Dịch bệnh hiểm nghèo là gì? Một số dịch bệnh hiểm nghèo?

Một trong những mối lo ngại chung của toàn thế giới khi mà số ca mắc bệnh hiểm nghèo và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên. Mà đa phần những chi phí điều trị các bệnh hiểm nghèo rất cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về dịch bệnh hiểm nghèo là gì? Một số dịch bệnh hiểm nghèo?

1. Dịch bệnh hiểm nghèo là gì?

Bệnh hiểm nghèo được hiểu đại khái là những căn bệnh quái ác có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, trên các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa của loại bệnh này. Bên cạnh đó bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh huỷ hoại sức khoẻ của con người nặng nề, khi đã mắc phải thì khả năng cứu chữa là rất ít và phải chữa trị trong thời gian lâu dài, thậm chí có một số bệnh hiện nay chưa có thuốc chữa.

Dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách thống nhất về bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát rằng bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh quái ác, khó điều trị và có thể đe dọa đến tính mạng con người.

Việc xác định người mắc bệnh hiểm nghèo mới được quy định theo văn bản sau:

“Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.”

Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một không gian, tuy nhiên nếu nó lây lan sang quốc gia hoặc châu lục khác, sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân mắc bệnh, dẫn đến đại dịch.

Các chuyên gia tuyên bố, một dịch bệnh thường đòi hỏi dựa trên cơ sở về số lượng hay tỷ lệ mới mắc của một bệnh. Dịch bệnh xảy ra do các bệnh nhất định như cảm cúm, được gia tăng đáng kể các trường hợp bị nhiễm. Một số bệnh hiếm có thể phân loại là một dịch bệnh, còn những trường hợp của các bệnh phổ biến như cảm lạnh thông thường không được gọi là dịch bệnh.

Theo các con số thống kê từ Hiệp hội ung thư Việt Nam cho thấy mỗi năm, cả nước có khoảng 75.000 người chết vì ung thư. Hội tim mạch học cho biết một năm có khoảng 200.000 người chết vì bệnh lý về tim mạch. Hội phòng chống tai biến mạch máu não cung cấp thông tin có đến 100.000 người chết vì đột quỵ mỗi năm. Bộ Y tế khẳng định có 2.000 ngươi chết do nhiễm HIV/AIDS hàng năm.

2. Một số dịch bệnh hiểm nghèo:

Bởi vì các bệnh hiểm nghèo có độ nguy hiểm cao nên sẽ được ưu tiên bảo hiểm theo quy định của chính phủ. Dưới đây là danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm theo nghị định 134/2016/NĐ-CP:

Ung thư.

Nhồi máu cơ tim lần đầu.

Phẫu thuật động mạch vành.

Phẫu thuật thay van tim.

Phẫu thuật động mạch chủ.

Đột quỵ.

Hôn mê.

Bệnh xơ cứng rải rác.

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.

Bệnh Parkinson.

Liệt 2 chi.

Mù 2 mắt.

Mất 2 chi.

Mất thính lực.

Mất khả năng phát âm.

Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

Suy thận.

Bệnh nang tủy thận.

Viêm tụy mãn tính tái phát.

Suy gan.

Bệnh lupus ban đỏ.

Viêm màng não do vi khuẩn.

Viêm não nặng.

U não lành tính.

Loạn dưỡng cơ.

Bại hành tủy tiến triển.

Teo cơ tiến triển.

Viêm đa khớp dạng thấp nặng.

Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết.

Bệnh cơ tim.

Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận).

Bệnh lao phổi tiến triển.

Bỏng nặng.

Thiếu máu bất sản.

Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ.

Tăng áp lực động mạch phổi.

Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động.

Chấn thương sọ não nặng.

Bệnh chân voi.

Nhiễm HIV do nghề nghiệp.

Ghép tủy.

Bại liệt.

Dịch SARS

Ebola

Sốt rét

Dịch COVID-19

3. Những dịch bệnh hiểm nghèo nguy hiểm hiện nay:

– HIV/AIDS

Đại dịch HIV/AIDS là tên viết tắt của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là một bệnh của hệ miễn dịch gây ra.

Khi vào cơ thể người, loại virus này sẽ tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Nếu không có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị AIDS có thể rất dễ mắc phải những tổn thương khác, thường gây ra nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.

Virus lây lan qua máu, tinh dịch và chất dịch cơ thể khác, Hầu hết những người nhiễm virus HIV đều qua quan hệ tình dục hoặc dùng chung thuốc tiêm với người bị nhiễm.

Căn bệnh xuất hiện vào những năm 1980, HIV đã lây nhiễm sang khoảng 60 triệu người và khiến 30 triệu người tử vong.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 nghìn người bị nhiễm HIV mỗi năm. Vào cuối năm 2009, 1,1 triệu người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 18% những người bị bệnh này không biết họ bị nhiễm. Trên toàn thế giới, năm 2010, có khoảng 1,8 triệu trường hợp tử vong; năm 2011, có thêm khoảng 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV.

– Bệnh SARS

SARS là tên viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Vào cuối năm 2002, căn bệnh xuất hiện lần đầu tiên nhiễm vào cơ thể người tại Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, bệnh SARS đã lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không.

Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 800 người tử vong.

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus SARS đều phát triển bệnh viêm phổi. Virus lây lan qua tiếp xúc giữa người bị bệnh và người không bị bệnh. Thông qua chất dịch của bệnh nhân như đờm, nước mũi, nước bọt… để truyền nhiễm từ người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào những vật dính chất dịch đó. SARS cũng có thể lây lan rộng hơn trong không khí.

– Dịch bệnh cúm

Nhiều người cho rằng, cúm là căn bệnh bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh cúm sẽ rất nguy hiểm khi bùng phát thành dịch. Biến chứng của dịch bệnh này là làm da người bệnh chuyển sang xanh, ho dữ dội dẫn đến tự xé cơ bụng, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí dẫn đến chảy máu miệng và mũi vô cớ.

Đây là căn bệnh rất dễ lây lan và mức độ lây lan rất nhanh. Đến khi ổ dịch được dập tắt, trên thế giới đã có khoảng 2 triệu trường hợp bị tử vong vì chủng virus quái ác này.

– Dịch Ebola

Những ghi nhận năm 2014, dịch bệnh Ebola đã khiến 1603 trường hợp mắc phải và có đến 887 người tử vong tại 4 nước là: Guinea (485/358), Liberia (468/255), Nigeria (4/1), and Sierra Leone (646/273).

Từ ngày 31/7 – 1/8/2014, tại 4 quốc gia trên đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới bao gồm 61 trường hợp tử vong, cụ thể đó là: Guinea (13/12), Liberia (77/28), Nigeria (1/0), và Sierra Leone (72/21).

– Dịch tả

Bệnh tả là căn bệnh phổ biến ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và sau đó lan truyền ra khắp thế giới vào thế kỷ 19. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của căn bệnh này là thực phẩm và nước uống. Dịch bệnh xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) từ Ấn Độ đến Nga vào năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu và từ đây lan sang Bắc Mỹ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )