Điểm liệt là gì? Quy định bao nhiêu điểm bị coi là điểm liệt?

Điểm liệt là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giai đoạn hiện nay nhất là đối với các đối tượng học sinh hay sinh viên. Điểm liệt chính là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điểm liệt là gì?

1. Điểm liệt là gì?

Mặc dù trong mỗi kỳ thi khác nhau có các quy chế về điểm liệt khác nhau thế nhưng nhìn chung nếu xét về định nghĩa, điểm liệt được hiểu cơ bản chính là mức điểm thấp nhất, giới hạn thí sinh có đủ điều kiện để các sĩ tử tham gia kỳ thi có thể được công nhận tốt nghiệp hay không.

Điểm liệt tốt nghiệp được biết đến là điểm để giới hạn thí sinh đó có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không.

Mức điểm giới hạn này chính là số điểm mà bất cứ những chủ thể là thí sinh nào khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia đều cần phải nắm rõ. Bởi ta hiểu rằng mức điểm giới hạn này chính là ranh giới quyết định thí sinh đó có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không, và bên cạnh đó thì cũng cho biết thí sinh có đậu vào các trường đại học, cao đẳng hay không.

2. Điểm liệt trong tiếng Anh là gì?

Điểm liệt trong tiếng Anh là: Paralysis point.

3. Điểm liệt có được xét tốt nghiệp THPT không?

Nếu các chủ thể có bài thi rơi vào điểm liệt thì sẽ không được xét tốt nghiệp. Quy định không được xét tốt nghiệp cụ thể như sau:

– Thí sinh có 1 môn trong bài thi tổ hợp bị dính điểm liệt hoặc 1 trong 3 môn bắt buộc (Toán – Văn – Ngoại ngữ) sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp

– Trong trường hợp thí sinh thi 1 bài thi tổ hợp, nếu bị điểm liệt trong các môn để xét tốt nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp.

– Trong trường hợp thi cả 2 bài tổ hợp, thí sinh sẽ được chọn 1 trong 2 không bị điểm liệt và có điểm cao hơn để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên các chủ thể cũng cần lưu ý rằng 3 môn độc lập Toán, Văn và Ngoại ngữ phải đạt trên 1 điểm.

– Ngoài ra, thí sinh khi đã đủ điều kiện xét tốt nghiệp và các chủ thể này có mong muốn xét đại học khối có môn Toán, Lý Hóa thì dù môn Sử hay Địa mà các chủ thể này thi tốt nghiệp bị điểm liệt thì trên thực tế vẫn không ảnh hưởng gì.

4. Quy định bao nhiêu điểm bị coi là điểm liệt?

Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế cho kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau: “Những thí sinh có đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật dẫn tới hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần ở trong bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt được số điểm trên 1.0 điểm dựa theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT”.

Như vậy, ta nhận thấy, quy định về mức điểm liệt của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2022 sẽ là: 1,0 điểm hoặc là dưới 1,0 điểm.

Theo đó, các đối tượng là những thí sinh khi dự thi đạt đủ điều kiện để có thể xét công nhận tốt nghiệp thpt 2022 là khi điểm của tất cả các bài thi, các môn thi cấu thành nên tổng điểm của bài thi tổ hợp dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều cần phải đạt trên mức 1,0 điểm dựa theo thang điểm 10.

Ta nhận thấy rằng, từ phân tích được nêu trên thì mức điểm liệt của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 so với các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trong năm 2019, 2020, 2021 thì điểm liệt vẫn sẽ được giữ nguyên và không có sự thay đổi.

Cũng căn cứ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh dự thi đủ các bài thi và môn thi theo quy định trong kỳ thi nhưng các thí sinh này chưa tốt nghiệp THPT và bên cạnh đó thì các thí sinh cũng sẽ không bị kỷ luật hủy kết quả thi nếu các thí sinh này bị điểm chết có thể bảo lưu điểm của các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 điểm trở lên. Và ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tiếp theo, thí sinh chỉ cần thi lại môn bị điểm chết. Trong trường hợp thí sinh không bảo lưu kết quả sẽ phải đăng ký thi lại tất cả các môn.

5. Cách hạn chế bị điểm liệt:

Một số các trường hợp khiến thí sinh dễ bị điểm liệt:

Có nhiều trường hợp dẫn đến thí sinh bị điểm liệt, xem ngay các sai phạm khiến thí sinh dễ mắc điểm liệt như sau:

– Khoanh toàn bài 1 đáp án là một trường hợp dẫn đến thí sinh bị điểm liệt: Theo thống kê từ Bộ có nhiều thí sinh chọn cách khoanh toàn bài 1 đáp án. Với cách làm bài này rất may rủi nên thí sinh sẽ dễ bị điểm liệt.

– Khoanh tùy hứng vào câu trả lời trường hợp dẫn đến thí sinh bị điểm liệt: Bên cạnh các em học sinh chăm chỉ ôn luyện thi thì cũng có những học sinh lơ là, học lực yếu chọn cách khoanh trắc nghiệm ngẫu nhiên.

Không làm bài thi trường hợp dẫn đến thí sinh bị điểm liệt: Một vài thí sinh vì lí do nào đó đã không chọn đáp án nào cho môn thi/ bài thi tốt nghiệp.

Cách hạn chế bị điểm liệt đối với thí sinh không làm được bất kỳ câu nào trong bài (cách khoanh bừa trắc nghiệm chống liệt):

Đây là mẹo khoanh trắc nghiệm dành cho những em chỉ muốn chống điểm liệt để đậu tốt nghiệp THPT (từ 1,25 điểm trở lên). Với phương pháp cụ thể được nêu sau đây, xác suất để các bạn có thể đạt trên 2 là khá cao. Lưu ý rằng phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu cho trường hợp thí sinh muốn đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm.

– Bước 1: Các thí sinh cần nhóm các các câu hỏi vào thành một nhóm:

Ví dụ cụ thể một đề thi trắc nghiệm có 40 câu, các chủ thể hãy nhóm 5 câu thành một nhóm: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (nếu đề thi 50 câu thì chia thành 10 nhóm).

– Bước 2: Các thí sinh thực hiện khoanh trắc nghiệm:

Ở bước thứ 2 này, các thí sinh hãy tiến hành khoanh cùng một đáp án cho các câu hỏi trong một nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D.

Ví dụ cụ thể như sau:

+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) chọn toàn bộ phương án A.

+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) chọn toàn bộ phương án B.

+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) chọn toàn bộ phương án C.

+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) chọn toàn bộ phương án D.

+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, chọn toàn bộ phương án A.

+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) chọn toàn bộ phương án B.

+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) chọn toàn bộ phương án C.

+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) chọn toàn bộ phương án D.

Với phương pháp cụ thể được nêu này các thí sinh tham gia kỳ thi cũng sẽ có cơ hội đạt mức điểm chống liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Các thí sinh cũng có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bất kỳ để kiểm chứng. Phương pháp cụ thể này có thể áp dụng với bất kỳ môn nào thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các thí sinh chỉ dành phương pháp này để nhằm mục đích có thể áp dụng cho một môn nào đó các thí sinh quá kém, chỉ cần đạt điểm chống liệt đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT và chỉ dồn sức cho các môn còn lại trong xét tuyển đại học.

Cách đạt điểm cao nhất đối với thí sinh thí sinh đã làm được bài và còn sót lại vài câu bế tắc:

Phương pháp này chính là mẹo khoanh trắc nghiệm để các thí sinh có thể làm bài một cách tốt nhất, tối ưu hóa điểm số với năng lực làm bài thực chất của mình.

– Các thí sinh sẽ cần làm các câu dễ trước: Câu dễ là dạng câu chỉ cần đọc câu hỏi là có thể biết đáp án hoặc áp dụng một hai công thức sẽ ra kết quả. Khi nhận được đề, các thí sinh hãy đọc lướt qua đề thi để có thể nhận định được câu hỏi dễ và câu hỏi khó trong bài thi. Nếu thấy câu nào dễ các thí sinh sẽ cần tính toán thật chắc chắn và chọn đáp án ngay.

– Các thí sinh sẽ cần làm các câu hỏi trung bình: Câu hỏi trung bình là dạng câu hỏi các thí sinh biết được cách làm sau khi đọc xong câu hỏi, tuy nhiên cần mất một khoảng thời gian nhất định để có thể đưa ra được đáp án do phải vận dụng nhiều công thức và tính toán. Trong khi làm bài, các thí sinh hãy đánh dấu câu nào không làm ra để sau có thể quay lại giải tiếp. Lưu ý rằng các chủ thể cũng không nên dừng lại giải một câu quá lâu để tránh mất thời gian (mỗi câu chỉ nên giải trong khoảng 2 phút).

– Sau đó các thí sinh sẽ giải các câu hỏi khó: Câu hỏi khó là dạng câu hỏi khi đọc qua các thí sinh không hiểu gì và cũng không biết cách để giải nó. Với dạng câu hỏi này, điều các thí sinh cần làm là đọc thật kỹ câu hỏi và làm thật cẩn thận từng câu (không quên chú ý thời gian làm bài), với câu hỏi này nếu trong khoảng 4 đến 5 phút không giải ra, các thí sinh hãy chuyển qua câu hỏi khác và đóng khung câu đó vào đề để đánh dấu.

– Bước tiếp theo là quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trong quá trình làm bài, có thể sẽ có một vài câu các thí sinh chưa tìm ra được cách giải nhưng khi đọc lại lần nữa lại có thể nhớ ra cách giải. Các thí sinh có thể quay lại tìm cách giải các câu này trong trường hợp còn thời gian làm bài, nếu vẫn chưa giải ra các em có thể dùng phép suy luận và khả năng loại trừ để tìm ra đáp án.

– Chọn tất cả một đáp án với những câu mà các thí sinh không thể làm được: Các thí sinh hãy thống kê trong số các câu mình đã làm được, trong 4 đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn đáp án đó cho toàn bộ cho những câu còn lại.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )