Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là gì? Những đặc điểm cần lưu ý về chứng khoán đảm bảo bằng tài sản?

Hiện nay trên thị trường chứng khoán chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với hình thức Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản, đây là loại trái phiếu được phát hành trên cơ sở đảm bảo bằng tài sản hoặc cụ thể với một dòng tiền nào đó.

1. Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là gì?

Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản, tiếng Anh gọi là asset-backed security, viết tắt là ABS.

Khi chúng ta nhắc tới chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là một dạng chứng khoán tài chính ví dụ như trái phiếu hoặc chứng phiếu mà được đảm bảo bởi một nguồn tài sản như các khoản vay, thuê, nợ thẻ tín dụng, tiền bản quyền, hay các khoản phải thu. Đối với nhà đầu tư, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là một khoản đầu tư thay thế cho trái phiếu doanh nghiệp. Nó khá giống với chứng khoán thế chấp tài sản trừ việc tài sản không được thế chấp.

Hiện nay có thể thấy tại thị trường ABS được phát triển từ những năm 1980s và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thị trường nợ chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc, cách thức hoạt động lợi ích cũng như các tính chất khác của ABS qua các ví dụ minh họa, ABS đem lại nhiều lợi ích quan trọng và chủ yếu nó cung cấp cho người cho vay một công cụ để có được tiền mặt với mục đích cho vay nhiều hơn, và nó cũng cung cấp cho các nhà đầu tư một công cụ để đầu tư vào một nhóm tài sản đã được đa dạng hóa.

Như vậy ta thấy với một rủi ro đi kèm với ABS là rủi ro trả trước prepayment risk  đất dược biết đến là rủi ro này thường được gắn liền với MBS hơn và rủi ro trả trước xảy ra khi người vay trả nhiều hơn số tiền yêu cầu hàng tháng, do đó làm giảm lãi suất của khoản vay. Rủi ro này có thể được xác định bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự khác biệt giữa lãi suất hiện tại và lãi suất cho vay. Nếu lãi suất hiện tại nhỏ hơn lãi suất cho vay đang được sử dụng trong ABS, xác suất để người vay tái cấu trúc lại khoản nợ của mình hay nói cách khác là trả nợ sớm hơn để đi vay với chi phí rẻ hơn) sẽ cao lên. Hiện nay để có thể hạn chế rủi ro này, ABS có cấu trúc tranche, giúp phân tán rủi ro trả trước giữa các tranche các nhà đầu tư có thể dựa vào khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi suất để lựa chọn tranche cho mình.

Một loại rủi ro khác trong ABS là rủi ro vỡ nợ đúng như cái tên của nó, rủi ro này xảy ra khi người đi vay không thể trả được khoản nợ của mình và ABS có cấu trúc credit tranche để đối phó với vấn đề này. Khi bất kỳ một tranche nào bị vỡ nợ, những subordinate hoặc junior tranche tranche ở tầng dưới – rủi ro cao sẽ hấp thụ hết những khoản lỗ cho đến giá trị của chúng trước, rổi sau đó mới đến những senior tranche tranche ở tầng cao hơn. Tất nhiên chúng ta thấy những tranche ở các tầng dưới sẽ có tỷ suất cao hơn những tranche ở tầng trên, vì chúng đi kèm với rủi ro cao hơn và với nhà đầu tư có thể dựa vào khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi suất để lựa chọn tranch cho mình.

2. Những đặc điểm cần lưu ý về chứng khoán đảm bảo bằng tài sản:

Chứng khoán bảo đảm bằng tài sản là một loại trái phiếu được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người phát hành. Thường các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản sẽ được mua bán ở trên sàn giao dịch, giống như những loại chứng khoán khác và ABS đại chúng phải thỏa mãn những yêu cầu và điều kiện của SEC Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ với những cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody’s hay S&P’s có thể xếp hạng những chứng khoán này dựa vào xác suất dòng tiền được thực hiện và theo đó có đôi lúc, ABS sẽ được xếp hạng còn cao hơn cả cơ quan phát hành điều này phản ánh rủi ro liên quan tới độ chắc chắn của dòng tiền của ABS.
Theo đó ta thấy với cấu trúc của chứng khoán bảo đảm bằng tài sản gần như giống hệt chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và vơi điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại này là ở tài sản đảm bảo, với chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp là bất động sản, còn với chứng khoán bảo đảm bằng tài sản là các dòng tiền hay nói cách khác là các khoản mà doanh nghiệp có quyền hưởng trong tương lai như tiền trả góp mua ô tô, mua nhà, tiền lãi từ tài khoản thẻ tín dụng... Cũng vì sự khác nhau ở tài sản đảm bảo này mà chứng khoán bảo đảm bằng tài sản cũng có những đặc trưng riêng. Để phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản, công ty phát hành sẽ thành lập ra một đơn vị đặc nhiệm sau đó bán các tài sản cơ sở cho đơn vị này và nói chung thì công ty có tài sản ấy là công ty phát hành, song về mặt pháp lý mà nói, chính đơn vị đặc nhiệm mới là người phát hành và chịu trách nhiệm pháp lý trước những người mua chứng khoán của nó. Như vậy ta thấy chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS) không có được sự đảm bảo chắc chắn như chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, vì không gì bằng việc nắm chắc tài sản thế chấp trong tay nhưng ta thấy để bảo vệ nhà đầu tư trước nguy cơ phá sản của công ty phát hành công ty mẹ chứ không phải đơn vị đặc nhiệm, pháp luật các nước đã đưa ra 3 qui định an toàn về mặt pháp lý: + Việc chuyển giao tài sản từ công ty "mẹ" sang "đơn vị đặc nhiệm" là miễn truy đòi, tức là mua đứt bán đoạn. + Quyền lợi tuyệt đối của nhà đầu tư đối với các tài sản cơ sở + Tài sản của "đơn vị đặc nhiệm" không bị hợp nhất với tài sản của công ty "mẹ" trong trường hợp công ty "mẹ" phá sản. Tài sản cơ sở để phát hành loại chứng khoán này là các nhóm tài sản nhìn chung có tính chất thanh khoản tương đối kém, vì phải một thời gian khá dài nữa họ mới thu được chúng hiện nay với một công ty bán ô tô trả góp cho khách hàng có thể phải đợi 5, 6 năm sau mới thu được tiền, trong khi lại rất khan tiền mặt. Công ty này có thể nhóm các tài sản có tính thanh khoản thấp kiểu như vậy lại với nhau, làm tài sản cơ sở để phát hành trái phiếu, huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh hiện tại. Ngoài ra, chính việc phát hành dưới dạng chứng khoán, hay "chứng khoán hoá" các khoản vay này mà công ty phát hành làm cho nhiều nhà đầu tư có khả năng tiếp cận với chúng.

Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản giúp bên phát hành thu được tiền để cho vay được nhiều hơn và tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào đa dạng những loại tài sản tạo thu nhập.

Thường thì những tài sản được đảm bảo trong chứng khoán này không thanh lí được. Tuy nhiên, việc gộp chung những tài sản này với nhau để tạo ra một dạng chứng khoán tài chính có thể giúp chủ sở hữu của chúng bán được chúng. Tiến trình này được gọi là chứng khoán hóa.

Những tài sản cơ sở của dạng chứng khoán này có thể là khoản vay mua nhà, mua xe, khoản phải thu của thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên, hoặc những dạng dòng tiền khác và nhà phát hành có thể tùy ý sáng tạo theo cách họ muốn với tất cả các cách thức tạo doanh thu đều có thể được chứng khoán hóa thành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản.

Ví dụ về chứng khoán đảm bảo tài sản

Hãy tưởng tượng một công ty X chuyên cung cấp khoản vay mua xe và nếu một khách hàng có nhu cầu vay mua xe, công ty X sẽ cho họ vay tiền để mua, và khách hàng đó có nghĩa vụ phải trả lãi cho khoản vay đôi khi công ty X vì cho vay quá nhiều nên họ không còn tiền mặt để cho vay thêm nữa. Nên họ sẽ đóng gói các khoản vay hiện tại của họ lại và bán chúng cho công ty đầu tư Y và nhận lại tiền để tiếp tục cho vay.

Công ty đầu tư Y sau đó sẽ phân loại những khoản vay họ đã mua thành những nhóm khác nhau được gọi là những phân ngạch. Những phân ngạch gồm những khoản vay có tính chất giống nhau như ngày đáo hạn, lãi suất, hay khả năng trả nợ. Sau đó, công ty đầu tư Y sẽ phát hành loại chứng khoán tương tự trái phiếu cho từng phân ngạch này.

Những nhà đầu tư cá nhân sẽ mua những chứng khoán này và thu về dòng tiền từ những khoản vay mua xe đó, trừ đi một khoản phí quản lí được thu bởi công ty đầu tư Y.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )