Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật hình sự

Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật hình sự » Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm
  • 15/03/202015/03/2020
  • bởi Luật gia Chu Thanh Hương
  • Luật gia Chu Thanh Hương
    15/03/2020
    Tư vấn pháp luật hình sự
    0

    Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm. Có 4 dấu hiệu của tội phạm là: tính có lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu hình phạt.

    Mục lục

    • 1 1. Tính nguy hiểm cho xã hội
    • 2 2. Tính có lỗi
    • 3 3. Tính trái pháp luật hình sự
    • 4 4. Tính phải chịu hình phạt

    Tội phạm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự là :”Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội..”

    Để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố: tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác.

    Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tội phạm qua các mặt khái niệm, dấu hiệu và cấu thành tội phạm là như thế nào?

    1. Tính nguy hiểm cho xã hội

    Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử.

    Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, điều này đã được thể hiện qua các quy định của pháp luật:

    Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 đã khẳng định :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”. Như vậy tính nguy hiểm chính là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.

    Khoản 4 Điều 8 :” Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Như vậy dấu hiệu tội phạm được coi là dấu hiệu tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một hành vi có đủ 3 dấu hiêu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là không đáng kế thì không bị coi là tội phạm.

    Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 29 Bộ luật hình sự 2015.

    “1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý nghĩa của cấu thành tội phạm?

    b) Khi có quyết định đại xá.

    2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

    c, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt  được Nhà nước và xã hội thừa nhận.”

    Như vậy, chúng ta có thể thấy tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.

    2. Tính có lỗi

           Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm.

    Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.

    Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự?

    Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

    Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

    Phân loại lỗi:

    Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
    1. Lỗi cố ý
    – Lỗi cố ý trực tiếp:Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Ví dụ: A thấy B đi uống rượu rồi nảy sinh mâu thuẫn với C, A về nhà lấy dao ra quán tìm C và chém liên tiếp vào C dẫn đến C chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.
    – Lỗi cố ý gián tiếp:Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Ví dụ: Ao cá nhà A hay bị trộm, A giăng bẫy điện để chống trộm. Chị B đi ra qua đó nhưng không biết nên vào ao nhà A để rửa chân tay và bị điện giật chết. Tuy A đã thấy trước hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.

    2. Lỗi vô ý

    – Lỗi vô ý vì quá tự tin:Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Ví dụ: A vì quá tự tin với khả năng lái xe của mình nên khi thấy một người đang qua đường và một chiếc ô tô đi đằng trước khoảng cách rất hẹp không đủ cho xe máy đi qua. Nhưng vì tự tin nên A vẫn cố vượt lên trước dẫn tới hậu quả do lệch tay lái nên A đã đâm vào người qua đường. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.
    – Lỗi vô ý do cẩu thả: Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.

    Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:

    Luât hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó.

    Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.

    dau-hieu-cua-toi-pham

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo mới nhất năm 2021

    3. Tính trái pháp luật hình sự

    Tính trái pháp luật hình sự cũng được thể hiện thông qua Điều 8 là :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…được quy định trong Bộ luật hình sự..”.

    Trong bộ luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự không chỉ được thể hiện ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7. Điều 2 quy định :”chỉ người nào phạm tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự…”

    Như vậy tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Những hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Luật hình sự. Tính trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện.

    Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.

    4. Tính phải chịu hình phạt

    Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm cũng không có hình phạt.

    Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng hình phạt.

    Trên đây là toàn bộ những thông tin và câu trả lời mà Luật Dương gia cung cấp để giải đáp những thắc mắc của bạn. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đưa ra những phương án tối ưu nhất để giải quyết được vấn đề mà bạn đang vướng mắc.

    Để được tư vấn thêm và hiểu rõ hơn về tội phạm, dấu hiệu và cấu thành tội phạm được quy định ra sao, cụ thể như thế nào thì bạn vui lòng liên hệ với Luật Dương Gia tại Hotline 1900.6568 .

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Chu Thanh Hương

    Chức vụ: nhân viên

    Lĩnh vực tư vấn: Đất đai, BHXH, Lao động, Dân sự

    Trình độ đào tạo: Cử nhân Luật

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

    Tổng số bài viết: 182 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    - Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
    - Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội không tố giác tội phạm
    - Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội che giấu tội phạm
    - Không tố giác tội phạm có sao không? Xử lý đối với hành vi không tố giác?
    - Cấu thành tội phạm, mức phạt tù tội mua bán trái phép ma túy
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Cấu thành tội phạm

    Dấu hiệu phạm tội

    Dấu hiệu tội phạm

    Tội phạm

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?
    Bị quấy rối bằng điện thoại phải làm sao? Tội quấy rối làm phiền người khác?
    Quy định của pháp luật về tiền án, tiền sự mới nhất năm 2021
    Mất liên lạc bao lâu thì là mất tích? Mất tích bao lâu thì được báo công an?
    Ép người yêu phá thai, ép vợ bỏ con có vi phạm pháp luật không?
    Con cái hư hỏng, bố mẹ có quyền quyết định đưa con vào trại giáo dưỡng?
    Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015
    Quy định về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
    Các tin mới nhất
    Cử tri là gì? Đại cử tri là gì? Khác biệt giữa Phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông?
    So sánh giữa điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ công chức, viên chức?
    Quy định về luân chuyển cán bộ, công chức mới nhất năm 2021
    Phí bảo trì chung cư là gì? Quy định về bàn giao và sử dụng quỹ bảo trì chung cư?
    Điều kiện và thẩm quyền xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3
    Đối chiếu công nợ là gì? Quy định pháp luật về đối chiếu công nợ?
    Các loại hợp đồng lao động, các hình thức hợp đồng lao động mới nhất?
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội tổ chức đánh bạc
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Không tố giác tội phạm có sao không? Xử lý đối với hành vi không tố giác?
    10/08/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội che giấu tội phạm
    10/08/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội không tố giác tội phạm
    10/08/2020
    Cấu thành tội phạm, mức hình phạt tù đối với tội nhận hối lộ
    25/07/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng
    25/07/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù tội tổ chức sử dụng ma túy
    25/07/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù tội mua bán trái phép ma túy
    25/07/2020
    Phân tích cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội đào ngũ
    11/05/2020
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội huỷ hoại tài sản
    11/05/2020
    Cấu thành tội phạm, mức hình phạt tù đối với tội vu khống
    11/05/2020