Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Điều động đến vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng phụ cấp gì?

Tư vấn pháp luật

Điều động đến vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng phụ cấp gì?

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Điều động đến vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng phụ cấp gì? Đối tượng áp dụng Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

    dieu-dong-den-vung-dac-biet-kho-khan-thi-duoc-huong-phu-cap-gi

    Điều động đến vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng phụ cấp gì? Đối tượng áp dụng Nghị định 116/2010/NĐ-CP.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi có 2 thắc mắc nhỏ muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi. 

    Câu hỏi thứ 1: Vào ngày 1/11/2012. Tôi có quyết định điều động của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Sơn La vào công tác tại Đội Quản lý thị trường huyện Quỳnh Nhai là huyện ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/10/2010 nhưng tôi không hề nhận được các khoản trợ cấp ở vùng đặc biệt khó khăn đó, như vậy có được cho là đúng không và quy định căn cứ ở đâu? 

    Câu hỏi 2: Cơ quan Chi cục quản lý thị trường Sơn La có cần phải thông báo đăng ký biên chế thêm người vào trong vùng đặc biệt khó khăn đó không? Vì tôi chỉ được nghe kế toán cơ quan nói bằng miệng là trong đội quản lý thị trường đó chỉ có 5 biên chế tôi được điều động vào là người thứ 6 thì không được,  như thế có được cho là đúng không và căn cứ hướng dẫn ở đâu? 

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng như sau:

    "Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

    1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

    2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

    3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

    Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành."

    Khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP, bao gồm:

    "a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

    b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền."

    Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng trên và làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì bạn sẽ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

    Thứ nhất, phụ cấp thu hút:

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định phụ cấp thu hút như sau:

    "1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.

    2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:

    dieu-dong-den-vung-dac-biet-kho-khan-thi-duoc-huong-phu-cap-gi

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

    b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền."

    Thứ hai, trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 116/2010/NĐ-CP: “1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thiếu nước ngọt và sạch theo mùa được trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương.”

    Nếu bạn chuyển đến công tác tại vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa thì bạn sẽ được hưởng loại trợ cấp này.

    Thứ ba, được thanh toán tiền tàu xe: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì chỉ khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng được hưởng lương thì bạn sẽ được đơn vị thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình.

    Thứ tư, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

    Khi được điều động đến công tác, phía đơn vị nơi bạn công tác xét thấy cần cử bạn đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đơn vị tổ chức tham quan thì theo Điều 10 Nghị định 116/2010/NĐ-CP bạn sẽ được hưởng trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

    Ngoài ra bạn có thể sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu, tuy nhiên để được hưởng những loại phụ cấp này thì bạn phải đảm bảo năm công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

    Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc điều động thêm người đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Việc điều động thêm người đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của đơn vị bạn.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Điều động

    Vùng đặc biệt khó khăn

    Vùng kinh tế khó khăn


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ xã?

    Quy định chung của pháp luật về cán bộ. Có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã? Quy trình điều động cán bộ, công chức mới nhất. Cán bộ được điều động được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào. Mẫu quyết định điều động cán bộ. Quyền của cán bộ bao gồm những quyền gì?

    Chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn

    Chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn? Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?

    Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân

    Quyền điều động Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân? Nghĩa vụ của Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong phục tùng điều động?

    So sánh giữa điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ công chức, viên chức?

    Điều động cán bộ công chức, viên chức? Luân chuyển cán bộ công chức, viên chức? Biệt phái cán bộ công chức, viên chức? Yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ cần thiết để chuyển nơi công tác của cán bộ, viên chức? Bảng so sánh điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ công chức, viên chức?

    Toàn bộ chế độ với công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn

    Chế độ đối với công chức, viên chức công tác tại vùng đặc biệt khó khăn? Chính sách hỗ trợ công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn mới nhất năm 2021?

    Thời gian hưởng phụ cấp thu hút? Chi tiết mức hưởng phụ cấp thu hút?

    Chính sách phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại những nơi đặc biệt khó khăn? Hướng dẫn chi tiết về phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn? Thời gian được hưởng, cách tính mức hưởng phụ cấp thu hút?

    Điều động công chức là gì? Quy định về điều động cán bộ công chức?

    Điều động công chức là gì? Các trường hợp được điều động, luân chuyển công tác của cán bộ công chức? Quy trình chuyển nơi công tác của cán bộ, viên chức?

    Có được điều động giáo viên đến trường học khác công tác không?

    Có được điều động giáo viên đến trường học khác công tác không? Tôi là giáo viên nhận được quyết định điều động đến trường khác công tác của Phòng giáo dục.

    Nghị định số 28/Cp ngày 29 tháng 4 năm 1995

    Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

    Trợ cấp khi chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

    Quy định của pháp luật về trợ cấp chuyển vùng? Trợ cấp khi chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ