Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngang Bộ? Nhiệm vụ, địa chỉ?

Tư vấn pháp luật

Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngang Bộ? Nhiệm vụ, địa chỉ?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    26/01/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    Trong suốt 77 năm hoạt động, Đài Tiếng nói Việt nam đã luôn đồng hành cùng dân trong những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Thông qua 4 loại hình báo chí Đài Tiếng nói Việt Nam đã kết nối hàng triệu trái tim Việt nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngang Bộ?
    • 2 2. Nhiệm vụ của Đài tiếng nói Việt Nam:
    • 3 3. Cơ cấu tổ chức của đài tiếng nói Việt Nam:
    • 4 4. Địa chỉ của đài tiếng nói Việt Nam:
    • 5 5. Lãnh đạo của đài tiếng nói Việt Nam:

    1. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngang Bộ?

    Cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

    Cơ quan ngang bộ được thành lập hay bị bãi bỏ do Chính phủ trình Quốc Hội phê duyệt. Và Chính phủ sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan ngang bộ

    Tại Nghị quyết số 03/2011/QH13 về cơ cấu tổ chức của chính phủ và số phố thủ tướng chính phủ nhiệm kì khoán XIII quy định về những cơ quan ngang bộ bao gồm 04 cơ quan sau:

    + Ủy ban Dân tộc;

    + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    + Thanh tra Chính phủ;

    + Văn phòng Chính phủ.

    Tại Điều 1 Nghị định 92/2022/NĐ-CP có quy định về vị trí của đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện. Chức năng quả đài tiếng nói Việt Nam là thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó góp phần giáo dục nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thông qua các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.

    Đài tiếng nói Việt Nam có tên viết tắt Tiếng Việt là TNVN

    Tên giao dịch quốc tế tiếng  Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.

    Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.

    Như vậy, đài tiếng nói Việt Nam không phải là cơ quan ngang bộ mà là cơ quan thuộc Chính phủ, tổng giám đốc hiện nay là ông Đỗ Tiến Sỹ.

    2. Nhiệm vụ của Đài tiếng nói Việt Nam:

    Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ, do chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. (Điều 3 Nghị định 10/2016/NĐ-CP)

    Tại Điều 2 Nghị định 92/2022/NĐ-CP của chính phủ quy định về nhiệm vụ của Đài tiếng nói Việt Nam, cụ thể như sau:

     – Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

    – Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí Việt Nam.

    – Đài tiếng nói Việt Nam được quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phạm vi phủ sóng, phạm vi tác động thông tin đối nội và đối ngoại và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động theo quy định của pháp luật.

    – Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.

    – Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.

    – Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.

    – Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật

    – Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam để sản xuất nội dung; truyền dẫn tín hiệu trên hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng; phát sóng trên phương thức phát thanh mặt đất và vệ tinh; cung cấp trên nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam và nền tảng số khác các chương trình, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật

    – Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.

    – Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    – Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp có đặc thù riêng, Đài Tiếng nói Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam.

    + Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    + Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

    + Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và người lao động; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

    + Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

    + Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    + Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    + Đài tiếng nói Việt Nam Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

    3. Cơ cấu tổ chức của đài tiếng nói Việt Nam:

    STT Đơn vị Nhiệm vụ
    1  Ban Thư ký biên tập.  Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc
    2 Ban Tổ chức cán bộ
    3 Ban Kế hoạch – Tài chính
    4 Ban hợp tác quốc tế
    5 Văn phòng.
    6 Ban thời sự (VOV1) Tổ chức sản xuất nội dung, chương trình
    7 Ban Văn hóa – Xã hội (VOV2).
    8 Ban Âm nhạc (VOV3).
    9 Ban Dân tộc (VOV4).
    10 Ban Đối ngoại (VOV5)
    11 Ban Văn học – Nghệ thuật (VOV6)
    12 Báo Điện tử VOV (VOV.VN)
    13 Báo Tiếng nói Việt Nam (Báo VOV)
    14 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
    15 Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)
    16 Kênh VOV Giao thông (VOVGT)
    17 Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc
    18 Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc
    19  Cơ quan thường trú khu vực Miền Trung
    20 Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên
    21 Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
    22 Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long
    23  Các cơ quan thường trú tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật
    24 Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ Chương trình
    25 Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình Tổ chức truyền dẫn, phát sóng
    26  Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông Đơn vị sự nghiệp khác
    27 Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Truyền thông (R&D).

    Ban Thư ký biên tập có 05 phòng, Ban Kế hoạch – Tài chính có 02 phòng, Văn phòng có 05 phòng.

    4. Địa chỉ của đài tiếng nói Việt Nam:

    Địa chỉ: Số 58 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Điện thoại: 024.8255694
    Fax: 024.8265875
    Email:
    Địa chỉ website: https://vov.gov.vn/

    5. Lãnh đạo của đài tiếng nói Việt Nam:

    – Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.

    – Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

    – Tổng Giám đốc đài tiếng nói Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam; các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.

    – Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Nghị định 92/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam

    – Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ

    – Nghị quyết số 03/2011/QH13 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng chính phủ nhiệm kì khoá XIII

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ