Chuyên viên tuyển dụng là gì? Chức năng, công việc, kỹ năng?

Chuyên viên tuyển dụng là một thuật ngữ khá quen thuộc và được sử dụng rộng rãi. Chuyên viên tuyển dụng là gì cũng như chức năng, công việc, kỹ năng của các chuyên viên tuyển dụng chắc hẳn là một trong số những vấn đề rất được quan tâm cho đến hiện nay.

1. Chuyên viên tuyển dụng là gì?

Ta hiểu tuyển dụng chính là quá trình nhà tuyển dụng thu hút, nghiên cứu, sàng lọc và tiếp nhận các ứng viên. Mục đích của việc tuyển dụng dĩ nhiên chính là để tìm ra ứng viên thích hợp cho các vị trí mà công ty, doanh nghiệp đang tuyển.

Chuyên viên tuyển dụng được biết đến chính là người phụ trách mảng tuyển dụng nhân sự bao gồm việc xác định nhu cầu tuyển dụng, đề xuất các phương án và tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp.

Chuyên viên tuyển dụng cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện hiệu quả cho doanh nghiệp, tổ chức thông qua việc đáp ứng các nhu cầu về nhân sự. Nhiệm vụ chính của các chuyên viên tuyển dụng đó chính là thực hiện việc tìm kiếm và đăng tin trên các kênh tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ ứng viên đồng thời tham gia xây dựng các chiến lược nhằm thu hút và giữ chân nhân tài cho các doanh nghiệp nơi mà mình đang làm việc.

Về cơ bản, chuyên viên tuyển dụng là một chức danh nhỏ trong ngành quản trị nhân sự.

Việc tuyển dụng nhân sự có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ quá trình này, doanh nghiệp mới có thể tìm ra những người mới có đầy đủ năng lực, có thể đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty.

Trên thực tế thì việc tuyển dụng cho vị trí chuyên viên tuyển dụng thường yêu cầu bằng cấp tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực nhân sự. Ngoài ra, kinh nghiệm cũng là yếu tố quyết định sự phù hợp của ứng viên đối với vai trò, trách nhiệm công việc của vị trí ứng tuyển. Cụ thể yêu cầu bằng cấp, kỹ năng đối với chuyên viên tuyển dụng thường bao gồm:

- Các ứng viên đã tốt nghiệp đại học các ngành Nhân sự, Quản trị nhân lực hoặc các ngành có liên quan.

- Kinh nghiệm tối thiểu trong lĩnh vực tuyển dụng 2 năm.

- Có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nguồn nhân sự thông qua các kênh tuyển dụng, mạng xã hội hay các trang web tuyển dụng.

- Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, ... .

- Khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, tinh thần đồng đội và trách nhiệm cao.

- Khả năng lên kế hoạch, chủ động hợp tác tìm hướng giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Trau dồi kỹ năng, tố chất của chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp: Hiểu, tuân thủ luật lao động, có kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp,kỹ năng quản lý dự án,..

- Bên cạnh đó thì tuỳ từng công ty và các lĩnh vực cụ thể mà cũng sẽ có thể nhưng yêu cầu khác nhau.

Chuyên viên tuyển dụng tên tiếng Anh là: Recruitment Specialists.

2. Vai trò của chuyên viên tuyển dụng trong doanh nghiệp:

Chuyên viên tuyển dụng ngoài vai trò tuyển chọn con người nhằm mục đích để sử dụng cho mục đích hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Thì bộ phận này hiện nay cũng đảm nhiệm việc tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, để từ đó sẽ có được những nhân viên đủ khả năng mà doanh nghiệp cần tuyển. Việc tìm được các đối tượng là những người lao động phù hợp với vị trí công việc ngay từ khâu ban đầu, sẽ giúp cho hoạt động quản trị được dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, các đối tượng là những chuyên viên tuyển dụng cũng là người thực hiện công việc tìm kiếm, thu hút, lựa chọn ứng viên sao cho phù hợp với vị trí mà tổ chức, doanh nghiệp đang cần.

Khi chúng ta nói đến quá trình tuyển dụng, thì thực chất không chỉ dừng lại ở một vài khâu như đăng tuyển thông tin, phỏng vấn, thông báo nhận việc. Mà đó là một quá trình lâu dài từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng đến giải quyết những yêu cầu, thanh lý hợp đồng cho người lao động rời khỏi công ty…  

Chính vì vậy vai trò của chuyên viên tuyển dụng là cả một quá trình lâu dài, liên tục. Một khi các doanh nghiệp có thể lựa chọn được các đối tượng người lao động phù hợp, thực sự muốn gắn bó, thăng tiến phát triển lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp. Thì khi ấy hoạt động tuyển dụng mới được đánh giá là thành công.

Ngày nay, với sự phát triển các phần mềm công nghệ về quản lý nhân sự. Thì công việc của chuyên viên tuyển dụng đã không còn quá vất vả như trước. Theo đó, ta nhận thấy rằng, các chuyên viên chỉ cần biết cách sử dụng, truy xuất dữ liệu từ phần mềm, là có thể chấm công, tính lương, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên… một cách chính xác, dễ dàng.

3. Công việc của chuyên viên tuyển dụng:

Tùy thuộc từng doanh nghiệp, tổ chức mà yêu cầu công việc của một chuyên viên tuyển dụng có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, công việc chung của chuyên viên tuyển dụng bao gồm:

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là phải chịu trách nhiệm toàn bộ công việc hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến tuyển dụng nhân sự

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là liên hệ với các kênh truyền thông quảng cáo, website, đăng bài trên các diễn đàn tìm việc làm.

- Chuyên viên tuyển dụng có nhiệm vụ liên lạc và gặp gỡ trực tiếp với các thí sinh có tiềm năng, sàng lọc đơn xin việc và hỗ trợ các nhà tuyển dụng.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là tổ chức phỏng vấn, kiểm tra, đánh giá năng lực của các ứng viên một cách chi tiết, sau đó tổng hợp và báo cáo để các nhà quản lý có sự lựa chọn công bằng hơn, hiệu quả hơn.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm. Cập nhật thay đổi dựa theo sự thay đổi của kinh tế, thị trường lao động.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là hợp tác với nhà tuyển dụng để thảo luận và đưa ra những yêu cầu về năng lực cho các nhân viên tương lai.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là sắp xếp theo thứ tự các chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng quan trọng.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là xây dựng, đóng góp và đo lường kết quả thông qua quá trình khảo sát trải nghiệm của các ứng viên.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là đào tạo, đưa ra lời khuyên cho các nhà tuyển dụng về những kỹ thuật phỏng vấn hay phương pháp đánh giá ứng viên.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là tổ chức và tham gia các hội chợ việc làm.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là theo dõi, tương tác với ứng viên xuyên suốt quá trình tuyển dụng.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là lưu trữ thông tin của các ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc tương lai.

- Công việc của chuyên viên tuyển dụng đó là tiếp nhận, hướng dẫn và phân công công việc cho các ứng viên trong quá trình thực tập tại công ty.

4. Các kỹ năng cần có của chuyên viên tuyển dụng:

Các kỹ năng cần có của chuyên viên tuyển dụng bao gồm:

- Các chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có kỹ năng giao tiếp:

Làm việc trong bộ phận nhân sự nói chung và chuyên viên tuyển dụng nói riêng đòi hỏi người làm phải có khả năng, kỹ năng giao tiếp tốt, bất kể là giao tiếp trực tiếp, đối mặt hay qua email.

Bên cạnh đó thì trong nhiều trường hợp, một chuyên viên tuyển dụng còn phải thể hiện mình là người khéo léo và lịch thiệp để duy trì danh tiếng cá nhân cũng như danh tiếng cho tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, để có thể gọi điện mời được nhiều ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp và thương lượng về vị trí công việc, chuyên viên tuyển dụng cũng cần trang bị cho mình kỹ năng gọi điện, chăm sóc ứng viên qua điện thoại.

- Các chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có kỹ năng lắng nghe:

Ngoài kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng không kém phần quan trọng đối với chuyên viên tuyển dụng. Chỉ khi lắng nghe một cách cẩn thận, bạn sẽ khám phá ra thêm nhiều điều từ các ứng viên, đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa công ty và có thể dễ dàng tìm kiếm các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc hiện tại.

- Các chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có kỹ năng xây dựng mối quan hệ:

Chuyên viên tuyển dụng là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên yếu tố con người. Khi nhắc đến lĩnh vực kinh doanh, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến doanh thu. Và để có thể mang lại kết quả kinh doanh, doanh số tốt chắc chắn yếu tố "mối quan hệ" là không thể thiếu.

Tương tự vậy, các chuyên viên tuyển dụng muốn tìm kiếm và mở rộng mạng lưới tìm nguồn ứng viên, nhân tài để cải thiện hiệu suất tuyển dụng cho doanh nghiệp không thể không thiếu các mối quan hệ trong công việc.

- Các chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có kỹ năng công nghệ và mạng xã hội

Khi mà xu hướng công nghệ bùng nổ, việc tận dụng công nghệ và làm quen với các chiến lược tuyển dụng khác nhau trên mạng xã hội sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó việc áp dụng các công nghệ mới này cũng chứng minh bạn là nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, luôn cập nhật các xu hướng và công nghệ hiện tại.

- Các chuyên viên tuyển dụng sẽ cần có kỹ năng giải quyết vấn đề:

Trên con đường sự nghiệp trở thành một chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ có nhiều trường hợp, tình huống mà các chủ thể nghĩ không xảy ra nhưng sẽ xảy ra. Trong những trường hợp như thế này, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng giúp bạn giải quyết những khó khăn này.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )