Cổ phiếu chứng khoán là gì? Các mã cổ phiếu chứng khoán?

Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì các doanh nghiệp cần có một nguồn vốn lớn đề đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó việc đầu tư vào các thị trường chứng khoán đang ngày trở nên thịnh hành bởi lợi ích mà nó đem lại là không hề nhỏ.

1. Cổ phiếu chứng khoán là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định rằng: ” Cổ phiếu là loại chứ​ng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 2 loại cổ phiếu: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

– Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp HĐQT, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.

– Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.

Như vậy, cổ phiếu chứng choán thuộc loại cổ phiếu thường. Cổ phiếu chứng khoán là loại cổ phiếu phổ biến nhất mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phát hành. Mỗi công ty chứng khoán có các mã cổ phiếu khác nhau được niêm yết trên sàn chứng khoán.

2. Các mã cổ phiếu chứng khoán: 

Hiện nay, một số công ty chứng khoán như: SSI, VNDirect, SHS, ViX,…đang phát hành bổ sung cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của công ty. Các mã cổ phiếu của các công ty trên sàng chứng khoán ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Mã chứng khoán Tên công ty niêm yết
CTS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
BSI CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
HCM CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
FTS CTCP Chứng khoán FPT
SSI CTCP Chứng khoán SSI
VCI CTCP Chứng khoán Bản Việt
TVS CTCP Chứng khoán Thiên Việt
VDS CTCP Chứng khoán Rồng Việt
VND CTCP Chứng khoán VNDirect
VIX CTCP Chứng khoán VIX
APS CTCP chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
ART CTCP Chứng khoán BOS
EVS CTCP Chứng khoán Bảo Việt
HBS CTCP Chứng khoán Everest

3. Rủi ro và lợi thế khi đầu tư vào cổ phiếu chứng khoán: 

Rủi ro:

– Toàn bộ thị trường đều bất ổn nên công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng và có sự giảm sút so với cùng kỳ các năm trước.

– Tâm lý nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn khi ra quyết định, điều này do lo lắng về sự đảo chiều, giá tiếp tục giảm sâu.

– Rủi ro “mất trắng” nếu doanh nghiệp hoạt động thua lỗ liên tục, khả năng “về bờ” rất thấp.

– Niềm tin của nhà đầu tư bị suy giảm do không nhìn thấy những dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cổ phiếu bị giảm, tính thanh khoản giảm làm bạn rơi vào cảnh không thể bán ra, khó thu hồi vốn.

Lợi thế:

– VSD tiến hành rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống còn T+2, điều này mang lại lợi ích tuyệt vời cho nhà đầu tư: Tăng thanh khoản và tính hấp dẫn của thị trường.

– Cơ hội sở hữu mã cổ phiếu hot với mức giá thấp hơn so với giá trị của nó. Do xu hướng chung mà giá cổ phiếu bị giảm “toàn sàn”, kể cả những mã mạnh có thể bị định giá sai. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu và phân tích thì khả năng mua được cổ phiếu tốt giá hời rất cao.

– Nhiều chuyên gia đánh giá khả năng cao từ nay đến cuối năm thị trường sẽ có những chuyển biến tốt. Nếu bạn đầu tư cổ phiếu chứng khoán thời điểm này, cơ hội gặt hái lợi nhuận trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Điều kiện phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán ở một số nước: 

4.1. Nhật Bản:

Để được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán của Nhật bản, các công ty phải vượt qua những điều kiện vô cùng khắt khe của pháp luật chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, các yêu cầu về tài chính mà các công ty phải thoả mãn, gồm kế hoạch kinh doanh, tính thanh khoản, và quản trị…

Trong đó, doanh nghiệp phải bảo vệ được kế hoạch kinh doanh của tổ chức mình, đồng thời chứng minh được kế hoạch đó được xây dựng hợp lý và có tiềm năng tăng trưởng bền vững  dưới sự đánh giá của các công ty có thẩm quyền công nhận và bảo lãnh.

Doanh nghiệp cũng sẽ phải chứng minh được mình phải có tối thiểu 150 số lượng cổ đông trong thời gian ban đầu và luôn duy trì niêm yết ở 1.000 đơn vị trở lên, đồng thời cũng phải niêm yết mới tối thiểu 1.000 đơn vị với vốn hoá thị trường đạt trên 5 tỷ Yên.

Theo dữ liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), nước này có 4,2 triệu doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp niêm yết chỉ khoảng 3.700 (tương đương 0.08%). Năm 2021, chỉ có 90 doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Nhật Bản.

Hoạt động giám sát toàn thị trường chứng khoán ở Nhật Bản sẽ do Ủy ban chứng khoán nhà nước (SESC) trực tiếp thực hiện. Các đơn vị trong SESC trực tiếp tiến hành các hoạt động giám sát đối với giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, giám sát công ty đại chúng và các định chế trung gian thị trường, bao gồm cả quỹ đầu tư, công ty giám sát và các tổ chức tự quản.

Đối với mỗi đối tượng và nội dung cụ thể, được giao cho các Phòng chức năng thực hiện. Theo đó, nhiệm vụ giám sát giao dịch hàng ngày trên thị trường thuộc về Phòng Giám sát thị trường. Giám sát công ty đại chúng do Phòng Giám sát công bố Thông tin thực hiện. Giám sát các định chế trung gian thị trường và các tổ chức tự quản do Phòng Giám sát tuân thủ đảm nhiệm.

Còn hoạt động giám sát đối với toàn hệ thống trên thị trường chứng khoán chủ yếu do Ủy ban chứng khoán thực hiện, kể cả việc giám sát diễn biến hàng ngày của thị trường. Phòng Giám sát thị trường của SESC thực hiện việc giám sát giao dịch chứng khoán và các hợp đồng tương lai. Phòng này có quyền yêu cầu các công ty chứng khoán nộp báo cáo và tài liệu liên quan đến một giao dịch cụ thể để kiểm tra.

Phòng Giám sát thị trường của SESC sẽ thực hiện các hoạt động kiểm tra, theo dõi giao dịch của công ty chứng khoán khi cổ phiếu đột ngột tăng hoặc giảm giá mạnh, hay khi cổ phiếu bị đóng băng tại một mức giá trong một thời gian nhất định hoặc có thông tin ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư, thông tin bất thường có được từ các dịch vụ thông tin qua điện thoại, Internet và từ công chúng.

Ủy ban chứng khoán Nhật Bản là cơ quan trực tiếp giám sát các công ty đại chúng. Phòng Giám sát công bố thông tin và điều tra, xử phạt dân sự của SESC có quyền yêu cầu các công ty gửi báo cáo chi tiết và thực hiện giám sát, điều tra đối với việc công bố thông tin của công ty đại chúng.

Chức năng giám sát trực tiếp đối với các giao dịch hàng ngày và giám sát công bố thông tin trên thị trường thứ cấp của công ty đại chúng được thực hiện bởi sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban chứng khoán và tổ chức tự quản. Luật pháp Nhật Bản quy định Ủy ban chứng khoán có chức năng giám sát bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán.

4.2. Hoa Kỳ:

Để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, các công ty cổ phần cần phải đáp ứng những điều kiện vô cùng khắt khe, như điều kiện IPO trên sàn NASDAQ: Số lượng cổ phiếu tối thiểu phải đạt 1,250,000; Giá tối thiểu 4 USD/cổ phiếu; ít nhất có 3 tổ chức tư vấn-bảo lãnh phát hành;

Tổng lợi nhuận trước thuế 3 năm gần nhất: đạt 11 triệu USD, hoặc 2 năm gần nhất đạt 2.2 triệu USD và không có năm nào trong 3 năm gần nhất lỗ. Dòng tiền tối thiểu đạt: 27.5 triệu USD trong 3 năm tài chính gần nhất và không có dòng tiền âm. Giá trị thị trường trong 12 tháng gần nhất đạt 550 triệu USD; doanh thu năm tài chính liền kề đạt tối thiểu 110 triệu USD.

Công ty có thể không cần đáp ứng yêu cầu về dòng tiền trong điều kiện trên nếu có giá trị thị trường trung bình 12 tháng gần nhất đạt 850 triệu USD và doanh thu trong năm tài chính liền trước đạt 90 triệu USD. Nếu công ty không đáp ứng được một trong các 3 điều kiện, chẳng hạn thu nhập kinh doanh, thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu lớn hơn đối với một yếu tố khác, như doanh thu.

Về giám sát hoạt động của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán, theo quy định, thì được Sở giao dịch chứng khoán thực hiện.

Uỷ ban chứng khoán nhà nước của Mỹ (SEC) sẽ thực hiện các hoạt động giám sát một cách gián tiếp thông qua việc xem xét, chấp thuận các quy định tự quản của Sở giao dịch chứng khoán và chế độ báo cáo, trao đổi thông tin giữa Sở giao dịch chứng khoán với Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Hoạt động giám sát những biến động xảy ra trên trường chứng khoán của SEC được giao cho các đơn vị chức năng, chủ yếu là Vụ Quản lý giao dịch và Thị trường, cùng với Văn phòng Giám sát và Kiểm tra thực hiện.

Văn phòng Giám sát và Kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho SEC các thông tin về những biến động về tình hình của các đối tượng đang chịu sự quản lý trực tiếp để kịp thời thông qua tiến hành kiểm tra định kỳ và thường xuyên đảm bảo tính minh bạch và an toàn.  Từ kết quả giám sát này, ban quản lý sẽ dễ dàng phát hiện ra những sai sót đề kịp thời có các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán được vận hành một cách khách quan.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )