Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kinh tế tài chính » Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì? Nội dung và vai trò

Kinh tế tài chính

Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì? Nội dung và vai trò

  • 22/07/202222/07/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    22/07/2022
    Kinh tế tài chính
    0

    Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì? Nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế? Vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế?

    Tính đa dạng của kế toán tồn tại ngay trên mỗi quốc gia. Trong khi truyền thống và kinh nghiệm củ các quốc gia khác nhau dẫn tới sự phát triển khác nhau của các mô hình báo cáo tài chính, thì sức ép củ sự phát triển mạnh mẽ trong môi trường toàn cầu hoá là bằng chứng cho sự cần thiết phải thay đổi nền kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế. Những thay đổi lớn trong thực tiễn kinh doanh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đã làm các nhu cầu về quốc tế hoá công tác kế toán và kiểm toán.

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì?
    • 2 2. Nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế:
    • 3 3. Vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế:

    1. Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì?

    Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

    Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến những vấn đề mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơ bản được chấp thuận rộng rãi trên toàn thế giới.

    Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chính là Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (“IASC”). Đây là một tổ chức độc lập thành lập vào năm 1973, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (“IFAC”), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, Trung Quốc, Ủy Ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ.

    Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành và quản lý bởi Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) vẫn được kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành trước đây và Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển các chuẩn mực kế toán mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRSs.

    2. Nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế:

    Hiện nay, trên thế giới đã ban hành và công bố 38 chuẩn mực kế toán có liên quan nhiều khía cạnh khác nhau trong kế toán. Mỗi chuẩn mực có một nội dung cụ thể, do vậy, việc đưa ra nội dung về chuẩn mực kế toán quốc tế trong bài viết này chỉ lựa chọn một trong các chuẩn mực đó. Cụ thể: IAS 01 – Trình bày các báo cáo tài chính

    a. Mục đích:

    Mục đích của chuẩn mực là đưa ra cơ sở cho việc trình bày những báo cáo tài chính cho mục đích chung nhằm đảm bảo tính so sánh của các báo cáo tài chính của một đơn vị giữa các thời kì và so sánh được với báo cáo tài chính của các đơn vị khác. IAS 1 đưa ra những qui định chung và trách nhiệm cho việc lập các báo cáo tài chính, hướng dẫn về kết cấu của các báo cáo tài chính và những yêu cầu tối thiểu về nội dung trong các báo cáo tài chính.

    b. Phạm vi áp dụng.

    Xem thêm: Tài sản dài hạn là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?

    – Chuẩn mực này được áp dụng đối với tất cả các báo cáo tài chính cho mục đích chung được lập trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính.

    –  Các chuẩn mực cụ thể qui định cho việc ghi nhận, đo lường và trình bày đối với các giao dịch cụ thể.

    –  Chuẩn mực này không áp dụng đối với kết cấu và nội dung của báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm tắt được trình bày theo qui định của IAS 34.

    –  Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm những doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và những doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính riêng theo định nghĩa của IAS 27.

    c. Các thuật ngữ cơ bản

    –  Báo cáo tài chính cho mục đích chung: là báo cáo tài chính được trình bày nhằm mục đích đáp ứng như cầu của những người sử dụng không có quyền yêu cầu doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính để đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của họ

    –  Chủ sở hữu (owners): là những người nắm giữ các công cụ được phân loại là công cụ vốn.

    – Thu nhập tổng hợp khác (other comprehensive income): bao gồm những khoản mục thu nhập và chi phí không được ghi nhận là lãi hoặc lỗ theo qui định của các chuẩn mực kế toán khác.

    Xem thêm: Tư vấn pháp luật về thuế, tư vấn hỗ trợ nghiệp vụ kế toán uy tín

    d. Báo cáo tài chính.

    – Mục đích của báo cáo tài chính: báo cáo tài chính phản ánh theo một thứ tự khoa học tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế.

    – Để đạt được mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin sau: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Thu nhập và chi phí, bao gồm các khoản lãi và lỗ; Khoản đóng góp bởi và phân phối cho chủ sở hữu; Các luồng tiền.

    – Hệ thống báo cáo tài chính: Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm các báo cáo sau:

    +  Báo cáo về tình hình tài chính tại ngày kết thúc kì báo cáo

    +  Báo cáo về thu nhập tổng hợp trong kì báo cáo

    + Báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong kì báo cáo

    + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kì báo cáo

    Xem thêm: Nhiệm vụ của kế toán trong trường học

    + Phần ghi chú cho các báo cáo tài chính, bao gồm tóm tát về các chính sách kế toán và thông tin chi tiết, và

    + Báo cáo về tình tình tài chính tại ngày bắt đầu của kì kế toán đầu tiên có thể so sánh được khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố các chính sách kế toán hoặc hồi tố đánh giá lại các khoản mục trong báo cáo tài chính hoặc phân loại lại các khoản mục trong báo cáo tài chính.

    – Những đặc điểm chung:

    + Trình bày trung thực và tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế: báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tuân thủ các qui định của chuẩn mực kế toán quốc tế.

    + Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, người đứng đầu doanh nghiệp phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình .

    – Hoạt động liên tục:

    + Khi đánh giá nếu doanh nghiệp có những điều không chắc chắn hoặc nghi ngờ về sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục thì các sự kiện này phải được nêu rõ cùng với cơ sở lập báo cáo tài chính.

    + Để đánh giá khả năng hoạt đông liên tục, người đứng đầu doanh nghiệp phải xem xét mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

    Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Nhà nước

    ….

    Thực tế, nội dung chuẩn mực kế toán (IAS 01) là rất cụ thể và chi tiết, do vậy việc cung cấp một phần nội dung trên đây chỉ mang tính chất truyền tải một phần kiến thức để người đọc có thể nắm bắt được cơ bản “ý” mà Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế muốn truyền đạt

    3. Vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế:

    Chuẩn mực kế toán quốc tế là một tập hợp các thông lệ được thiết lập bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB). Các thông lệ này được thiết kế để giúp các doanh nghiệp trên toàn thế giới so sánh báo cáo tài chính và dữ liệu đơn giản hơn. Điều này cũng giúp tạo ra sự minh bạch và tin cậy trong quy trình kế toán, đặc biệt là đối với đầu tư và thương mại toàn cầu.

    Có một chuẩn mực kế toán quốc tế cũng giúp giảm bớt áp lực tuân thủ và có thể giảm đáng kể chi phí xung quanh việc báo cáo. Đặc biệt, các công ty có hoạt động quốc tế và các công ty con ở các quốc gia khác nhau có thể hợp lý hóa việc báo cáo và thực hành.

    Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là IAS đã được thay thế bằng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) mới hơn.

    Việc ban hành và tuân thủ chuẩn mực kế toán thì người lập (preparer) và người sử dụng (user) báo cáo tài chính mới hiểu được các thông tin phản ánh trên báo cáo. Chuẩn mức kế toán là nền tảng để thực hiện chức năng của kế toán tài chính (financial accounting) là báo cáo tình hình tài chính (financial reporting). Và phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính chính là các báo cáo tài chính (Financial statements)

    Như vậy, không có chuẩn mực kế toán thì các mục tiêu của báo cáo tài chính dưới đây sẽ không đạt được:

    + Cung cấp thông tin hữu ích để làm quyết định về đầu tư và tín dụng.

    Xem thêm: Phụ cấp đối với kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

    + Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền tương lai.

    + Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn củ a doanh nghiệp, gọi chung là tình hình tài chính (financial position) của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhờ có chuẩn mực kế toán các thông tin. trình bày trên báo cáo tài chính trở nên thiết thực (relevant), tin cậy được (reliable) và có thể so sánh được (comparable).

    + Thông tin có thiết thực thì người sử dụng mới có thể đưa ra quyết định.

    + Thông tin có tin cậy thì người đọc mới thấy an tâm.

    + Thông tin có so sánh được thì người sử dụng mới có thể lựa chọn.

    Xem thêm: Nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kinh tế tài chính
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.627 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chứng chỉ hành nghề kế toán

    Chứng từ kế toán

    Kế toán


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Các bước luân chuyển chứng từ

    Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Phương pháp chứng từ kế toán trong tiếng Anh là gì? Các bước luân chuyển chứng từ?

    Chuẩn mực kiểm toán là gì? 39 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam?

    Chuẩn mực kiểm toán là gì? Ý nghĩa của chuẩn mực kiểm toán? Khái quát về 39 chuẩn mực kiểm toán?

    Nguyên tắc trọng yếu là gì? Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán?

    Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán? Tìm hiểu về nguyên tắc trọng yếu?

    TBL là gì? Cách dùng và ý nghĩa của Triple Bottom Line?

    TBL là gì? Cách dùng và ý nghĩa của Triple Bottom Line? Tham khảo thêm về ba thành tố đối với doanh nghiệp?

    Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

    Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán?

    Chứng từ kế toán là gì? Đặc trưng và phân loại

    Chứng từ kế toán là gì? Đặc trưng của chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán?

    Kì kế toán là gì? Nội dung và hệ quả của kì kế toán

    Kì kế toán là gì? Nội dung của kì kết toán? Hệ quả của kì kế toán?

    Chuẩn mực kế toán là gì? 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Chuẩn mực kế toán là gì? 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam?

    Kế toán dồn tích là gì? Phân biệt kế toán dồn tích và kế toán tiền

    Kế toán dồn tích là gì? Phân biệt kế toán dồn tích và kế toán tiền?

    Kế toán chi phí là gì? So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính

    Kế toán chi phí là gì? So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không?

    Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn cho người thuê không? Cá nhân cho thuê nhà có phải nộp loại thuế nào không? Các loại thuế phải nộp khi cá nhân cho thuê nhà mới nhất?

    Đại lý du lịch là gì? Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý du lịch?

    Đại lý du lịch là gì? Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý du lịch? Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế?

    Con ngoài giá thú là gì? Quy định pháp luật về con ngoài giá thú?

    Con ngoài giá thú là gì? Quy định của pháp luật về nuôi con ngoài giá thú?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản? Các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay? Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định?

    Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Ý nghĩa của đánh giá chuẩn nghề nghiệp?

    Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Ý nghĩa của đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

    Thuế tự vệ là gì? Điều kiện áp dụng và nội dung về thuế tự vệ?

    Thuế tự vệ là gì? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ? Nội dung về thuế tự vệ? Cách tính thuế tự vệ?

    Chứng chỉ ACCA là gì? Những lợi ích và yêu cầu đối với chứng chỉ

    Chứng chỉ ACCA  là gì? Chương trình học ACCA? Những lợi ích và yêu cầu đối với chứng chỉ?

    Đối chiếu công nợ là gì? Quy định pháp luật về đối chiếu công nợ?

    Đối chiếu công nợ là gì? Nguyên tắc đối chiếu công nợ? Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ? Những sai sót trong biên bản đối chiếu công nợ? Nguyên nhân khách hàng không chịu đối chiếu công nợ? Kế toán cần làm gì khi khách hàng không chịu đối chiếu công nợ? Các bước thực hiện đối chiếu công nợ?

    Phí bảo trì chung cư là gì? Quy định về bàn giao và sử dụng quỹ bảo trì?

    Phí bảo trì chung cư là gì? Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu? Cách tính kinh phí bảo trì chung cư? Sử dụng quỹ bảo trì chung cư như thế nào là đúng pháp luật?

    Công ty luật tư vấn pháp luật miễn phí uy tín tại Đồng Tháp

    Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn luật miễn phí tại Đồng Tháp. Luật sư uy tín tại Đồng Tháp tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí trên mọi lĩnh vực. Để được tư vấn luật tại Đồng Tháp, vui lòng gọi ngay cho Luật sư của chúng tôi theo số điện thoại: 1900.6568

    Công ty luật tư vấn pháp luật miễn phí uy tín tại Hà Nội

    Công ty luật - Luật sư tư vấn uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Văn phòng luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại tại Hà Nội. Để được tư vấn luật tại Hà Nội, vui lòng gọi ngay cho Luật sư của chúng tôi theo số điện thoại: 1900.6568

    Tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp nhà đất tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tại Hà Nội. Luật sư chuyên nhà đất tư vấn pháp luật nhà đất uy tín, giải quyết các tranh chấp đất đai tại Hà Nội. Để được tư vấn pháp luật đất đai tại Hà Nội, vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên về Đất đai - Nhà đất của chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6568

    Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội miễn phí tại Hà Nội

    Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội, tư vấn luật bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn bảo hiểm y tế tại Hà Nội. Để được tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Tổng đài bảo hiểm xã hội tại Hà Nội: 1900.6568

    Luật sư tư vấn pháp luật hình sự miễn phí uy tín tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn pháp luật hình sự tại Hà Nội. Dịch vụ luật sư bào chữa các vụ án hình sự uy tín tại Hà Nội. Để được tư vấn pháp luật hình sự tại Hà Nội, vui lòng liên hệ với các Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6568

    Luật sư tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động tại Hà Nội. Tư vấn các quy định của pháp luật lao động mới nhất hiện nay tại Hà Nội.

    Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế miễn phí uy tín tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế tại Hà Nội. Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế, chia thừa kế, giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại Hà Nội.

    Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự tại Hà Nội. Luật sư tư vấn các quy định của luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự, bồi thường thiệt hại dân sự.

    Luật sư tư vấn luật hành chính, giải quyết khiếu nại hành chính tại Hà Nội

    Luật sư tư vấn luật hành chính, giải quyết khiếu nại hành chính tại Hà Nội. Tư vấn các thủ tục hành chính, tư vấn thực hiện khiếu nại và khởi kiện các vụ án hành chính tại Hà Nội.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá