Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Công Văn » Công văn 1325/BGDĐT-KHTC năm 2007 hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Công Văn

Công văn 1325/BGDĐT-KHTC năm 2007 hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • 13/12/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    13/12/2021
    Công Văn
    0

    Số hiệu: 1325/BGDĐT-KHTC

    Loại văn bản: Công văn

    Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Người ký: Bành Tiến Long

    Ngày ban hành: 09/02/2007

    Tình trạng: Đã biết

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1325/BGDĐT-KHTC năm 2007 hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    Số: 1325/BGDĐT-KHTC
    V/v hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi

    Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2007

     

    Kính gửi:

    – Các Bộ, Ngành; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    – Các sở giáo dục và đào tạo;
    – Các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.

     

    Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và kiểm tra việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2007; Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi như sau:

    1. Quy định chung

    1.1. Sinh viên, học sinh quy đổi được hiểu là số sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú đã quy đổi về sinh viên, học sinh chính quy.

    1.2. Giảng viên quy đổi được hiểu là số giảng viên cơ hữu, giảng viên hợp đồng dài hạn, giảng viên thỉnh giảng được quy đổi dựa vào chức danh (giáo sư, phó giáo sư) học vị (tiến sĩ khoa học, tiến sĩ hoặc trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng. Mỗi giảng viên chỉ được xem xét một lần theo chức danh hoặc trình độ (ví dụ: một giảng viên là phó giáo sư – tiến sĩ thì chỉ lấy chức danh phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ để quy đổi).

    1.3. Thời Điểm xác định quy mô sinh viên, học sinh quy đổi và quy mô giảng viên, giáo viên quy đổi là ngày 01 tháng 01 năm 2007.

    1.4. Số lượng giảng viên cơ hữu của một cơ sở đào tạo phải đảm bảo tối thiểu 60% khối lượng giảng dạy của cơ sở đào tạo.

    1.5. Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo liên thông, đào tạo bằng hai trong 1 năm của cơ sở đào tạo:

    – Không vượt quá 70% tổng số chỉ tiêu chính quy đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, báo chí, thư viện, khoa học xã hội nhân văn, pháp lý, hành chính, kinh tế – kỹ thuật, đa ngành, sư phạm.

    – Không vượt quá 90% tổng số chỉ tiêu chính quy đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, nông lâm ngư, thủy lợi, khoa học tự nhiên, giao thông, xây dựng, mỏ địa chất.

    – Không vượt quá 40% tổng số chỉ tiêu chính quy đối với các cơ sở đào tạo y dược (theo Chỉ thị số 06/2006/CT-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

    1.6. Mỗi giảng viên có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, có chức danh phó giáo sư, giáo sư được hướng dẫn số nghiên cứu sinh tối đa như sau:

    Số thứ tự

    Trình độ giảng viên

    Số nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng 1 thời gian

    1

    Tiến sĩ (sau 3 năm nhận học vị tiến sĩ).

    ≤ 3

    2

    Tiến sĩ khoa học

    ≤ 5

    3

    Phó giáo sư

    ≤ 3

    4

    Giáo sư

    ≤ 5

    1.7. Các cơ sở đào tạo thạc sĩ trong 1 năm chỉ được đào tạo số học viên tối đa bằng 4 lần số giảng viên quy đổi về giảng viên có trình độ tiến sĩ.

    2. Cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi

    2.1. Số sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy học viên, nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú được quy đổi theo các hệ số như sau:

    Số thứ tự

    Đối tượng đào tạo

    Hệ số quy đổi đối với các cơ sở đào tạo

    Cơ sở đào tạo đại học

    Cơ sở đào tạo cao đẳng

    Cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

    1

    Sinh viên đại học

    1,0

    –

    –

    2

    Sinh viên cao đẳng

    0,8

    1,0

     

    3

    Học sinh trung cấp chuyên nghiệp

    0,5

    0,5

    1,0

    4

    Học viên, bác sĩ chuyên khoa cấp 1

    1,5

    –

    –

    5

    Nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú

    2,0

    –

    –

    2.2. Quy mô sinh viên, học sinh quy đổi theo các hệ số trên tại thời Điểm ngày 01 tháng 01 năm 2007 được tính như sau:

    a) Đối với cơ sở đào tạo trình độ đại học:

    Quy mô sinh viên quy đổi = (Số sinh viên đại học chính quy) + 0,8 x (Số sinh viên cao đẳng chính quy) + 0,5 x (Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy) + 1,5 x (Số học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa cấp 1) + 2 x (Số nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú)

    b) Đối với cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng:

    Quy mô sinh viên quy đổi = (Số sinh viên cao đẳng chính quy) + 0,5 x (Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy)

    c) Đối với cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp:

    Quy mô học sinh quy đổi = Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy

    3. Cách xác định số giảng viên, giáo viên quy đổi

    3.1. Hệ số quy đổi đối với giảng viên, giáo viên cơ hữu, hợp đồng dài hạn và thỉnh giảng như sau:

    Số thứ tự

    Giảng viên, giáo viên

    Hệ số quy đổi

    1

    Giảng viên, giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

    1,0

    2

    Giảng viên, giáo viên kiêm nhiệm (là cán bộ quản lý ở các phòng, ban của cơ sở đào tạo tham gia giảng dạy)

    0,3

    3

    Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng

    0,2

    3.2. Hệ số quy đổi giảng viên theo chức danh, học vị và trình độ

    a) Đối với đào tạo thạc sĩ

    Để xác định quy mô đào tạo thạc sĩ phù hợp với năng lực hướng dẫn của giảng viên, các giảng viên có trình độ thạc sĩ, học vị tiến sĩ khoa học, có chức danh phó giáo sư, giáo sư được quy đổi về giảng viên có học vị tiến sĩ theo các hệ số như sau:

    Số thứ tự

    Trình độ, học vị, chức danh của giảng viên

    Hệ số quy đổi

    1

    Giảng viên là thạc sĩ

    0,5

    2

    Giảng viên là tiến sĩ

    1,0

    3

    Giảng viên là phó giáo sư

    2,0

    4

    Giảng viên là tiến sĩ khoa học

    3,0

    5

    Giảng viên là giáo sư

    3,0

    Tổng số giảng viên quy đổi đối với đào tạo cao học được tính như sau:

    Tổng số giảng viên quy đổi = GC1 + GC2 + GC3

    Trong đó:

    – GC1 là tổng số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GC1 = [(0,5 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là thạc sĩ) + (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ) + 2 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là giáo sư]

    – GC2 là tổng số giảng viên kiêm nhiệm đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GC2 = 0,3 x [(0,5 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là thạc sĩ) + (Số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ) + 2 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên kiêm nhiệm là giáo sư]

    – GC3 là tổng số giảng viên thỉnh giảng đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GC3 = 0,2 x [(0,5 x Số giảng viên thỉnh giảng là thạc sĩ) + (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ) + 2 x (Số giảng viên thỉnh giảng là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên thỉnh giảng là giáo sư)

    b) Đối với đào tạo đại học, cao đẳng: Để xác định quy mô đào tạo đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực giảng dạy của giảng viên, các giảng viên có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, chức danh phó giáo sư, giáo sư được quy đổi theo các hệ số như sau:

    Số thứ tự

    Trình độ, học vị, chức danh của giảng viên

    Hệ số quy đổi đối với cơ sở đào tạo đại học

    Hệ số quy đổi đối với cơ sở đào tạo cao đẳng

    1

    Giảng viên có trình độ cao đẳng

    0,5

    1,0

    2

    Giảng viên có trình độ đại học

    1,0

    1,0

    3

    Giảng viên là thạc sĩ

    1,3

    1,3

    4

    Giảng viên là tiến sĩ

    2,0

    2,0

    5

    Giảng viên là phó giáo sư

    2,5

    2,5

    6

    Giảng viên là tiến sĩ khoa học

    3,0

    3,0

    7

    Giảng viên là giáo sư

    3,0

    3,0

    b1) Tổng số giảng viên quy đổi đối với đào tạo đại học được tính như sau:

    Tổng số giảng viên quy đổi = GĐ1 + GĐ2 + GĐ3

    Trong đó:

    – GĐ1 là tổng số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GĐ1 = 0,5 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ cao đẳng) + (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ đại học) + 1,3 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là thạc sĩ) + 2 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ + 2,5 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là giáo sư + Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ khoa học).

    – GĐ2 là tổng số giảng viên kiêm nhiệm đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GĐ2 = 0,3 x [0,5 x (Số giảng viên kiêm nhiệm có trình độ cao đẳng) + (Số giảng viên kiêm nhiệm có trình độ đại học) + 1,3 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là thạc sĩ) + 2 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ ) + 2,5 x (Số giảng viên kiêm nhiệm phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên kiêm nhiệm là giáo sư].

    – GĐ3 là tổng số giảng viên thỉnh giảng đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    – GĐ3 = 0,2 x [0,5 x (Số giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao đẳng) + (Số giảng viên thỉnh giảng có trình độ đại học + 1,3 x (Số giảng viên thỉnh giảng là thạc sĩ) + 2 x (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ) + 2,5 x (Số giảng viên thỉnh giảng là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên thỉnh giảng là giáo sư)].

    b2) Tổng số giảng viên quy đổi đối với cơ sở đào tạo cao đẳng được tính như sau:

    Tổng số giảng viên quy đổi = GCđ1 + GCđ2 + GCđ3

    Trong đó:

    – GCđ1 là tổng số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GCđ1 = (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ cao đẳng + Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ đại học) + 1,3 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là thạc sĩ) + 2 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ) + 2,5 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là giáo sư + Số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ khoa học).

    – GCđ2 là tổng số giảng viên kiêm nhiệm đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GCđ2 = 0,3 x [(Số giảng viên kiêm nhiệm có trình độ cao đẳng + Số giảng viên kiêm nhiệm có trình độ đại học) + 1 ,3 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là thạc sĩ) + 2 x (số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ) + 2,5 x (Số giảng viên kiêm nhiệm phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên kiêm nhiệm là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên kiêm nhiệm là giáo sư].

    GCđ3 là tổng số giảng viên thỉnh giảng đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GCđ3 = 0,2 x [(Số giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao đẳng + Số giảng viên thỉnh giảng có trình độ đại học + 1,3 x (Số giảng viên thỉnh giảng là thạc sĩ) + 2 x (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ) + 2,5 x (Số giảng viên thỉnh giảng là phó giáo sư) + 3 x (Số giảng viên thỉnh giảng là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên thỉnh giảng là giáo sư].

    c) Đối với cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

    Để xác định quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp phù hợp với năng lực giảng dạy của giáo viên, các giảng viên có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, chức danh phó giáo sư, giáo sư được quy đổi theo các hệ số như sau:

    Số thứ tự

    Trình độ, học vị, chức danh của giáo viên, giảng viên

    Hệ số quy đổi đối với cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

    1

    Giáo viên có trình độ trung cấp

    1,0

    2

    Giáo viên có trình độ cao đẳng

    1,2

    3

    Giáo viên là đại học

    1,3

    4

    Giáo viên là thạc sĩ

    1,5

    5

    Giáo viên là tiến sĩ

    2,0

    6

    Giáo viên là phó giáo sư

    3,0

    7

    Giáo viên là giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học

    4,0

    Tổng số giáo viên quy đổi đối với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được tính như sau:

    Tổng số giáo viên quy đổi = GTr1 + GTr2 + GTr3

    Trong đó:

    – GTr1 là tổng số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy đã quy đổi theo trình độ.

    GTr1 = (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ trung cấp) + 1,2 x (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ cao đẳng) + 1,3 x (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có trình độ đại học) + 1,5 x (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là thạc sĩ) + 2 x (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là tiến sĩ) + 3 x (Số giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là phó giáo sư).

    – GTr2 là tổng số giáo viên kiêm nhiệm đã quy đổi theo trình độ.

    GTr2 = 0,3 x [(Số giáo viên kiêm nhiệm có trình độ trung cấp) + 1,2 x (Số giáo viên kiêm nhiệm có trình độ cao đẳng) + 1,3 x (Số giáo viên kiêm nhiệm có trình độ đại học) + 1,5 x (Số giáo viên kiêm nhiệm là thạc sĩ) + 2 x (Số giáo viên kiêm nhiệm là tiến sĩ) + 3 x (Số giáo viên kiêm nhiệm là phó giáo sư].

    – GTr3 là tổng số giáo viên thỉnh giảng đã quy đổi theo trình độ hoặc chức danh.

    GTr3 = 0,2 x [(Số giáo viên thỉnh giảng có trình độ trung cấp) + 1,2 x (Số giáo viên thỉnh giảng có trình độ cao đẳng) + 1,3 x (Số giáo viên thỉnh giảng có trình độ đại học + 1,5 x (Số giáo viên thỉnh giảng là thạc sĩ) + 2 x (Số giáo viên thỉnh giảng là tiến sĩ) + 3 x (Số giáo viên thỉnh giảng là phó giáo sư].

    4. Tiêu chí số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi và dự kiến các năm áp dụng.

    Căn cứ vào số liệu thống kê năm 2006 của các cơ sở đào tạo, tiêu chí số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi theo nhóm cơ sở đào tạo năm 2007 và dự kiến từ năm 2010 và đến năm 2012 như sau:

    Số thứ tự

    Cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng

    Năm 2007

    Năm 2010

    Năm 2012

    1

    Các cơ sở đào tạo kỹ thuật, công nghệ, nông lâm ngư, thủy lợi, khoa học tự nhiên, giao thông, xây dựng, mỏ địa chất

    ≤ 20

    ≤ 17

    ≤ 15

    2

    Các cơ sở đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, báo chí, thư viện, khoa học xã hội nhân văn, pháp lý, hành chính

    ≤ 25

    ≤ 22

    ≤ 18

    3

    Các cơ sở đào tạo kinh tế – kỹ thuật, đa ngành, sư phạm

    ≤ 22

    ≤ 18

    ≤ 15

    4

    Các cơ sở đào tạo nghệ thuật, thể dục thể thao

    ≤ 15

    ≤ 12

    ≤ 10

    5

    Các cơ sở đào tạo y dược:

    – Cơ sở đào tạo đại học

    – Cơ sở đào tạo cao đẳng

     

    ≤ 10

    ≤ 15

     

    ≤ 8

    ≤ 12

     

    ≤ 5

    ≤ 8

     

    Số thứ tự

    Cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

    Năm 2007

    Năm 2010

    Năm 2012

    1

    1. Các cơ sở đào tạo kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, cơ khí giao thông, điện – điện tử

    ≤ 25

    ≤ 20

    ≤ 15

    2

    2. Các cơ sở đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, báo chí, thư viện, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm

    ≤ 30

    ≤ 25

    ≤ 20

    3

    3. Các cơ sở đào tạo y dược, nghệ thuật, thể dục thể thao

    ≤ 20

    ≤ 15

    ≤ 10

    Ghi chú: Các cơ sở đào tạo khối quốc phòng, an ninh tham gia đào tạo cho các ngành kinh tế – xã hội khác cũng áp dụng các tiêu chí trên.

    5. Cách tính số chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007

    5.1. Xác định tổng chỉ tiêu sinh viên, học sinh quy đổi năm 2007.

    Để đảm bảo chất lượng đào tạo, tổng chỉ tiêu tuyển sinh nghiên cứu sinh, cao học, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (đã quy đổi) năm 2007 của cơ sở đào tạo không vượt quá tổng chỉ tiêu sinh viên quy đổi năm 2007 (ký hiệu là S) được xác định theo công thức sau:

    S = Qm – Qt + St

    Trong đó:

    – S là tổng chỉ tiêu sinh viên, học sinh quy đổi năm 2007 mà cơ sở có thể tuyển sinh.

    – Qm là quy mô sinh viên, học sinh quy đổi theo tiêu chí sinh viên, học sinh quy đổi/giảng viên, giáo viên quy đổi (Qm = Số giảng viên, giáo viên quy đổi x Tiêu chí nêu tại Điểm 4).

    – Qt là quy mô sinh viên, học sinh quy đổi tính tại thời Điểm ngày 01 tháng 01 năm 2007, theo Mục 2.2.

    – St là số sinh viên, học sinh quy đổi dự kiến tốt nghiệp trong năm 2007.

    a) Nếu S ≤ 0, thì cơ sở đào tạo chỉ được đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007 tối đa bằng năm 2006. Nếu năm 2008, cơ sở đào tạo không tăng cường thêm lực lượng giảng viên, thì chỉ tiêu tuyển sinh phải giảm so với năm 2007.

    b) Nếu S > 0, thì tổng số chỉ tiêu tuyển sinh (đã quy đổi) của cơ sở sẽ được tăng thêm nhưng không quá S và không quá 10% so với năm 2006.

    c) Các cơ sở đào tạo các ngành trọng Điểm, ngành xã hội có nhu cầu, ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên được áp dụng tỷ lệ tăng cao hơn, nhưng không quá 15% chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2006 và phải có văn bản thuyết minh cụ thể.

    5.2. Cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các trình độ đào tạo.

    a) Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ trong tổng chỉ tiêu sinh viên quy đổi năm 2007.

    – Quy mô nghiên cứu sinh của một cơ sở đào tạo được xác định như sau:

    Quy mô nghiên cứu sinh theo quy định ≤ 3 x (Số giảng viên là tiến sĩ + Số giảng viên là phó giáo sư) + 5 x (Số giảng viên là tiến sĩ khoa học + Số giảng viên là giáo sư).

    – Nếu quy mô nghiên cứu sinh hiện có của cơ sở đào tạo lớn hơn hoặc bằng quy mô nghiên cứu sinh theo quy định xác định tại công thức trên, thì chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ năm 2007 của cơ sở đào tạo tối đa bằng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ của năm 2006.

    – Nếu quy mô nghiên cứu sinh hiện có của cơ sở đào tạo nhỏ hơn quy mô nghiên cứu sinh theo quy định, thì chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ năm 2007 của cơ sở đào tạo tối đa là T, trong đó T được xác định như sau:

    T ≤ Quy mô nghiên cứu sinh theo quy định – Quy mô nghiên cứu sinh hiện có + Số nghiên cứu sinh dự kiến tốt nghiệp trong năm 2007

    b) Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ trong tổng chỉ tiêu sinh viên quy đổi năm 2007.

    – Nếu quy mô học viên hiện có của cơ sở đào tạo lớn hơn hoặc bằng 4 lần số giảng viên quy đổi, thì số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2007 của cơ sở đào tạo tối đa bằng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ của năm 2006.

    – Nếu quy mô học viên hiện có của cơ sở đào tạo thấp hơn 4 lần số giảng viên quy đổi thì chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2007 của cơ sở đào tạo tối đa là C, trong đó C được xác định như sau:

    C ≤ 4 x (Số giảng viên quy đổi) – Quy mô học viên hiện có + Số học viên dự kiến tốt nghiệp trong năm 2007

    c) Xác định chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy trong tổng chỉ tiêu sinh viên quy đổi năm 2007.

    Đối với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy được xác định theo các tiêu chí tại Mục 4 và số lượng giáo viên quy đổi tại Mục c của 3.2;

    – Đối với các cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng: Căn cứ nhu cầu thực tế xã hội, khả năng của cơ sở đào tạo và cân đối giữa các trình độ đào tạo trong cơ sở đào tạo các cơ sở đào tạo tự xác định số lượng chỉ tiêu quy đổi tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2007.

    d) Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy trong tổng chỉ tiêu sinh viên quy đổi năm 2007.

    – Đối với các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng: Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy được xác định theo các tiêu chí tại Mục 4 và số lượng giảng viên quy đổi tại Mục b của 3.2;

    – Đối với các cơ sở đào tạo trình độ đại học: Căn cứ nhu cầu thực tế xã hội, khả năng của cơ sở đào tạo và cân đối giữa các trình độ đào tạo trong cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo tự xác định số lượng chỉ tiêu quy đổi tuyển sinh cao đẳng năm 2007.

    đ) Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy trong tổng chỉ tiêu sinh viên, học sinh quy đổi năm 2007.

    Sau khi đã xác định được tổng chỉ tiêu tuyển sinh quy đổi năm 2007 và chỉ tiêu tuyển sinh nghiên cứu sinh, cao học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thì chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo đại học chính quy được xác định như sau:

    Đ ≤ S – [2 x T) + (1,5 x C) + (0,8 x Cđ) + (0,5 x Tr)]

    Trong đó:

    – Đ là số chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng quy đổi năm 2007.

    – T là số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ đã xác định tại Mục a của 5.2

    – C là số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đã xác định tại Mục b của 5.2.

    – Cđ là số chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng đã xác định tại Mục d của 5.2.

    – Tr là số chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp đã xác định tại Mục c của 5.2.

    e) Đối với các cơ sở đào tạo có số sinh viên, học viên quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi thấp hơn mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007 được tăng so với năm 2006, nhưng phải đảm bảo không vượt quá quy định tại Điểm đ của 5.2 và không quá 10% chỉ tiêu tuyển sinh năm 2006.

    g) Đối với các cơ sở đào tạo mới tuyển sinh năm thứ nhất, thì chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007 được tính theo đúng tiêu chí số sinh viên, học sinh quy đổi trên giảng viên, giáo viên quy đổi.

    5.3. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông:

    Điều kiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông

    Tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông xác định theo chỉ tiêu tuyển sinh chính quy

     

    Cơ sở đào tạo kỹ thuật, công nghệ, giao thông sư phạm, nghệ thuật, thể dục thể thao

    Cơ sở đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng, xã hội nhân văn, pháp lý, văn hóa, du lịch

    Cơ sở đào tạo y dược

    Số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi thấp hơn hoặc bằng tiêu chí quy định

    ≤ 90% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy

    ≤ 70% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy

    ≤ 40% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy

    Số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi cao hơn tiêu chí quy định

    Cứ 1% số sinh viên, học viên quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên quy đổi cao hơn so với tiêu chí quy định, thì tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông sẽ giảm đi 1% (đối với các cơ sở đào tạo kỹ thuật, công nghệ, giao thông, sư phạm, nghệ thuật, thể dục thể thao) và 0,5% (đối với các cơ sở đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng, xã hội nhân văn, pháp lý, văn hóa, du lịch) so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy.

    Ví dụ:

    (1) Cơ sở A đào tạo trình độ đại học kỹ thuật, có số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi là 25, so với tiêu chí số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi đối với ngành kỹ thuật là 20, thì cơ sở A đã có số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi cao hơn 5 (cao hơn 25%) so với quy định.

    Giả sử cơ sở A, năm 2007 được tuyển 1.000 sinh viên chính quy, thì tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông của cơ sở A tối đa là 900 chỉ tiêu (1.000 x 90% = 900). Do cơ sở vượt quá 25% so với quy định nên tổng chỉ tiêu theo hình thức vừa làm vừa học phải giảm đi 25% so với tổng chỉ tiêu chính quy, tức là giảm 250 chỉ tiêu. Như vậy cơ sở A chỉ được tuyển 650 chỉ tiêu vừa làm vừa học (900 – 250 = 650).

    (2) Cơ sở B đào tạo trình độ đại học y dược, có số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi là 12, so với tiêu chí số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi đối với ngành y dược là 10, thì cơ sở B đã có số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi cao hơn 2 (cao hơn 20%) so với quy định.

    Giả sử cơ sở B, năm 2007 được tuyển 500 sinh viên chính quy, thì tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông của cơ sở B tối đa là 200 chỉ tiêu (500 x 40%). Do cơ sở vượt quá 20% nên tổng chỉ tiêu theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông giảm đi 20% so với tổng chỉ tiêu chính quy, tức là giảm 100 chỉ tiêu. Như vậy cơ sở B chỉ được tuyển 100 chỉ tiêu theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo bằng hai, đào tạo liên thông (200 – 100 = 100).

     

     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

    Bành Tiến Long

     

    Bộ, Ngành……….
    Cơ sở đào tạo……….

    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

     

    ……., ngày …. tháng 02 năm 2007

     

    BIỂU MẪU

    Báo cáo số lượng giảng viên, quy mô học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa và dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007

    Biểu 1: Số lượng giảng viên tại thời Điểm ngày 01 tháng 01 năm 2007)

    Số thứ tự

    Giảng viên

    Tổng số

    Giáo sư

    Phó giáo sư

    Tiến sĩ khoa học

    Tiến sĩ

    Thạc sĩ

    Đại học

    Cao đẳng

    Trung cấp

     

    Cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Giảng viên kiêm nhiệm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Giảng viên thỉnh giảng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Biểu 2: Số lượng giảng viên sau khi quy đổi

    Số thứ tự

    Trình độ, học vị, chức danh

    Số giảng viên đã quy đổi

    Tổng số giảng viên đã quy đổi

    Giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

    Giảng viên cơ hữu kiêm nhiệm

    Giảng viên thỉnh giảng

     

    Cộng

     

     

     

     

    1

    Giáo sư

     

     

     

     

    2

    Phó giáo sư

     

     

     

     

    3

    Tiến sĩ khoa học

     

     

     

     

    4

    Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú

     

     

     

     

    5

    Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

     

     

     

     

    6

    Tiến sĩ

     

     

     

     

    7

    Thạc sĩ

     

     

     

     

    8

    Đại học

     

     

     

     

    9

    Cao đẳng

     

     

     

     

    10

    Trung cấp

     

     

     

     

    Biểu 3: Quy mô học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa tại thời Điểm 01 tháng 01 năm 2007 và dự kiến số học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa tốt nghiệp trong năm 2007

    Số thứ tự

    Loại hình đào tạo

    Quy mô hiện có tính tại thời Điểm ngày 01/01/2007

    Dự kiến số tốt nghiệp trong năm 2007

    Ghi chú

    1

    Sau đại học:

     

     

     

     

    – Tiến sĩ

     

     

     

     

    – Thạc sĩ

     

     

     

     

    – Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

     

     

     

     

    – Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú

     

     

     

    2

    Đại học:

     

     

     

     

    – Chính quy

     

     

     

     

    – Vừa làm vừa học

     

     

     

     

    – Bằng hai

     

     

     

     

    – Liên thông

     

     

     

    3

    Cao đẳng:

     

     

     

     

    – Chính quy

     

     

     

     

    – Vừa làm vừa học

     

     

     

     

    – Liên thông

     

     

     

    4

    Trung cấp chuyên nghiệp:

     

     

     

     

    – Chính quy

     

     

     

     

    – Vừa làm vừa học

     

     

     

    5

    Đào tạo khác

     

     

     

     

    – Dự bị đại học, cao đẳng

     

     

     

     

    – Năng khiếu

     

     

     

     

    – Dân tộc nội trú

     

     

     

    Biểu 4: Số lượng học sinh, sinh viên học viên cao học, nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa sau khi quy đổi

    Số thứ tự

    Học sinh, sinh viên, học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, nghiên cứu sinh

    Số sinh viên đã quy đổi

     

    Cộng

     

    1

    Nghiên cứu sinh

     

    2

    Cao học

     

    3

    Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú

     

    4

    Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

     

    5

    Sinh viên đại học chính quy

     

    6

    Sinh viên cao đẳng chính quy

     

    7

    Học sinh trung cấp chuyên nghiệp

     

    Biểu 5: Thuyết minh cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007

    1. Lựa chọn số sinh viên quy đổi trên 1 giảng viên quy đổi:

    2. Về ngành nghề đào tạo:

    – Ngành trọng Điểm;

    – Ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên

    – Ngành xã hội có nhu cầu

    3. Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007:

    – Thuyết minh số lượng sinh viên chính quy tăng: Lý do tăng? tỷ lệ tăng so với năm 2006;

    – Thuyết minh chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học, bằng hai, liên thông (ghi rõ số lượng và tỷ lệ % tăng so với năm 2006 của từng loại).

    Biểu 6: Tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007

    Các loại chỉ tiêu

    Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2006

    Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007

    So sánh của năm 2007 với năm 2006 (%)

    1. Sau đại học:

     

     

     

    – Nghiên cứu sinh

     

     

     

    – Cao học

     

     

     

    – Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

     

     

     

    – Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú

     

     

     

    2. Đại học:

     

     

     

    – Hệ chính quy

     

     

     

    – Hệ vừa làm vừa học

     

     

     

    – Bằng hai

     

     

     

    – Liên thông

     

     

     

    3. Cao đẳng:

     

     

     

    – Hệ chính quy

     

     

     

    – Hệ vừa làm vừa học

     

     

     

    – Liên thông

     

     

     

    4. Trung cấp chuyên nghiệp:

     

     

     

    – Hệ chính quy

     

     

     

    – Hệ vừa làm vừa học

     

     

     

    5. Đào tạo khác

     

     

     

    – Dự bị đại học, cao đẳng

     

     

     

    – Năng khiếu

     

     

     

    – Dân tộc nội trú

     

     

     

    (Báo cáo gửi về: Cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 16 tháng 02 năm 2007)

     


    Người lập biểu

    ……, ngày …. tháng 02 năm 2007
    Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu

     

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.474 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Giảng viên

    Sinh viên

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc

    Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc? Ý thức bảo vệ tổ quốc của sinh viên?

    Nhiệm vụ, quyền hạn và chính sách đối với giảng viên đại học

    Giảng viên đại học là gì? Giảng viên đại học có tên tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn đối với giảng viên đại học? Chính sách đối với giảng viên đại học?

    Học phần là gì? Các vấn đề sinh viên phải biết về học phần?

    Học phần (Module) là gì? Học phần tiếng Anh là gì? Phân loại học phần? Học phần được thiết kế như thế nào trong Chương trình đào tạo đại học? Vai trò của học phần?

    Công văn số 8324/BGDĐT-CTHSSV về việc triển khai tín dụng đối với học sinh sinh viên năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 8324/BGDĐT-CTHSSV về việc triển khai tín dụng đối với học sinh sinh viên năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Công văn số 816/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo số liệu về nhu cầu nhà ở cho sinh viên do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 816/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo số liệu về nhu cầu nhà ở cho sinh viên do Bộ Xây dựng ban hành

    Công văn số 815/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo số liệu về nhu cầu nhà ở cho sinh viên do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 815/BXD-QLN về việc đề nghị báo cáo số liệu về nhu cầu nhà ở cho sinh viên do Bộ Xây dựng ban hành

    Công văn số 4523/BGDĐT-VP về việc mời dự Hội nghị sơ kết 2 năm Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 4523/BGDĐT-VP về việc mời dự Hội nghị sơ kết 2 năm Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Công văn số 1074/BXD-VP về việc giới thiệu đơn vị tham gia thi công ký túc xá sinh viên tại Tỉnh Thái Nguyên do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1074/BXD-VP về việc giới thiệu đơn vị tham gia thi công ký túc xá sinh viên tại Tỉnh Thái Nguyên do Bộ Xây dựng ban hành

    Công văn số 810/BXD-VP về việc triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân và người có thu nhập thấp do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 810/BXD-VP về việc triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân và người có thu nhập thấp do Bộ Xây dựng ban hành

    Công văn số 3434/VPCP-KGVX về việc đề án về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách thu hút đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cap đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3434/VPCP-KGVX về việc đề án về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách thu hút đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cap đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bị can là gì? Quy định về khởi tố bị can trong vụ án hình sự?

    Bị can là gì? Khái niệm về bị can? Trường hợp nào bị coi là bị can? Quy định của pháp luật về khởi tố bị can trong vụ án hình sự?

    Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất năm 2022

    Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động? Lưu ý khi viết mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động? Lập, xét duyệt và giải quyết chế độ tai nạn lao động?

    Tai nạn giao thông là gì? Quy trình giải quyết tai nạn giao thông?

    Khái niệm tai nạn giao thông là gì? Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Quy trình giải quyết tai nạn giao thông tại Việt Nam?

    Hướng dẫn ghi giấy nộp tiền thuế môn bài vào ngân sách Nhà nước

    Lệ phí (thuế) môn bài là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Hình thức nộp tiền thuế môn bài? Cách viết giấy nộp tiền thuế khi nộp trực tiếp? Cách lập giấy nộp tiền thuế qua mạng điện tử?

    Trường hợp, thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính

    Trường hợp hủy bỏ quyết định hành chính? Hủy bỏ quyết định hành chính tiếng Anh là gì? Thẩm quyền hủy bỏ quyết định hành chính?

    Điều lệ công ty là gì? Quy định mới nhất về điều lệ công ty?

    Khái niệm điều lệ công ty là gì? Tại sao cần có Điều lệ công ty? Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty? Nội dung cơ bản của điều lệ công ty? Loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải có điều lệ công ty? Sự cần thiết phải có điều lệ công ty?

    Mẫu quyết định thành lập Ban chỉ huy công trường xây dựng

    Điều kiện đảm nhận chức danh? Ban chỉ huy công trường xây dựng tiếng Anh là gì? Mẫu quyết định mới nhất? Cách viết quyết định? Phạm vi hoạt động của ban chỉ huy?

    Siêu hình là gì? Phương pháp luận siêu hình trong Triết học?

    Phương pháp trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình tiếng Anh là gì? Siêu hình là gì? Phương pháp luận siêu hình trong Triết học?

    EFTA là gì? Tìm hiểu về Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu?

    EFTA là gì? EFTA là hiệp hội gì? Mục đích hoạt động của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu? Ý nghĩa hoạt động của hiệp hội?

    Cục trưởng là gì? Tổng cục trưởng là gì? Chi cục trưởng là gì?

    Cục trưởng là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Vai trò, nhiệm vụ của Cục trưởng? Tổng cục trưởng là gì? Chi cục trưởng là gì?

    Thương binh hạng 4/4 mất thì thân nhân được hưởng chế độ gì?

    Quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng? Các thuật ngữ tiếng Anh? Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi? Trợ cấp tuất thân nhân của thương binh sẽ được hưởng?

    Đoàn viên ưu tú là gì? Hướng dẫn bình xét đoàn viên ưu tú?

    Đoàn viên ưu tú là gì? Đoàn viên ưu tú tiếng Anh là gì? Điều kiện công nhận đoàn viên ưu tú? Hướng dẫn bình xét đoàn viên ưu tú?

    Kịch bản chi tiết chương trình Đại hội công đoàn cơ sở mới nhất

    Khái niệm kịch bản đại hội công đoàn là gì? Kịch bản Đại hội công đoàn cơ sở tiếng Anh là gì? Gợi ý mẫu kịch bản? Hướng dẫn cách soạn thảo?

    Học sinh cá biệt là gì? Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt?

    Học sinh cá biệt là gì? Học sinh cá biệt tiếng Anh là gì? Nguyên nhân hình thành học sinh cá biệt? Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt?

    Đèn vàng có được vượt không? Mức xử phạt lỗi vượt đèn vàng?

    Đèn vàng có được đi không? Các trường hợp bị xử phạt khi vượt đèn vàng? Các trường hợp được đi tiếp bằng cách rẽ phải nếu gặp đèn đỏ, vàng. Những loại xe được ưu tiên vượt đèn đỏ, vàng.

    Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin bãi nại? Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt? Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Có đơn bãi nại có được miễn trách nhiệm hình sự? Đã viết đơn bãi nại có được khởi kiện lại không?

    Quá trình hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam

    Quá trình hình thành? Quân đội nhân dân Việt Nam tiếng Anh là gì? Quá trình phát triển? Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam?

    Mẫu bài tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ

    Các nội dung tham luận về công tác chuyên môn? Tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ tiếng Anh là gì? Mẫu bài tham luận?

    Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất

    Mẫu hợp đồng dịch vụ bằng tiếng anh? Mẫu hợp đồng dịch vụ dịch sang tiếng Anh là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ?

    Mẫu sổ kiểm thực và quy trình kiểm thực 3 bước ở mầm non

    Kiểm thực 3 bước là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu sổ kiểm thực ba bước? Quy trình kiểm thực ba bước ở mầm non như thế nào?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá