Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 năm học 2024 - 2025 có đáp án trong đó là những câu hỏi về phần đọc, phần viết về đề cương ôn tập giúp các em học sinh sẵn sàng khi làm bài thi thật.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Việt 4 năm học 2024 – 2025:
Đây là đề cương ôn thi chi tiết học kì 1 Tiếng Việt 4 với các chủ đề:
I. Đọc hiểu văn bản:
– Đọc hiểu đoạn văn ngắn:
+ Hiểu được ý chính của đoạn văn.
+ Hiểu được ý nghĩa của các từ và câu trong văn bản.
+ Biết trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của văn bản.
+ Tìm được thông tin cần thiết trong văn bản.
– Đọc hiểu đoạn văn dài:
+ Hiểu được ý chính của đoạn văn dài.
+ Hiểu được ý nghĩa của các từ, cụm từ và câu trong văn bản.
+ Biết trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của văn bản.
+ Tìm được thông tin cần thiết trong văn bản.
+ Phân tích và nhận xét về nội dung, ý nghĩa của văn bản.
II. Kiến thức văn bản:
– Biết cách viết đoạn văn ngắn với chủ đề được chỉ định.
– Viết được đoạn văn ngắn theo đúng cấu trúc và yêu cầu.
– Biết cách sử dụng các từ để liên kết các ý trong bài viết.
– Viết được đoạn văn dài với chủ đề được chỉ định.
– Viết được đoạn văn dài theo đúng cấu trúc và yêu cầu.
– Biết cách phân tích và nhận xét về nội dung, ý nghĩa của văn bản.
2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi thứ nhất:
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3đ)
GV cho HS bốc thăm đọc trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong sách TV4 tập 1.
II. ĐỌC HIỂU:(7đ)
Đọc thầm bài: “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Cái giá của sự trung thực
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
– Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: ” Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la”.
(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)
1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
Câu 1: (0,5đ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? (M1)
a. Bảy tuổi trở xuống.
b. Sáu tuổi trở xuống.
c. Năm tuổi trở xuống.
d. Tám tuổi trở xuống.
Câu 2: (0,5đ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? (M1)
a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
b. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
c. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.
d. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi.
Câu 3:(0,5đ) Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? (M2)
a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.
c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.
d. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi.
Câu 4: (0,5đ) Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la theo cách đó? (M2)
a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
d. Vì ông ta sợ bị bạn la.
Câu 5: (1đ) Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói: “…Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.” Em hiểu nói đó có ý nghĩa như thế nào(M3)
…
Câu 6: (1đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?(M4)
2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).
Câu 1: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ ghép có nghĩa tổng hợp? (M1)
a. Nương sắn.
b. Nương rẫy.
c. Nương ngô.
d. Nương khoai.
Câu 2: (0,5đ) Dấu hai chấm (:) trong câu có tác dụng gì? (M2)
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Kết thúc một câu cảm.
d. Kết thúc một câu kể.
Câu 3: (1đ) Em hãy đặt một câu kể để kể các việc làm hằng ngày sau khi đi học về.(M3)
…
Câu 4: (1đ) Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về Ý chí – Nghị lực.(M4)
B. Phần viết
I. Chính tả: (Nghe – viết): (2 điểm)
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc
1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
Câu 1:(0.5đ) b
Câu 2: (0.5đ) a
Câu 3:(0.5đ) b
Câu 4: (0.5đ) c
Câu 5: (1đ) Lòng trung thực là vô giá. Sự kính trọng của mọi người đối với mình là không thể mua được.
Câu 6: (1đ) Cần phải trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.
2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).
Câu 1: (0.5đ) b
Câu 2: (0.5đ) b
Câu 3: (1đ) HS đặt đúng yêu cầu cho 1 điểm.
Sau mỗi buổi học ở trường, em cùng Hoàng đi đá bóng tại sân bóng của nhà nhà văn hóa phường.
Câu 4: (1đ) HS tìm được thành ngữ hoặc tục ngữ cho 1 điểm.
– Có công mài sắt, có ngày nên kim.
– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả: (Nghe – viết): (2 điểm)
Thời gian HS viết bài: 15 phút.
Bài viết: Văn hay chữ tốt
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 129)
Cho HS viết đề bài và đoạn từ Cao Bá Quát vui vẻ trả lời…..luyện viết chữ sao cho đẹp “sách TV 4 tập 1 trang 129)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm).
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 2 điểm
– Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn: (8đ)
– Viết bài văn với bố cục rõ ràng, bao gồm phần mở bài, phần thân và phần kết bài. (1 điểm)
– Giới thiệu đầy đủ về đồ chơi cần mô tả. (1 điểm)
– Miêu tả chi tiết từng bộ phận của đồ chơi đó. (2 điểm)
– Đề cập đến điểm nổi bật của đồ chơi so với các đồ chơi khác. (1 điểm)
– Thể hiện cảm xúc và tình cảm của người viết đối với đồ chơi. (1 điểm)
– Sử dụng chữ viết đẹp, đúng chính tả và trình bày sạch sẽ, đúng quy định. (0,5 điểm)
– Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa và rõ ràng, và sử dụng dấu câu đúng cách. (0,5 điểm)
– Bài viết cần có sự sáng tạo và lôi cuốn người đọc với ý văn rõ ràng. (1 điểm)
– Điểm số sẽ phụ thuộc vào mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết.
– Lưu ý: Sai lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm, từ 0,5 đến 1 điểm toàn bài.
2.2 Đề thi thứ hai:
I. Kiểm tra đọc.(10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: 4 điểm
Giáo viên gọi từng học sinh đọc một trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn, bài đọc của giáo viên đưa ra:
1. Bài “Ông Trạng thả diều” Sách HDH trang 111
2. Bài “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” Sách HDH trang 124
3. Bài “Người tìm đường lên các vì sao” Sách HDH trang 135.
4. Bài: “Văn hay chữ tốt” Sách HDH trang 140.
5. Bài “Cánh diều tuổi thơ” Sách HDH trang 160.
2. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt tác. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê thiên nhiên đúng hay sai.(M1) 0,5đ
A. Đúng
B. Sai
2. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? (M1) 0,5đ
A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
3. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? (M2) 1đ
A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? M2 (1đ)
A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
5. Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?” được dùng làm gì? M3 (1đ)
A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
6. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau: M3 (1đ)
Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.
7. Nội dung bài văn trên nói lên điều gì? M4 (1đ)
II. Kiểm tra viết: 10 điểm
1. Chính tả (4 Điểm) Nghe viết bài: Chiếc áo búp bê; Sách HDH- trang 147
2. Tập làm văn: (6 Điểm) Em hãy viết một bức thư cho người thân để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của em trong học kì một vừa qua.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
I. Kiểm tra đọc: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: 4 điểm
- GV kiểm tra đọc thành tiếng lần lượt từng HS. Đọc 1 đoạn văn một trong các bài Tập đọc trên, và cho HS trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, cụm từ, tốc độ đạt yêu cầu: 3đ.
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm. Tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,25đ …
2. Đọc hiểu: 6 điểm.
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: A
II. Kiểm tra viết: 10 điểm.
1. Chính tả: 4 điểm.
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 3điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định,…) trừ 0,25 điểm. (Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,… bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.)
2. Tập làm văn: 6 điểm.
– Viết được theo yêu cầu của đề bài và đầy đủ bài văn gồm 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài sử dụng câu từ phù hợp, hay…): 6 điểm.
– Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1 điểm.
– Chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp: 1 điểm.
3. Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 5 |
Câu số | 1,2 |
| 3,4 |
| 5 |
|
|
|
| |
Số điểm | 1 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 4 | |
Kiến thức văn bản | Số câu |
|
|
|
|
| 1 |
| 1 | 2 |
Câu số |
|
|
|
|
| 6 |
| 7 |
| |
Số điểm |
|
|
|
|
| 1 |
| 1 | 2 | |
Tổng số câu | 2 |
| 2 |
| 1 | 1 |
| 1 | 7 | |
Tổng số điểm | 1 |
| 2 |
| 1 | 1 |
| 1 | 6 |