Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn các cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên. Yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao. Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật 9,5 điểm.
Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn các cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên. Yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao. Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật 9,5 điểm.
Với tư cách là văn bản hành chính, công văn được các cơ quan nhà nước sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài cá nhân này, em xin trình bày đề số 20: “Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao”.
1. Khái niệm
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
Công văn hướng dẫn: Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng công văn để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới nhằm tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Việc hướng dẫn thường phát sinh khi có công văn của cơ quan cấp dưới hỏi về một việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn nhưng cũng có thể do cấp trên chủ động ban hành khi nhận thấy một việc nhất định đã có quy định pháp luật nhưng còn có những điểm chưa rõ, có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau.
2. Xây dựng bố cục một công văn
• Bố cục của một Công văn
Thông thường bố cục một công văn phải có các yếu tố sau:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Xem thêm: Pháp lý là gì? Một vài khái niệm, định nghĩa có liên quan về pháp lý?
+ Địa danh và thời gian gửi công văn.
+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
+ Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
+ Số và ký hiệu của công văn.
+ Trích yếu nội dung.
+ Nội dung công văn.
+ Chữ ký, đóng dấu.
+ Nơi gửi.
Xem thêm: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp của Việt Nam
-Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
+ Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
+ Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
-Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn.
Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
– Viện dẫn vấn đề.
– Giải quyết vấn đề.
– Kết luận vấn đề.
Xem thêm: Bài tập tình huống môn Luật tố tụng dân sự
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568