qua những bài học và giá trị văn học để lại. Nhà thơ Mỹ Dạ còn khắc họa lên thế giới từ chyện cổ tích qua hình ảnh về chàng Thạch Sanh can đảm, cô Tấm hiền lành hay là anh chàng đẽo cày giữa đường… đây đều là những nhân vật biểu tượng cho cái tốt, cái đẹp, những điều tích cực để từ đó truyền tải bức thông điệp: “Ở hiền gặp lành”. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để bước tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ sử dụng những hình ảnh quen thuộc với người Việt Nam, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Đọc thơ của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, trai gái mọi lứa tuổi ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

      2.2. Mẫu 2:

      Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giống như “cánh cửa thần kì” của Doraemon đưa tôi vào một thế giới khác, là thế giới diệu kì của những câu chuyện cổ. Tác giả đã bộc lộ trực tiếp, khẳng định tình yêu dành cho “chuyện cổ nước mình” ngay từ câu thơ đầu tiên. Những câu chuyện đó đem đến cho ta những giá trị nhân văn cao đẹp, “vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa”. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả những đức tính đấy chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh vfa những nhân vật quen thuộc trong những câu chuyện cổ gắn liền với tiểu thơ của mỗi người dân Việt Nam. Hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường nghe lời mỗi người đi qua đường… Những câu chuyện đó đều không hề xa lạ với mỗi chúng ta, nó gửi gắm một bài học của ông cha ta dành cho con cháu. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng những câu “chuyện cổ” này đã trở thành một trong những hành trang quan trọng trong cuộc sống. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng chứa chan tình cảm – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

      2.3. Mẫu 3:

      Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa người đọc bước vào thế giới nhân văn, đẹp đẽ của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho mỗi chúng ta thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp được cha ông ta để tại dặn dò con cháu. Đó là tinh thần tương thân tương ái, là tình nghĩa thủy chung son sắc hay đức tính ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” hay chính là tác giả đã có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích cho bản thân. Tác giả đã giúp cho người đọc hiểu hơn và thêm tình yêu về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua biết bao nhiêu đời người, bao nhiêu thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được lưu giữ và kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để đi đến mọi miền quê, vùng đất đẹp đẽ trong cuộc đời. Khi đọc bài thơ này, chúng ta mới hiểu rõ vì sao chuyện cổ nước mình vẫn được lưu giữ và trân trọng như vật, hiểu vì sao mỗi chúng ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

      3. Bài Văn Mẫu Cảm Nghĩ Bài Thơ Chuyện Cổ Nước Mình:

      Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ độc đáo của nền thơ ca đương đại Việt Nam. Bằng tình yêu với những câu chuyện cổ tích, chuyện kể dân gian, bà đã sáng tác bài thơ “Chuyện cổ nước mình” được in trong “Tuyển tập” xuất bản năm 2011 và để lại trong em rất nhiều ấn tượng.

      Thông qua những câu lục bát tâm tình, nhà thơ gửi đến thông điệp về giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của chuyện cổ trong việc lưu giữ lịch sử, văn hóa, văn học,… Điều khiến tác giả đặc biệt yêu thích chuyện cổ bởi sự “Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”, “Thương người rồi mới thương ta”, “Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm” mà những câu chuyện cổ thể hiện lại tính cách của con người Việt Nam. Qua lời khẳng định chắc nịch “Tôi yêu truyện cổ nước tôi” này, em có thể cảm nhận được ý nghĩa, giá trị ẩn sau mỗi câu chuyện cổ. Tất cả đều hướng con người đến lối sống hướng thiện, sống có tình, có nghĩa. Chuyện cổ gúp nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn ở mỗi người, là hành trang không thể thiếu suốt thuở ấu thơ “Mang theo chuyện cổ tôi đi/ Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa/ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi” của không chỉ tác giả mà còn ở những người yêu truyện cổ khác.

      Không những vậy, chuyện cổ trở thành sợi dây vô hình gắn kết giữa các thế hệ xưa và nay với nhau:

      “Đời cha ông với đời tôi
      Như con sông với chân trời đã xa
      Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
      Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

      Biện pháp so sánh trong hai câu thơ “Đời cha ông với đời tôi” – “Như con sông với chân trời đã xa” được tác giả sử dụng góp phần diễn tả khoảng cách giữa các thế hệ như con sông với chân trời, nó xa cách và khác biệt. Nhưng dẫu vậy, dù qua hàng nghìn năm, thế hệ “người xưa” tuy đã đi xa, nhưng những câu chuyện cổ sẽ mãi là phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình, của đất nước mình thời trước để biết yêu quý và trân trọng hơn.

      Đọc những câu thơ tiếp theo, câu chuyện về “Sự tích trầu cau”, “Tấm Cám”, … luôn hiện diện trong tâm trí em:

      “Rất công bằng, rất thông minh
      Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
      Thị thơm thì giấu người thơm
      Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
      Đẽo cày theo ý người ta
      Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
      Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
      Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
      Đậm đà các tích trầu cau
      Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.”

      Từng câu chuyện đều lồng ghép những bài học ý nghĩa của ông cha ta, khuyên dạy con cái về cách cư xử rộng rãi, có lòng vị tha. Qua hình ảnh “Thị thơm thì giấu người thơm” từ câu truyện Tấm cám ý chỉ chỉ những người có phẩm chất tốt đẹp với tấm lòng thơm thảo được mọi người yêu mến và để lại tiếng thơm muôn đời. Không những vậy, chuyện cổ còn giáo dục con người sống có chính kiến, không nên giữ thái độ “ba phải” qua câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” bắt nguồn từ câu truyện Đẽo cày giữa đường. Thông qua những bút tích về bài học và lời chỉ dạy đó, tác giả nhấn mạnh bài học “ở hiền gặp lành” vốn dĩ đã rất quen thuộc với chúng ta.

      Cuối cùng, tác giả khẳng định tình cảm của bản thân đối với chuyện cổ:

      “Sẽ đi qua cuộc đời tôi
      Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
      Nhưng bao chuyện cổ trên đời
      Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.”

      Dù đi qua bao năm tháng, già nua hay còn trẻ thì bà vẫn luôn yêu thích, say mê với kho tàng văn học dân gian. Những câu chuyện cổ luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ với những giá trị nhân văn mà nó đem lại cho mỗi người.

      Bên cạnh giá trị nội dung mang lại, những nét đặc sắc về nghệ thuật cũng góp phần làm nên sự thành công của bài thơ. Tác giả sử dụng thể lục bát truyền thống với những hình ảnh bình dị, thân thuộc với mỗi chúng ta cùng biện pháp ẩn dụ “người thơm” đã góp phần bày tỏ tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

      Bài thơ không chỉ bày tỏ tình yêu những câu chuyện cổ, yêu đất nước của tác giả, mà còn là lời nhắc nhở của tác giả đến mỗi dân tộc Việt Nam ta phải giữ gìn, trân quý những câu chuyện cổ và cần lưu truyền chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác để truyền lại tình yêu đó đến các thế hệ sau. Em vô cùng yêu thích vẻ đẹp của bài thơ.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Chuyện cổ nước mình


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Cảm nghĩ về bài thơ Chuyện cổ nước mình hay chọn lọc

        Với những ý nghĩa và giá trị như vậy, bài thơ "Chuyện cổ nước mình" thực sự là một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm. Nó giúp chúng ta nhận ra những bài học ý nghĩa và sâu sắc, và khám phá thêm về tình yêu, lòng trung thành và giá trị gia đình trong cuộc sống.

        ảnh chủ đề

        Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình

        Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta và cũng thể hiện sự trân quý của tác giả đối với những bài học vô cùng quý báu mà ông cha để lại cho thế hệ sau qua những câu chuyện đó. Trong bài viết này, Đọc tài liệu và các em sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn người Việt và nêu lên suy nghĩ riêng của mỗi người thông qua những đoạn văn ngắn.

        ảnh chủ đề

        Phân tích bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ

        Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ là một tác phẩm hay nằm mà ai cũng nên đọc. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ.

        ảnh chủ đề

        Soạn bài Chuyện cổ nước mình – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

        Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến độc giả bài soạn tác phẩm Chuyện cổ nước mình

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|765329|
        "