Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Tư vấn pháp luật

Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

  • 20/09/202120/09/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    20/09/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy định chung về dịch vụ logistics? Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics? Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics?

    Chắc hẳn cụm từ Dịch vụ logistics không còn xa lạ đối với con người trong xã hội hiện nay, vì nó là hoạt động thương mại khá phổ biến về nhận hàng, vận chuyển, Lưu kho và lưu bãi, làm các thủ tục hải quan…để tư vấn cho khách hàng Vậy để biết thêm về loại hình dịch vụ này và các Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay theo quy định của pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

    Cơ sở pháp lý:

    – Luật Thương Mại 2005;

    – Nghị định số: 163/2017/NĐ-CP quy định về Kinh doanh dịch vụ logistics.

    Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Quy định chung về dịch vụ logistics

    1.1. Khái niệm dịch Vụ logistics

    Căn cứ vào Luật Thương Mại Tại Điều 233. Dịch vụ logistics quy định:

    Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

    2. Những Dịch vụ logistics được cung cấp

    Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:

    + Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

    Xem thêm: Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    + Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

    + Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

    + Dịch vụ chuyển phát.

    + Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

    + Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

    + Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

    + Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

    + Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

    Xem thêm: So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics

    + Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

    + Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

    + Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

    + Dịch vụ vận tải hàng không.

    + Dịch vụ vận tải đa phương thức.

    + Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

    + Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

    + Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

    Xem thêm: Phân loại dịch vụ logistics

    2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

    Căn cứ tại Nghị định số: 163/2017/NĐ-CP quy định về Kinh doanh dịch vụ logistics:

    Tại Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

    1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

    2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

    3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:

    Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

    a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

    – Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

    Xem thêm: Quy định thuế suất và cách tính mức thuế kinh doanh vận tải, logistics

    – Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

    b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

    d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

    e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

    g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

    h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

    Xem thêm: Dịch vụ logistics là gì? Các loại dịch vụ logistic tại Việt Nam?

    i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

    – Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

    – Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

    – Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

    4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

    Theo như trên thì Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics nói chung, Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics và các Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó nói riêng đêì được pháp luật quy định rõ ràng về điều kiện hoạt động. Khi không đủ điều kiện kinh doanh mà vẫn kinh doanh dịch vụ logistics thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

    3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

    – Đầu tiên, Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp logistics

    Xem thêm: Dịch vụ logistics bao gồm chuỗi các dịch vụ

    2. Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ logistics

    3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)

    4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực

    5. Giấy CMND phải còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân

    6. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài, hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức theo quy định.

    7. Quyết định góp vốn đối với thành viên là các tổ chức

    – Thứ hai, Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty).

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

    Xem thêm: Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics

    – Thứ ba, Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp theo quy định

    Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các thông tin pháp lý liên quan khác dựa trên các quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ Logistics

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.627 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Dịch vụ Logistics

    Kinh doanh dịch vụ Logistics

    Logistics


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    3PL là gì? Tìm hiểu chiến lược 3PL trong Logistics hiện nay?

    3PL là gì? Tìm hiểu chiến lược 3PL trong Logistics hiện nay?

    Logistics ngược là gì? Reverse logistics (Logistics thu hồi)?

    Logistics ngược là gì? Các bước thực hiện Reverse logistics? Vai trò của Reverse logistics?

    Kiểm soát Logistics là gì? Đặc trưng và mô hình kiểm soát Logistics?

    Kiểm soát Logistics là gì? Đặc trưng và mô hình kiểm soát Logistics?

    Hệ thống kiểm soát Logistics là gì? Vai trò và các hệ thống kiểm soát?

    Hệ thống kiểm soát Logistics là gì? Vai trò và các hệ thống kiểm soát?

    Chỉ số đo lường hiệu suất Logistics là gì? Đặc điểm các chỉ số?

    Chỉ số đo lường hiệu suất Logistics là gì? Đặc điểm các chỉ số?

    Logistics xanh là gì? Những vẫn đề liên quan đến Logistics xanh?

    Logistics xanh là gì? Những vẫn đề liên quan đến Logistics xanh?

    Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì? Chức năng

    Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì? Chức năng?

    Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên trong logistics là gì? Quy trình?

    Tìm hiểu về logistics? Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên? Thuật ngữ liên quan?

    Sơ đồ chuỗi giá trị là gì? Mục đích, vai trò và các bước thực hiện

    Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) là gì? Lịch sử ra đời của sơ đồ chuỗi giá trị? Mục đích và vai trò của sơ đồ chuỗi giá trị? Các bước để lập sơ đồ chuỗi giá trị?

    Quy định về các điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics

    Hình thức thể hiện điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics? Trình tự, thủ tục hồ sơ xác nhận điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

    Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Trích lục bản sao giấy khai sinh xin ở đâu? Trình tự thủ tục cấp trích lục khai sinh?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất?

    Giấy phép ICP là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép ICP mới nhất? Điều kiện cấp giấy phép ICP?

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp là gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp để làm gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp 2022? Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh chuyên nghiệp? Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh có được xem là hợp đồng lao động?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không?

    Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không? Các chiêu thức lừa đảo phổ biến?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý như thế nào?

    Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị phạt hành chính như thế nào? Người điều khiển xe đạp buông cả hai tay bị xử lý hình sự?

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập

    Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập? Mức đống lệ phí môn bài? Cách đóng lệ phí môn bài?

    Phân tích là gì? Đặc điểm, quy tắc của phương pháp phân tích?

    Phân tích là gì? Đặc điểm của phân tích?  Quy tắc của phương pháp phân tích?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ là gì?

    Tổ chức cơ sở đoàn là gì? Tổ chức cơ sở đoàn gồm các đơn vị nào? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn là gì? Giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của đoàn cấp cơ sở?

    Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật?

    Pháp luật là gì? Đặc trưng cơ bản của pháp luật? Nguồn gốc của pháp luật?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng?

    Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng? Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: hợp đồng về mặt luật học, về mặt quản trị chiến lược.

    Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không?

    Đảm bảo dự thầu là gì? Đơn vị dự thầu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt được không? Hình thức đảm bảo dự thầu? Gá trị bảo đảm dụ thầu?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa?

    Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng kinh tế xã hội của lãnh địa? Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm và bảo hiểm trách nhiệm?

    Tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm tổn thất thực tế cuối cùng? Bảo hiểm trách nhiệm tổn thất thực tế cuối cùng?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Đặc điểm và hình thức kinh doanh?

    Doanh nghiệp nội địa là gì? Ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam hiện nay? Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình tự chứng nhận xuất xứ?

    Tự chứng nhận xuất xứ là gì? Quy trình và hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ? Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại và vai trò của quy tắc tài khóa?

    Quy tắc tài khóa là gì? Phân loại quy tắc tài khóa? Vai trò của quy tắc tài khóa? Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm và hình thức của báo cáo?

    Báo cáo thu nhập là gì? Đặc điểm của của báo cáo thu thập? Nội dung và hình thức của báo cáo thu nhập?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm và vai trò?

    Pháp luật thương mại điện tử là gì? Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử? Vai trò của pháp luật Thương mại điện tử?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm và các phương thức tập trung?

    Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm của tập trung đất đai? Các phương thức tập trung đất đai?

    Giao dịch là gì? Cách ghi nhận giao dịch trong kế toán chi tiết?

    Giao dịch là gì? Ghi nhận giao dịch trong kế toán là gì? Cách ghi nhận giao dịch trong kế toán chi tiết nhất?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá