Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Quy định về chức năng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước? Nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quy định như thế nào?

Tổng cục dự trữ nhà nước có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng và đóng vai trò to lớn đối với việc thực hiện chức năng tham mưu và còn giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước, trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao và thực hien theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Quy định về chức năng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước:

Căn cứ theo quy định tại điều 1. Vị trí và chức năng quyết định Số: 315/QĐ-BTC quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục dự trữ nhà nước khu vực trực thuộc tổng cục dự trữ nhà nước quy định cụ thể như sau:

1. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là tổ chức trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy thông qua quy định như trên do pháp luật quy định ta thấy cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc có chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia trên 02 tỉnh (Bắc Ninh và Bắc Giang) theo địa bàn hành chính.

2. Nhiệm vụ của chức Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn quyết định Số: 315/QĐ-BTC quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục dự trữ nhà nước khu vực trực thuộc tổng cục dự trữ nhà nước quy định cụ thể như sau:

1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định:

a) Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm về dự trữ quốc gia trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

b) Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Kế hoạch dự trữ quốc gia trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.

2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, dự toán ngân sách sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.

3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật dự trữ quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia, các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng dự trữ quốc gia trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền của mình hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện việc mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch được giao hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

5. Thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả.

6. Thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quản lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế – kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, đảm bảo an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

8. Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

10. Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

11. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng đối với công chức, người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

13. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật dự trữ quốc gia trong quá trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý dự trữ quốc gia.

14. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn được phân công và phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan tại địa phương trong việc triển khai quy hoạch, kế hoạch mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

15. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực được ban hành các quy định, quy chế quản lý đơn vị, ban hành quyết định cá biệt theo thẩm quyền; được ký văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc các văn bản được Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ủy quyền theo quy định của pháp luật.

16. Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao và theo quy định của pháp luật.

Như vậy qua quy định trên ta thấy tổng cục còn có nhiệm vụ trình trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia; quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý; chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia; kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính.

Đồng thời hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực dự trữ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia; trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý.

Tổng cục có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật…

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc đặt tại TP. Hải Phòng được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia trên 01 Thành phố và 01 tỉnh (TP. Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh) theo địa bàn hành chính.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái (TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên) được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia trên 01 tỉnh (tỉnh Thái Nguyên) theo địa bàn hành chính.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia trên 01 Thành phố và 01 tỉnh (TP. Hà Nội, tỉnh Hòa Bình).

    5 / 5 ( 1 bình chọn )