Thị trường hàng hóa phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người tăng cao đã kéo theo sự ra đời của các ngành nghề công nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động dựa trên những nguyên tắc, quy trình nhất định. Tại doanh nghiệp, bên cạnh các bộ phận chủ chốt cùng bộ phận nhân viên, người lao động duy trì hoạt động, còn có các cá nhân thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác. Một trong số đó chức vụ bảo vệ.
Mục lục bài viết
1. Vấn đề sử dụng bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp là là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, để có thể duy trì cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp, cần phải có hai bộ phận chính: Người lao động và người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động ở đây chính là cơ quan, doanh nghiệp. Người lao động là công dân Việt Nam, có nhu cầu làm việc để tìm kiếm nguồn thu. Người lao động và người sử dụng lao động sẽ giao kết
– Người lao động của doanh nghiệp không chỉ là những cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm tạo lập ra giá trị sản phẩm, mà còn là các chức vụ, bộ phận chịu trách nhiệm liên quan khác. Một trong số đó là bảo vệ.
– Bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp được hiểu là những cá nhân được chủ doanh nghiệp thuê về để thực hiện các hoạt động liên quan đến duy trì an ninh trật tự của cơ quan, doanh nghiệp.
– Tại bất kỳ doanh nghiệp, cơ quan nào, khi vận hành hoạt động luôn cần đến bộ phận an ninh nhất định để duy trì trật tự bảo an. Bởi, nếu không sẽ xảy ra tình trạng rối nạn trật tự công cộng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan doanh nghiệp.
– Đến bất kỳ doanh nghiệp nào, tại các bộ phận phòng ban, các cửa ra vào, người ta luôn thấy bộ phận bảo vệ túc trực tại đó. Đây là minh chứng thực tiễn quan trọng nhất chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng của bảo vệ trong cơ cấu vận hành của cơ quan doanh nghiệp.
2. Chức năng, công việc của bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:
2.1. Chức năng của bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:
Nghị định 06/2013/ NĐ-CP đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về chức năng, công việc của bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có các chức năng:
+ Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
+ Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp tiến hành tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ của bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:
– Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 06/2013/NĐ-CP, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp bao gồm:
+ Lực lượng bảo vệ cơ quan. doanh nghiệp tham gia thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
+ Lực lượng này trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;
+ Lực lượng bảo vệ phải thực hiện tốt chức năng làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;
+ Phối hợp tốt với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
+ Ngoài ra, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
+ Lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp phải tiến hành phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp; Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
Những nhiệm vụ mà Nghị định này quy định chính là những công việc mà lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Khi thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc này, lực lượng bảo vệ sẽ hoàn thành tốt chức năng của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì và bảo vệ sự an toàn trong công tác vận hành của các doanh nghiệp. Hơn tất cả nó, nó đảm bảo tính an ninh, sự an toàn trong công tác lao động cho người lao động. Có như vậy, chất lượng và sản lượng sản phẩm được tạo lập mới đạt được giá trị tối ưu nhất.
3. Thế nào là tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp?
Điều 12 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về việc tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như sau:
– Tổ chức lực lượng bảo vệ được diễn ra tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị nằm trong hệ thống tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp. Theo đó, tùy theo yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp mà thành lập phòng, ban, đội, tổ bảo vệ. Tức, lực lượng bảo vệ được xem là bộ phận lao động quan trọng, có vai trò, vị trí đặc biệt trong cơ cấu hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp.
– Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập hoặc không thành lập, với hình thức phù hợp yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp.
– Qua quy định trên, có thể thấy, cơ quan bảo vệ được tổ chức bởi người đứng đầu của doanh nghiệp, cơ quan sao cho phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp đó.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 3 Nghị định 06/2013/NĐ-CP, tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Nguyên tắc 1: Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập. Tức ban lãnh đạo, người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức, thành lập đội bảo vệ cho cơ quan, doanh nghiệp mình. Vậy nên, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp sẽ chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an. Lực lượng bảo vệ phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định, quy chế hoạt động chung của doanh nghiệp, cơ quan. Trong trường hợp cá nhân chịu trách nhiệm bảo vệ vi phạm nghĩa vụ, hoạt động của mình thì sẽ phải chịu sự kỷ luật của doanh nghiệp, cơ quan đó.
– Nguyên tắc 2: Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tức tổ chức và hoạt đồng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, những quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp pahir tuân thủ đúng và đầy đủ theo những nguyên tắc như trên. Những nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hoạt động tổ chức lực lượng bảo vệ diễn ra khách quan, cụ thể, đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp