Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Công Văn » Công văn số 7985/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Công Văn

Công văn số 7985/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • 12/12/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    12/12/2021
    Công Văn
    0

    Số hiệu: 7985/BGDĐT-GDTrH

    Loại văn bản: Công văn

    Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Người ký: Lê Quán Tần

    Ngày ban hành: 01/09/2008

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 7985/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ——

    Mục lục bài viết

          • 0.0.0.1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————
    • 1 Số: 7985/BGDĐT-GDTrH V/v: HD thực hiện CT dạy TC tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2008-2009
      • 1.1 Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2008

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————

    Số: 7985/BGDĐT-GDTrH
    V/v: HD thực hiện CT dạy TC tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp năm học 2008-2009

    Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2008

     

    Kính gửi:

    Các Sở GDĐT: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bến Tre

     

    Trong thời gian qua với sự nỗ lực của các địa phương, Chương trình Dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp đã đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh. Các đối tác Pháp ngữ, trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương, đều đánh giá cao tầm quan trọng, sự cần thiết của Chương trình và sẽ tiếp tục hỗ trợ thực hiện Chương trình. Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện Chương trình này trong năm học 2008-2009 như sau:

    A. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

    1. Thực hiện mục tiêu tổng thể của Chương trình: một mặt đảm bảo cho học sinh nắm vững tiếng Pháp, mặt khác từng bước sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ để tiếp thu kiến thức khoa học thông qua các môn học dạy bằng tiếng Pháp. Chương trình và các tài liệu sư phạm giúp học sinh mở rộng hiểu biết về thế giới, nâng cao kiến thức đã học bằng tiếng Việt, phát triển các kỹ năng và phương pháp học tập mới.

    2. Ngoài hệ 12 năm (lộ trình A), các Sở GDĐT xem xét nhu cầu của học sinh có thể đề nghị được mở lại Chương trình 7 năm (lộ trình B), hoặc các lớp tiếng Pháp tăng cường (không học các môn khoa học bằng tiếng Pháp), từ lớp 6. Cần đảm bảo cho học sinh sau mỗi cấp học đạt các điều kiện quy định về học lực được tiếp tục theo học ở cấp học tiếp theo.

    3. Duy trì và phát triển dạy học tiếng Pháp Ngoại ngữ 1 (NN1) hệ 7 năm bắt đầu từ lớp 6 bên cạnh các lớp tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp trong mạng lưới trường lớp liên thông, tạo điều kiện cho học sinh được học liên tục tiếng Pháp trong suốt quá trình học tập ở trường phổ thông.

    4. Tùy điều kiện, có thể đưa tiếng Anh làm NN2 từ lớp 6 cho các lớp tiếng Pháp tăng cường (đã học tiếng Pháp từ tiểu học – lộ trình A) và từ lớp 10 cho những lớp học tiếng Pháp từ lớp 6. Sử dụng sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh mới cho lớp 6, SGK tiếng Anh hệ 3 năm cho cấp THPT. Đối với các lớp đã dạy tiếng Anh NN2 từ trước, sử dụng SGK như đã đăng kí với Bộ và thực hiện như đã hướng dẫn từ lúc mở lớp.

    5. Tạo điều kiện để học sinh của Chương trình được học đầy đủ các môn khoa học bằng tiếng Pháp (Toán và Vật lí), nơi khó khăn cũng cần dạy học 1 trong 2 môn. 

    6. Rà soát, tuyển dụng bổ sung giáo viên tiếng Pháp và các môn khoa học dạy bằng tiếng Pháp để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đủ năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của Chương trình.

    7. Sử dụng ngân sách giáo dục và nguồn huy động ngoài ngân sách để trả lương cho giáo viên hợp đồng, giáo viên thỉnh giảng trong Chương trình và trả phụ cấp lương cho giáo viên. Mức trả lương cho giáo viên hợp đồng và phụ cấp lương do các Sở GDĐT quyết định cần căn cứ vào nguồn thu, tính đến mặt bằng giá hiện tại để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho giáo viên, động viên giáo viên đầu tư cao nhất để nâng cao chất lượng dạy học. Mức lương của giáo viên hợp đồng khi hoàn thành định mức giảng dạy cần được trả tối thiểu bằng mức lương của giáo viên đã được biên chế có cùng thâm niên, cùng cấp học.

    8. Cuối cấp THPT, Bộ GDĐT sẽ cấp Chứng chỉ  tốt nghiệp Chương trình tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp và Đại sứ quán Pháp sẽ cấp xác nhận kết quả kỳ thi hết cấp THPT của Chương trình để cho phép ghi tên học tại các cơ sở đào tạo Pháp ngữ tại Việt Nam hoặc tại Pháp mà không cần có một chứng chỉ tiếng Pháp nào khác. Học sinh thi không đỗ sẽ được đăng ký dự thi lại vào kỳ thi năm sau. Trung tâm thi Pháp ngữ tiếp tục quản lý, tổ chức các kỳ thi hết cấp THCS, hết cấp THPT và việc cấp chứng chỉ Pháp ngữ.

    9. Thực hiện kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập. Trung tâm thi Pháp ngữ (CEF) sẽ gửi các đề nguồn kiểm tra học kỳ do Trợ lý sư phạm biên soạn để các Sở  tham khảo biên soạn đề kiểm tra (Quy định cụ thể về kiểm tra và đánh giá thực hiện theo văn bản Hướng dẫn số 13605/THPT ngày 13/12/2001).

    10. Các trường làm đầy đủ học bạ song ngữ cho học sinh các cấp, học bạ cấp THCS sẽ được sử dụng tiếp ở  cấp THPT.

    B. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ

    I. TỔ CHỨC DẠY HỌC

    1. Cấp Tiểu học

    a) Về nội dung, thực hiện như tài liệu hướng dẫn giảng dạy đối với cấp tiểu học.

    b) Về thời lượng, duy trì 420 phút cho các hoạt động trên lớp (12 tiết học, mỗi tiết 35 phút mỗi tuần). Việc phân chia thời khoá biểu cụ thể do hiệu trưởng thực hiện trên cơ sở chia đều các tiết học trong tuần, tránh tập trung nhiều tiết trong một buổi học. Không dạy ra ngoài nội dung, kiến thức theo quy định của Chư­ơng trình, không dạy thêm để tránh quá tải đối với học sinh.

    c) Về sách giáo khoa, dùng bộ sách “Petite Grenouille 1 & 2” cho các lớp 1, 2 và 3; dùng sách “Ici et Ailleurs 4è” và sách “Ici au Vietnam  4è” cho lớp 4 ; dùng sách “Ici et Ailleurs 5è” và sách “Ici au Vietnam  5è” cho lớp 5.

    Bộ tài liệu tăng cường cho Chương trình đã được sử dụng từ năm học 2004-2005; tài liệu này cho phép hoàn thiện các hoạt động dạy học. Đó là các tài liệu sau đây:

    – Conseils pour les animations dans les classes bilingues au niveau primaire, tập 1 và tập 2;

    – Dossier de renforcement 3e année Classes bilingues Vietnam, tập 1 và 2;

    – Réaménagement du programme de français et de culture francophone en classes de 4e et 5e;

    – Phân phối chương trình môn Toán các lớp 4, 5;

    – Bảng điều chỉnh ch­ương trình “Eveil” các lớp 4, 5.

    2. Cấp Trung học cơ sở

    2.1. Lộ trình A

    a) Thực hiện theo tài liệu hư­ớng dẫn dạy học các bộ môn lộ trình A.

    b) Thời lượng 12 tiết/tuần chung cho cả tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp. Trong đó: lớp 6, môn Toán: 3 tiết/tuần; tiếng Pháp: 9 tiết/tuần; các lớp 7, 8 và 9: môn tiếng Pháp: 7,5 tiết/tuần (học kỳ 1: 8 tiết, học kỳ 2: 7 tiết); Vật lí: 1,5 tiết/tuần (học kỳ 1: 1 tiết, học kỳ 2: 02 tiết); Toán: 3 tiết/ tuần. Nếu chư­a dạy đủ các môn khoa học cần đảm bảo dạy  8 tiết tiếng Pháp/tuần.

    c) Về SGK:

    – Môn tiếng Pháp: dùng bộ sách “Ici et Ailleurs”.

    – Môn Toán các lớp 6, 7, 8 và 9: dùng bộ SGK “Triangle”.

    – Môn Vật lí các lớp 7, 8 và 9: dùng tài liệu biên soạn theo chủ đề (Dossiers thématiques).

    2.2. Lộ trình B

    a) Thời lượng: 9 tiết/tuần: lớp 6 gồm 7 tiết tiếng Pháp/tuần và 2 tiết Toán/tuần; từ lớp 7 đến lớp 9 gồm 6 tiết tiếng Pháp/tuần, 2 tiết Toán/tuần và 1 tiết Vật lí/tuần.

    b) SGK:

    – Môn tiếng Pháp, dùng SGK tiếng Pháp (hệ 7 năm biên soạn tại Trung tâm nghiên cứu sư phạm quốc tế Paris – CIEP) và các tài liệu bổ trợ.

    – Môn Toán các lớp 6, 7, 8 và 9, dùng bộ SGK “Triangle”.

    – Đối với môn Vật lý các lớp 7, 8 và 9, dùng tài liệu biên soạn theo chủ đề (Dossiers thématiques).

    c. Dạy học môn Toán và Vật lí: Phải phù hợp với trình độ tiếng Pháp của học sinh lộ trình B, phối hợp với giáo viên tiếng Pháp cung cấp từ vựng và những khái niệm cơ bản về Toán và Vật lí, nhất là trong 2 năm học đầu cấp, huy động các kiến thức bộ môn mà học sinh đã tích lũy trong chương trình bằng tiếng Việt, sao cho đến cấp THPT học sinh hệ B có thể học các môn này với yêu cầu tương đương với học sinh hệ A.

    2.3. Các lớp tiếng Pháp tăng cường

    Giảng dạy tiếng Pháp theo chương trình, thời lượng, SGK và kiểm tra, đánh giá như Chương trình Dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp lộ trình B.

    3. Cấp Trung học phổ thông (cả 2 lộ trình A và B)

    a) Nội dung dạy học: Thực hiện như nêu trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy các bộ môn viết cho lộ trình A và B.

    b) Thời lượng: 12 tiết/tuần, trong đó Toán: 3 tiết/tuần; Vật lí: 2 tiết/tuần, tiếng Pháp: 7 tiết/tuần.

    c) SGK:

    – Lộ trình A, sử dụng các cuốn “Recueil de textes 10e A”, “Recueil de textes 11e A”, “Recueil de textes 12e A” biên soạn lại năm 2006 và các sách giáo viên tương ứng (Guides pedagogiques).

    – Lộ trình B, môn tiếng Pháp dùng SGK “Tiếng Pháp” (SGK hợp tác với Pháp, hệ 7 năm) và các tài liệu bổ trợ.

    – Các môn Toán và Vật lí, dùng tài liệu biên soạn theo chủ đề (dossiers thématiques) chung cho cả 2 lộ trình.

    II. KẾ HOẠCH THI HẾT CẤP THCS VÀ CẤP THPT

    1. Thời gian làm bài thi

    Thời gian làm bài thi tiếng Pháp (kể cả thời gian nghe băng ghi âm) lớp 9: 120 phút; lớp 12: 180 phút; thời gian làm bài mỗi bài thi môn khoa học đối với lớp 9 là 60 phút, đối với lớp 12 là 120 phút.

    2. Kiểm tra điều kiện dự thi

    Các Sở GDĐT kiểm tra hồ sơ học bạ của học sinh và chỉ chấp nhận những học sinh có đủ điều kiện dự thi; gửi học bạ học sinh lớp 12 dự thi tốt nghiệp tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp THPT về Trung tâm thi Pháp ngữ trước ngày 5/6/2009 để có đủ hồ sơ xét duyệt kết quả thi.

    3. Lịch thi

    Lớp 9 THCS: ngày 10/6/2009; lớp 12 THPT: các ngày 15-16/6/2009.

    4. Hình thức thi

    a) Thi nói môn tiếng Pháp (chỉ dành cho lớp 11 lộ trình A):

    Nội dung thi chủ yếu trong phạm vi chương trình lớp 11; thời gian thi trong tháng 5/2009 (ngày cụ thể sẽ thông báo sau), thời gian làm bài 15 phút.

    Điểm bài thi nói sẽ được tính vào điểm môn tiếng Pháp lớp 12 tại kỳ thi cấp Chứng chỉ Pháp ngữ với tỷ lệ 20% (2,0 điểm trên tổng số 10 điểm của bài thi).

    b) Thi viết:

    – Tiếng Pháp: Học sinh lớp 9 cũng như học sinh lớp 12 sẽ được đánh giá qua các phần: nghe hiểu, đọc hiểu, kiến thức ngữ pháp, kiến thức văn hoá của Cộng đồng Pháp ngữ và diễn đạt viết.

    – Các môn khoa học bằng tiếng Pháp:  Học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 làm ít nhất 1 trong 2 bài thi Toán, Vật lí bằng tiếng Pháp.

    – Trong số các môn thi, học sinh lớp 12 được chọn môn Tiếng Pháp hoặc môn Toán có hệ số 2.

    5. Coi thi và chấm thi (sẽ gửi hướng dẫn riêng trước khi tổ chức kì thi).

    III. TUYỂN SINH LỚP 6 VÀ LỚP 10

    1. Tuyển sinh lớp 6 song ngữ

    a) Học sinh lớp 5 đạt điểm trung bình cộng môn Toán và môn tiếng Việt cả năm từ 8 trở lên, có điểm trung bình cộng của các môn tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp từ 6,0 trở lên (thang điểm 10), được chuyển thẳng vào các lớp 6 tăng cư­ờng tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp (lộ trình A).

    b) Học sinh đạt điểm trung bình cộng d­ưới 6,0 có thể học theo Chương trình tăng cường tiếng Pháp để được nhận chứng chỉ C tiếng Pháp sau lớp 12 hoặc có thể học theo Chương trình Ngoại ngữ tiếng Pháp hiện hành.

    2. Tuyển sinh lớp 10 song ngữ

    a) Học sinh tốt nghiệp THCS đạt loại khá trở lên, đạt điểm trung bình cộng của các bài thi các môn tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp từ 6,0 trở lên, được xét tuyển vào lớp 10.

    b) Học sinh đạt điểm trung bình cộng các bài thi các môn tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp từ 5,0 đến dưới 6,0 (trong đó có điểm bài thi tiếng Pháp từ 7,0 trở lên) được xét tuyển vào học lớp Tăng cường tiếng Pháp (không học các môn khoa học bằng tiếng Pháp); học sinh đạt điểm trung bình cộng các bài thi các môn tiếng Pháp và khoa học bằng tiếng Pháp dưới 5,0 sẽ học theo chương trình Ngoại ngữ tiếng Pháp hiện hành.

    Nhận được công văn này, đề nghị các Sở GDĐT triển khai thực hiện và báo cáo về Bộ GDĐT tình hình thực hiện vào đầu năm học 2008-2009. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần báo cáo với Bộ GDĐT để giải quyết.

     

     

    Nơi nhận:
    – Như trên;
    – Bộ trưởng
                        (để b/cáo);
    – TTTT Bành Tiến Long (để b/cáo);
    – TT Nguyễn Vinh Hiển  (để b/cáo);
    – ĐA TC tiếng Pháp      (để th/hiện);
    – Vụ GDTH                   (để ph/hợp);
    – Website Bộ GDĐT;
    – Lưu: VT, vụ GDTrH.

    TL. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

    Lê Quán Tần

     

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Công Văn
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 368.424 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    BÀI VIẾT MỚI

    Cơ cấu là gì? Khái niệm cơ cấu trong một số lĩnh vực cụ thể?

    Cơ cấu là gì? Một số khái niệm cơ cấu trong các lĩnh vực? Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức?

    Cao răng huyết thanh là gì? Cách phòng ngừa và lấy cao răng?

    Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại của cao răng? Cách lấy cao răng huyết thanh? Các cách phòng ngừa sự hình thành cao răng?

    Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì? Biểu hiện, nguyên nhân?

    Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì? Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em? Phương hướng xử lý với bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em?

    Tương tác thuốc là gì? Danh sách các cặp tương tác thuốc?

    Tương tác thuốc là gì? Danh sách các cặp tương tác thuốc?

    Niềng răng là gì? Phương pháp và lợi ích niềng răng mang lại?

    Niềng răng là gì? Các phương pháp niềng răng:4. Các tác dụng niềng răng? Độ tuổi thích hợp để niềng răng?

    Xơ hóa gan là gì? Nguyên nhân và các cấp độ xơ hóa gan?

    Xơ hóa gan là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của xơ hóa gan? Phương pháp chẩn đoán các cấp độ của xơ hóa gan?

    Niêm mạc là gì? Vai trò của niêm mạc với cơ thể thế nào?

    Niêm mạc là gì? Vai trò của niêm mạc? Các loại niêm mạc trong cơ thể?

    Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

    Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân gây viêm amidan? Phương pháp điều trị viêm amidan? Các phòng ngừa viêm amidan?

    Tiền sản giật là gì? Sản giật là gì? Dấu hiệu tiền sản giật là gì?

    Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân tiền sản giật khi mang thai? Biến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và thai nhi? Sản giật là gì?

    Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là gì? Phẫu thuật khi nào?

    Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là gì? Khi nào cần phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành?

    Vòng tránh thai là gì? Phân loại và ưu nhược điểm từng loại?

    Vòng tránh thai là gì? Vòng tránh thai trong tiếng Anh là gì? Các loại vòng tránh thai và ưu nhược điểm cụ thể?

    Liệt vận nhãn là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh?

    Liệt vận nhãn là gì? Nguyên nhân gây nên liệt vận nhãn? Triệu chứng liệt vận nhãn? Cách điều trị liệt vận nhãn?

    MOU là gì? Phân biệt giữa MOU và hợp đồng chính thức?

    MOU là gì? Cách thức hoạt động của MOU trong kinh doanh? Sự khác nhau giữa bản ghi nhớ và hợp đồng? Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU?

    Mẫu lời tuyên thệ, hứa hẹn của Đảng viên mới kết nạp hay

    Mẫu lời tuyên thệ, hứa hẹn của Đảng viên mới kết nạp là gì? Mẫu lời tuyên thệ, hứa hẹn của Đảng viên mới kết nạp? Hướng dẫn cách đọc, tác phong khi đọc lời tuyên thệ kết nạp Đảng?

    Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn mới nhất

    Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn là gì? Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn?

    Chiến tranh nhân dân là gì? Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân?

    Chiến tranh nhân dân (People's War) là gì? Chiến tranh nhân dân trong tiếng Anh là gì? Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân? Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân?

    Mẫu bản nhận xét đảng viên dự bị mới nhất (Mẫu số 11-KNĐ)

    Khái quát chung về bản nhận xét đảng viên dự bị? Bản nhận xét đảng viên dự bị là gì? Mẫu bản nhận xét đảng viên dự bị mới nhất hiện nay (Mẫu số 11-KNĐ)? Hướng dẫn viết bản nhận xét đảng viên dự bị?

    So sánh giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị

    Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị là gì? Trong tiếng anh cương lĩnh chính trị có tên gọi là gì? Nội dung của cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị? So sánh bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị?

    Chuyên ngành là gì? Phân biệt ngành, chuyên ngành, chuyên môn?

    Chuyên ngành là gì? Vai trò của chuyên ngành? Một số vấn đề liên quan về chuyên ngành? Phân biệt ngành, chuyên ngành, chuyên môn?

    Mẫu kê khai tài sản thu nhập hàng năm mới nhất năm 2022

    Mẫu kê khai tài sản thu nhập là gì? Mẫu kê khai tài sản thu nhập lần đầu và hàng năm dành cho cán bộ mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu kê khai tài sản thu nhập?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá