Công bằng kinh tế là gì? Các cách để đạt được công bằng kinh tế

Công bằng kinh tế là gì? Các cách để đạt được công bằng kinh tế? Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội?

Hiện nay ở xã hội loài người nói chung và nước ta nói riêng, yếu tố công bằng luôn đi đôi với các tiêu chí phát triển kinh tế và xã hội, theo đó để phát triển một cách bền vững chúng ta không thể thiếu yếu tố này. Công bằng trong kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho tất cả mọi người phát triển với nhu cầu kinh tế hiện nay, theo đó với vai trò to lớn mà công bằng kinh tế mang lại.

1. Công bằng kinh tế là gì?

Công bằng kinh tế là một thành phần của công bằng xã hội và kinh tế phúc lợi. Đó là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức để xây dựng các thể chế kinh tế. Trong đó mục tiêu cuối cùng là tạo cơ hội cho mỗi người thiết lập một nền tảng vật chất đầy đủ để có một cuộc sống xứng đáng, năng suất và sáng tạo.

Khi chúng ta nhắc tới công bằng kinh tế giao thoa với ý tưởng về sự thịnh vượng kinh tế nói chung theo đó một niềm tin rằng việc tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các thành viên trong xã hội có khả năng kiếm mức thu nhập khả thi sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Khi nhiều công dân có thể tự cung cấp và duy trì thu nhập ổn định, họ có nhiều khả năng chi tiêu thu nhập của họ cho hàng hóa, từ đó thúc đẩy nhu cầu trong nền kinh tế.

Để đạt được công bằng kinh tế có thể bao gồm việc giải quyết các khoảng cách. Từ đó có thể tạo ra sự kém hiệu quả trong nền kinh tế bởi vì những người lao động đó sẽ không có thu nhập để tham gia hết mình vào đó. Nếu sự thiếu hiệu quả này đạt đến mức độ đáng kể, điều này có thể làm chậm nền kinh tế.

2. Các cách để đạt được công bằng kinh tế:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta chủ trương phát triển trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy ta thấy có một đặc điểm cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Như vậy ta thấy không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cùng với những chính sách nhân văn, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sống, lao động, cống hiến và thụ hưởng của mỗi người và mọi người dân là mục tiêu phấn đấu, là tính chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhân dân ta chủ trương và đang tiến hành xây dựng.

Một nỗ lực để đạt được công bằng kinh tế là một hệ thống thuế lũy tiến, trong đó phần trăm thuế tăng khi mức thu nhập cơ bản tăng. Mục tiêu của thuế lũy tiến là khắc phục bất bình đẳng thu nhập và cung cấp vốn cho các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng công cộng và giáo dục. Ngoài ra, còn có tín dụng thu nhập, giá nhà ở phải chăng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên đại học.

Hiện nay với các hoạt động để phục vụ công bằng kinh tế bao gồm các nỗ lực nhằm chấm dứt khoảng cách tiền lương theo giới tính, cung cấp nền giáo dục nghề nghiệp đầy đủ hơn cho phân khúc dân số có thu nhập thấp và theo đó với mục đích nâng cao tiền lương cho những người lao động có mức lương thấp hơn cũng là một phương pháp phục vụ công bằng kinh tế được đề xuất. Cũng có ý tưởng cho rằng, tăng thu nhập cho những chủ doanh nghiệp để họ có thể trả lương cao hơn cho những người lao động.

Công bằng xã hội được hiểu đơn giản nhất là bảo đảm sự ngang nhau giữa người với người trong mối quan hệ giữa cống hiến với hưởng thụ, quyền lợi và nghĩa vụ, vinh dự với trách nhiệm và trên thực tế phát triển của lịch sử nhân loại, công bằng xã hội là vấn đề mang tính lịch sử, được quy định bởi chế độ xã hội cụ thể. Mỗi xã hội đều đưa ra chuẩn mực riêng về công bằng xã hội, tùy theo tính chất giai cấp nhất định. Với nguyên tắc phân phối ngày càng được phân bổ hợp lý giữa phát triển và công bằng xã hội và giữa Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị và xã hội, thể hiện tính ưu việt, công bằng xã hội của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội:

Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội có nghĩa là Việt Nam không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần và ngược lại mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội và theo đó với  mỗi chính sách xã hội phải nhằm mực đích tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.  Theo đó khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn và đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một chỉnh thể thuộc về tính chất của một xã hội, từ lâu đã là khát vọng của con người, là đích hướng tới và đã trở thành một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc. Định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu:

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Mục tiêu này do Đảng và nhân dân ta xác định và đang nỗ lực phấn đấu thực hiện cũng thể hiện tinh thần đó. Thực chất của tiến bộ và công bằng xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, đem lại cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn thể hiện tính ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa hơn hẳn những chế độ xã hội trước, đồng thời phát huy tính năng động, khắc phục những bất cập cố hữu của cơ chế thị trường. Vì thế, quan điểm này cần được quán triệt sâu sắc, triển khai có hiệu quả trong từng bước đi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Ben cạnh đó vẫn còn những nhược điểm và các loại thách thức trong giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chính đáng của cá nhân nhưng với những kết quả đạt được trên thực tế đã chứng minh trong những năm qua ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn tin tưởng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội hướng tới các giá trị đích thực vì con người. Bên canh đó là bước khởi đầu quan trọng trong việc chuyển đổi tư duy kinh tế của Đảng sang hướng xây dựng, phát triển kinh tế thị trường. Việc xem đổi mới, trước hết phải đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, qua thực tiễn cho thấy đây là cách tiếp cận chính xác - khoa học của Đảng ta, là khâu đột phá về nhận thức luận, phương pháp luận của chủ thể lãnh đạo công cuộc đổi mới.

Nắm vững phép biện chứng duy vật, biết kế thừa những thành tựu của nhân loại trong tiến trình phát triển, biết sử dụng những hình thức trung gian quá độ để tìm ra những hình thức, bước đi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc mình, Đảng đã tạo lập và hoàn thiện dần mô hình phát triển mới; đồng thời tìm được những phương thức huy động các nguồn lực để từng bước hiện thực hóa mô hình đó. Theo tinh thần đó, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để làm tròn vai trò nhân tố lãnh đạo, đòi hỏi Đảng phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến việc xác lập một mô hình phát triển và triển khai có hiệu lực, hiệu quả mô hình trong thực tiễn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )