Cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần. Quyền lợi đối với cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Tóm tắt câu hỏi:
Tại sao cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền lớn hơn so với cổ đông năm giữ cổ phần phổ thông? Tại sao sau 3 năm thì cổ phần ưu đãi biểu quyết lại chuyển thành cổ phần phổ thông?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong những loại cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần. Khoản 1 điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định“.
Khoản 3 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp . Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông“.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Như vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với
Do đó, đối với cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể hiểu những người này có quyền lớn hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Việc cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 3 năm cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông. Điều này cho thấ quyền lực ở đây không nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định.
Xem thêm: So sánh Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên