Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 có hai phần chính là đọc hiểu và viết giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và khả năng tư duy, phân tích văn bản. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2024 – 2025:
Đây là một đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 mà bạn có thể tham khảo:
I. Đọc hiểu:
– Truyện ngắn: đặc điểm, tác giả, nội dung và cảm nhận của nhân vật
– Các dạng văn nghị luận, văn miêu tả, văn biểu cảm trong truyện ngắn
– Kỹ năng đọc hiểu: tìm hiểu ý nghĩa các từ và câu trong văn bản, tìm thông tin chi tiết, xác định ý chính của văn bản,…
II. Viết:
– Tả cảnh: miêu tả một địa điểm, một vật thể hoặc một sự việc theo một đề bài cho trước
– Kể chuyện: kể lại một câu chuyện có sẵn hoặc viết một câu chuyện do bạn tự tưởng tượng
– Văn nghị luận: viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề cụ thể, đưa ra quan điểm của mình và lập luận để bảo vệ quan điểm đó
– Viết tắt và viết lại câu: đọc và viết lại các câu bị lỗi chính tả hoặc viết tắt
2. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi thứ nhất:
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm 1948, trường Đại học Oxford tổ chức một buổi diễn thuyết có chủ để “Bí quyết thành công, người được mời nói chuyện là thủ tướng Churchul danh tiếng của nước Anh.
Hôm đó, trong hội trưởng đông nghịt người, phóng viên các tòa bảo lớn, trên khắp thế giới đều có mặt. Rất lâu sau, ngài Church mới giơ tay ra hiệu mọi người im lặng. Ông nói:
– Bí quyết thành công của tôi có ba điều: “Thứ nhất, không bỏ cuộc; thứ hai, quyết không bỏ cuộc; thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc! Bài diễn thuyết đến đây xin kết thúc.”
Nói xong, ông rời khỏi bục. Cả hội trong im lặng hồi lâu, rồi một tràng pháo tay vang lên, vang mãi không dứt.
(Trich Quyết không bỏ cuộc – Hạt giống tâm hồn 13)
a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Chỉ ra một danh từ riêng và một chỉ từ có trong đoạn trích. Đặt một câu với chỉ từ vừa tìm được.
c. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ đoạn trích trên.
Câu 2: (3 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay. Trong đó có sử dụng một chỉ tử và một từ mượn (gạch dưới và chú thích).
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết bài văn thuật lại sự kiện mít – tinh mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trưởng em
Đáp án Đề thi Văn 6 giữa kì 2 KNTT số 1
Câu 1
a.
– Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
– Nội dung chính: Kể lại buổi diễn thuyết của thủ tướng nước Anh.
b.
– Danh tử riêng: Đại học Oxford
– Chỉ từ: “đó”
– Đặt câu với chỉ từ: Cô bạn đó là cô bạn thân nhất của tôi.
c.
– Bài học: Kiên trì để đạt được mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc.
Câu 2.
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.
– Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.
+ Đoạn văn có sử dụng từ mượn và chỉ từ.
– Hướng dẫn cụ thể:
Mở đoạn: Về vấn đề vệ sinh trường học, ta có thể nói đây là một vấn đề cần thiết và quan trọng để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Thân đoạn:
– Giải thích: Việc giữ gìn vệ sinh trường lớp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ không gian học tập của chúng ta tránh khỏi việc bị ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại và các tác nhân gây bệnh hại khác.
– Biểu hiện:
+ Tôn trọng tài sản của trường bằng việc không làm bẩn, làm hỏng bàn ghế, tường và các vật dụng khác.
+ Giữ vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ và ngăn ngừa việc vứt rác bừa bãi.
+ Tham gia cùng lớp tổ chức làm vệ sinh tập thể để bảo vệ khuôn viên trường học, lớp học khỏi rác bẩn.
– Phê phán: Đáng tiếc là vẫn còn một số học sinh không thực sự quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Họ không chỉ lười làm việc vệ sinh mà còn vô tình tạo ra rác thải và chất thải trên khắp trường học, lớp học. Hành động này là không đáng khích lệ.
– Bài học: Việc giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Môi trường học tập sạch sẽ không chỉ giúp chúng ta học tập tốt hơn mà còn bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
Kết đoạn: Tóm lại, việc giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
2.2. Đề thi thứ hai:
I .ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
DỰA VÀO BẢN THÂN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên mẹ, sâu róm
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
D. Sâu róm, giun đất
Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?
A. Vì chị có xương và bò rất nhanh
B. Vì chị biến thành bướm
C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?
A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.
Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Người mẹ.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Lòng đất.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1. Bảo vệ | a. Từ thuần Việt |
2. Ốc sên | b. Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu |
c.Từ Hán Việt |
Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào trời đất.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào chính mình.
Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,…)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
| 1 | C | 0,5 |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | 1+c; 2+a | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
| 9 | Bài học: không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lâp, dựa vào chính mình để có thể thành công | 1,0 |
| 10 | Nêu được một số hành động của bản thân: có ý thức tự học, biết giúp đỡ gia đình,… | 1,0 |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm của bản thân | 0,25 | |
| c. Kể lại trải nghiệm HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
| |
| *Về nội dung – Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. – Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. * Về nghệ thuật – Sử dụng ngôi kể thứ nhất. – Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết
| Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngắn | Nhận biết: – Nhận biết các chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. – Nhận ra từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép); từ đa nghĩa, từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Nêu được chủ đề của văn bản. – Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. – Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. – Phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. – Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: – Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. | 3 TN
|
5TN
| 2TL
|
|
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. |
|
|
| 1TL*
|
Tổng |
| 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |