Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Công Văn » Công văn số 2294/LĐTBXH-BVCSTE về việc thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Công Văn

Công văn số 2294/LĐTBXH-BVCSTE về việc thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

  • 12/12/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    12/12/2021
    Công Văn
    0

    Số hiệu: 2294/LĐTBXH-BVCSTE

    Loại văn bản: Công văn

    Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

    Người ký: Phùng Ngọc Hùng

    Ngày ban hành: 01/07/2008

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2294/LĐTBXH-BVCSTE về việc thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
    VÀ XÃ HỘI
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————–

    Số: 2294/LĐTBXH-BVCSTE
    V/v: Thực hiện QĐ số 19/2004/QĐ-TTg

    Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2008

     

    Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố

    Thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang lang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010 (sau đây gọi tắt là Quyết định 19); để tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án của Chương trình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch năm 2008 như sau:

    I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

    1. Tăng cường các hoạt động chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, tổ chức triển khai có hiệu quả việc thực hiện các Đề án của Quyết định 19/2004/QĐ-TTg nhằm đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2010.

    2. Huy động được sự tham gia và phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành trong việc triển khai các giải pháp thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg.

    II. NỘI DUNG:

    1. Công tác chỉ đạo:

    – Tăng cường sự chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp thông qua việc kiện toàn hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 19 nói riêng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên cơ sở thông qua việc kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hỗ trợ các điều kiện thiết yếu cho cộng tác viên hoạt động.

    – Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, hoàn thiện chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm: Bổ sung, sửa đổi và ban hành Thông tư thay thế thông tư liên tịch số 16/TTLT/BTC-UBDSGĐTE-BLĐTBXH ngày 03/3/2005 về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 19.

    – Huy động được sự tham gia, đóng góp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội thông qua việc tổ chức các mô hình và triển khai các phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; lồng ghép các hoạt động của các đề án trong chương trình thực hiện Quyết định 19 và với các chương trình kinh tế – xã hội, các dự án, mô hình khác có liên quan tại địa phương.

    – Tiến hành sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 19 ở các cấp (bao gồm việc tổ chức, đánh giá, mở rộng các mô hình thí điểm về can thiệp, phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt); bổ sung các giải pháp phù hợp, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chương trình đến năm 2010.

    – Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương và duy trì chế độ giao ban, báo cáo ở các cấp theo quy định để kịp thời nắm tình hình triển khai, có các biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở mỗi địa phương, cơ sở.

    2. Hoạt động trọng tâm thực hiện các đề án:

    2.1. Nắm chắc diễn biến tình hình các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng:

    – Thường xuyên theo dõi và cập nhật, rà soát, thống kê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

    – Xác định các đối tượng và địa bàn trọng điểm cần can thiệp, tác động và mức độ can thiệp trong mỗi đề án của Chương trình để có những giải pháp can thiệp, trợ giúp thích hợp, hiệu quả.

    2.2. Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp:

    – Chú trọng công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    – Thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em, nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

    – Huy động được sự ủng hộ và tham gia của toàn xã hội trong việc ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm (phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa; trợ giúp dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt …).

    2.3. Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng, giúp các em ổn định cuộc sống tại gia đình và hòa nhập cộng đồng.

    – Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các loại hình dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng; từ đó có những biện pháp quản lý, tạo điều kiện cho việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ trợ giúp trẻ em phù hợp và có hiệu quả.

    – Nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ trợ giúp các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện có: Dịch vụ tư vấn cho trẻ em và gia đình khi gặp khó khăn, dịch vụ khám, chữa bệnh cho trẻ em bị xâm phạm tình dục; dịch vụ trợ giúp giải quyết khó khăn về kinh tế, dạy nghề, tạo việc làm … Thực hiện tốt chế độ trợ giúp trẻ em theo quy định nhằm giảm tối đa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được phục hồi, ổn định cuộc sống tại gia đình và hòa nhập cộng đồng.

    – Lồng ghép các hoạt động dịch vụ can thiệp, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các dự án, mô hình khác tại địa phương, nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chủ trì, tham mưu cho UBND thực hiện nghiêm túc các đề án của Quyết định 19, tập trung một số nội dung sau:

    – Kiện toàn và tổ chức có hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 19 ở các cấp. Kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở, duy trì và huy động sự tham gia của các cộng tác viên, tình nguyện viên có kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức đào tạo kỹ năng về công tác bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chương trình.

    – Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai các đề án của Quyết định 19 trình UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch triển khai sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt đề nghị gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (các đơn vị chủ trì đề án) để tổng hợp, theo dõi.

    – Hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động phòng ngừa, can thiệp trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho cơ sở theo hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi địa phương.

    – Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện ở cơ sở, hỗ trợ cơ sở trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động. Kịp thời thông tin những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sớm có biện pháp hỗ trợ, giải quyết.

    – Nâng cao chất lượng báo cáo và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất trên cơ sở theo dõi, cập nhật đầy đủ thông tin, kết quả của các hoạt động can thiệp, trợ giúp theo mẫu quy định của từng đề án. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 19 được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quyết định 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004.

    IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

    Kinh phí thực hiện các đề án được quản lý, cấp phát theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2005/TTLT/BTC-UBDSGĐTE-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 2005 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

    Trên cơ sở kinh phí phân bổ cho các địa phương theo Công văn số 4088/LĐTBXH-KHTC ngày 06/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thông báo dự kiến kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương năm 2008; căn cứ vào thực trạng các nhóm đối tượng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm của địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 19 trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các địa phương kịp thời báo cáo Bộ để phối hợp giải quyết.

     

     

    Nơi nhận:
    – Như trên;
    – UBND các tỉnh, thành phố (để biết);
    – Bộ trưởng (báo cáo);
    – Các Thứ trưởng (báo cáo);
    – Các Vụ, đơn vị thuộc Bộ: KHTC, VP, Cục VL, Cục PCTNXH;
    – Lưu: VT, Cục BVCSTE.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

    Phùng Ngọc Hùng

     

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Công Văn
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 368.426 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    BÀI VIẾT MỚI

    Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Đặc điểm, tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?

    Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng? Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?

    Công bố mỹ phẩm là gì? Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước?

    Công bố mỹ phẩm là gì? Trình tự thủ tục tiến hành công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước?

    Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại, điều kiện, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

    Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

    Tạm đình chỉ điều tra là gì? Tạm đình chỉ điều tra khi nào?

    Tạm đình chỉ điều tra là gì? Điều kiện cho từng trường hợp tạm đình chỉ điều tra? Ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra? Áp dụng thời hiệu đối với vụ án đang tạm đình chỉ làm căn cứ đình chỉ điều tra? Tạm đình chỉ điều tra khi nào?

    Bảo hành là gì? Quy định của pháp luật về bảo hành khi mua bán hàng hóa?

    Mua bán hàng hóa? Bảo hành là gì? Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu bảo hành và nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa trong thời hạn bảo hành, bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành.

    Bắt oan là gì? Nguyên nhân dẫn đến và hậu quả của các bản án oan sai?

    Bắt oan là gì? Nguyên nhân của các bản án oan sai? Một số góp ý hoàn thiện pháp luật để hạn chế các vụ việc oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự?

    Nghi can là gì? Phân biệt giữa nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo?

    Nghi can là gì? Phân biệt giữa bị can và bị cáo? Phân biệt giữa nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo?

    Tù nhân là gì? Quy định về tổ chức giam giữ và chế độ ăn của tù nhân?

    Tù nhân là gì? Quy định về chế độ và chính sách đối với tù nhân?

    Bắt người phạm tội là gì? Các trường hợp bắt người đúng pháp luật?

    Bắt người phạm tội là gì? Các trường hợp bắt người theo quy định pháp luật? Phân biệt các trường hợp giữ người và bắt người?

    Kho vật chứng là gì? Quy định về nhập kho và quản lý kho vật chứng?

    Kho vật chứng là gì? Quy định về tổ chức kho vật chứng? Nội quy kho vật chứng? Thủ kho vật chứng có trách nhiệm gì? Quy định về nhập kho và quản lý kho vật chứng?

    Bán hàng đa cấp là gì? Các hình thức lừa đảo bán hàng đa cấp?

    Bán hàng đa cấp là gì? Quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp? Các hình thức lừa đảo bán hàng đa cấp? Dấu hiệu nhận biết hình thức lừa đảo kinh doanh đa cấp?

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

    Tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại là một trong những dịch vụ trọng điểm của công ty Luật Dương Gia. Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí trên mọi lĩnh vực qua tổng đài Luật sư 1900.6568.

    Bảo hiểm hưu trí là gì? Quy định về bảo hiểm hưu trí tự nguyện?

    Bảo hiểm hưu trí là gì? Quy định về sản phẩm bảo hiểm hưu trí? Quy định về quyền lợi bảo hiểm, phí bảo hiểm hưu trí? Quy định về hợp đồng bảo hiểm hưu trí?

    Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Phân biệt với bảo hiểm nhân thọ?

    Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Quy định của pháp luật về bảo hiểm phi nhân thọ? Phân biệt hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ?

    Cải tạo không giam giữ là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

    Cải tạo không giam giữ là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ có giống nhau không? Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

    Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định về sự kiện bất ngờ theo Bộ luật hình sự?

    Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định về sự kiện bất ngờ trong Bộ luật hình sự? Bình luận về sự kiện bất ngờ theo quy định của Bộ luật Hình sự?

    Tội buôn lậu là gì? Quy định về tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự?

    Tội buôn lậu là gì? Quy định về tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự năm 2015? Các yếu tố cấu thành tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự?

    Tội vu khống là gì? Hình phạt đối với tội vu khống theo Bộ luật hình sự?

    Tội vu khống là gì? Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự? Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015?

    Tội làm nhục người khác là gì? Mức phạt đối với tội làm nhục người khác trên mạng xã hội?

    Tội làm nhục người khác là gì? Mức phạt tội làm nhục người khác trên mạng xã hội? Hình phạt đối với tội bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội?

    Tài sản bảo đảm là gì? Nguyên tắc xác định và xử lý tài sản bảo đảm?

    Tài sản đảm bảo là gì? Nguyên tắc xác định tài sản đảm bảo? Xử lý tài sản đảm bảo? Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá