Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

Điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ » Điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
  • 17/01/202017/01/2020
  • bởi Luật gia Dương Tố Như
  • Luật gia Dương Tố Như
    17/01/2020
    Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    0

    Điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường bắt gặp các sản phẩm với những nhãn hiệu mang tên khác nhau như sữa bò Ba Vì, rau DA LAT, chè Ba Vì,…Đây là kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức, là quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật công nhận và bảo hộ, thể hiện qua văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Theo đó, một nhãn hiệu khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ độc quyền trên toàn quốc, điều này góp phần xây dựng thương hiệu cho tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời việc đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là tiền đề để chủ văn bằng có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Tuy nhiên, cần lưu ý, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Điều này có nghĩa rằng, nếu như chủ văn bằng muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình đối với nhãn hiệu này buộc phải thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vậy, thủ tục gia hạn được thực hiện như thế nào?

    Qua bài viết này, công ty Luật Dương Gia xin hướng dẫn quý bạn đọc chi tiết điều kiện, hồ sơ và trình tự thủ tục gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Thứ nhất, về điều kiện gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

    Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (Sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được gia hạn khi có các điều kiện sau đây:

    – Trong các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hai loại văn bằng được quy định phải gia hạn (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Nếu như mỗi lần gia hạn đối với bằng độc quyền sáng chế chỉ kéo dài 5 năm và chỉ được gia hạn tối đa 2 lần liên tiếp thì Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mỗi lần gia hạn có hiệu lực 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần. Như vậy, điều kiện gia hạn văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu không bị giới hạn về số lần gia hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định gia hạn nếu chủ văn bằng bảo hộ có đơn yêu cầu hợp lệ và đúng thời gian quy định.

    – Theo quy định tại Điểm 20.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (Sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét gia hạn khi nhận được đơn yêu cầu gia hạn của chủ văn bằng và xác nhận chủ văn bằng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với các loại phí, lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật như phí thẩm định yêu cầu gia hạn, phí đăng bạ, phí công bố quyết định gia hạn, lệ phí gia hạn.

    – Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn đúng thời gian pháp luật đã quy định, cụ thể: Việc yêu cầu gia hạn đối với văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải được chủ văn bằng thực hiện trong thời gian 6 tháng tính đến ngày văn bằng đó hết hiệu lực. Nếu như hết thời gian này chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nộp đơn yêu cầu gia hạn thì yêu cầu này chỉ được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét nếu được nộp trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó hết hạn. 

    Như vậy, nếu như hết hai mốc thời gian như quy định ở trên mà chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp đơn yêu cầu gia hạn thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chấm dứt hiệu lực (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

    Thứ hai, hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

    Xem thêm: Nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền?

    Theo quy định tại Điểm 20.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (Sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong thời gian pháp luật quy định phải nộp đơn yêu cầu gia hạn bao gồm các tài liệu sau đây:

    – Tờ khai yêu cầu gia hạn theo Mẫu 02-GH/DTVB ban hành kèm Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

    – Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu. Lưu ý, trong trường hợp cần ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ thì chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần nộp bản gốc. 

    – Nộp các bản sao chứng từ đối với các loại phí, lệ phí liên quan nếu chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nộp qua chuyển khoản hoặc bưu điện. 

    – Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nộp đơn qua người đại diện cần phải có Giấy ủy quyền.

    Thứ ba, trình tự thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

    Theo quy định tại Điểm 20.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (Sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thực hiện yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ theo trình tự thủ tục sau:

    Bước 1: Nộp đơn yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ đến Cục sở hữu trí tuệ

    Xem thêm: TM là gì? Phân biệt chữ R (®), C (©), TM (™) ghi trên nhãn sản phẩm dịch vụ?

    – Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sau khi chuẩn bị đầy đủ tài liệu trong đơn yêu cầu gia hạn sẽ nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).

    – Cách thức nộp đơn: Chủ văn bằng có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. 

    Bước 2: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn và thực hiện các công việc sau:

    – Trường hợp đơn yêu cầu gia hạn đầy đủ, hợp lệ:

    + Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn đối với văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được yêu cầu

    + Ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ trong trường hợp chủ văn bằng có yêu cầu. Đồng thời thực hiện đăng bạ, công bố quyết định trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra quyết định trên Công báo sở hữu công nghiệp. 

    – Trường hợp việc yêu cầu gia hạn không hợp lệ về hồ sơ, thủ tục hoặc người yêu cầu: 

    + Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về việc dự định từ chối gia hạn trong đó có nêu rõ lý do.

    Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác 100%

    + Yêu cầu bên cần gia hạn văn bằng phải thực hiện việc thay đổi, bổ sung, sửa chữa thiếu sót hoặc có yêu cầu phản đối trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo. 

    Lưu ý:

    – Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì phải thực hiện các thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp các loại phí, lệ phí theo quy định pháp luật. 

    – Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo về việc dự định từ chối đối với yêu cầu gia hạn thì trong thời gian 2 tháng, chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc có ý kiến phản đối về việc dự định từ chối gia hạn này. 

     Thứ tư, các loại phí, lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

    Theo quy định tại Thông tư số 263/2017/TT-BTC, khi yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ văn bằng cần nộp đầy đủ các khoản phí và lệ phí sau: 

    – Phí thẩm định 160.000 đồng

    – Phí sử dụng cho văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là 700.000 đồng

    Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền

    – Lệ phí gia hạn 100.000 đồng

    – Lệ phí công bố 120.000 đồng

    – Lệ phí về đăng bạ là 120.000 đồng

    Lưu ý:

    Riêng đối với các trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu gia hạn muộn thì cứ mỗi tháng muộn chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn.

    Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:

    – Tư vấn pháp luật gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất miễn phí qua tổng đài 1900.6568

    – Tư vấn điều kiện gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất.

    – Tư vấn quy định về hồ sơ yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

    – Tư vấn quy định về trình tự thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

    – Tư vấn các loại phí khi gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Dương Tố Như

    Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Lao động, Hình sự, Dân sự, Đất đai

    Trình độ đào tạo: Đại học

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 4 năm

    Tổng số bài viết: 293 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Trình tự và thủ tục đăng kí nhãn hiệu
    - Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
    - Tình huống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng
    - Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu?
    - Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế
    - Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Bảo hộ nhãn hiệu

    Nhãn hiệu

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Luật sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11 mới nhất năm 2021
    Phát minh là gì? Sáng chế là gì? Phân biệt phát minh với sáng chế?
    Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
    Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả: Hồ sơ, trình tự thủ tục mới nhất
    Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    Các tin mới nhất
    Lương khoán là gì? Quy định về cách tính và chế độ lương khoán?
    Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các loại lương khác?
    Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí để trở thành thương hiệu quốc gia?
    Tòa án nhân dân là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân
    Thu ngân sách nhà nước là gì? Nội dung và vai trò của thu ngân sách nhà nước?
    Ngân sách Nhà nước là gì? Khái niệm ngân sách Nhà nước?
    Trợ cấp thất nghiệp là gì? Điều kiện, thủ tục và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền?
    29/12/2020
    nhan-hieu-la-gi-thuong-hieu-la-gi-va-tai-sao-phai-bao-ho-nhan-hieu-doc-quyen
    TM là gì? Phân biệt chữ R (®), C (©), TM (™) ghi trên nhãn sản phẩm dịch vụ?
    24/12/2020
    TM-la-gi-phan-biet-chu-r-tm-c-ghi-tren-nhan-san-pham-dich-vu
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    05/12/2020
    Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác 100%
    05/12/2020
    Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế
    19/01/2020
    Làm thế nào khi quên gia hạn nhãn hiệu? Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ muộn?
    17/01/2020
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể
    17/01/2020
    Tình huống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng
    12/08/2020
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua nghị định thư Madrid
    17/01/2020
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài
    17/01/2020