Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên CNXH?

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19. Chủ nghĩa xã hội cũng là hình thức chính trị Việt Nam theo đuổi. Vậy Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa có khác nhau không?

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19. Về thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được tiếp cận dưới bốn nghĩa:

– Một là, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân lao động về một xã hội không có chế độ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác…trong đó xã hội đó, nhân dân được giải phóng và có quyền làm chủ.

– Hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là phong trào đấu tranh thực tiễn của người dân lao động chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, đòi quyền dân chủ.

– Ba là, chủ nghĩa xã hội với tư cách ;à những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng xã hội loài người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn, lạc hậu. Về xây dựng xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có sự phân chia giai cấp và sự khác nhau về tài sản, không có bất công, không có cạnh tranh – một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay.

– Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây dựng trên thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.

2. Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội:

Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội như sau:

Đối với văn hóa – Tư tưởng:

Trong xã hội chủ nghĩa phải có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Các chế độ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa con người, tha hóa của người lao động. Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên mon kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối với chính trị – xã hội:

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Do đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi.

Đối với quan hệ dân tộc:

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Đối với quan hệ quốc tế:

Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

3. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội:

– Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa mang nét đặc thù.

Các tính chất hiệu quả từ các quốc gia khác trong tiến lên trong chủ nghĩa xã hôi là tương đối giống nhau. Phản ánh với kết quả trong nhận thức và tiếp thu dân tộc. Khi đó, các giá trị trong công bằng, dân chủ hay văn minh cũng được thể hiện. Nó phản ánh với một hệ thống lãnh đạo. Các tính chất chi phối hay quản lý được thể hiên trong quyền hạn. Và tầng lớp lãnh đạo không mang đến tính chất thống trị. Bởi nhân dân chính là chủ thể có quyền lực lớn nhất, và thông qua tầng lớp lãnh đạo để thực hiện quyền lực của mình. Đó chính là tính chất pho biến được thể hiện.

Tuy nhiên, với tính chất trong chính trị hay văn hóa của các quốc gia khác nhau là riêng biệt. Sự thể hiện đó cũng khiến cho các tiếp cận của chủ nghĩa xã hội phải được quan tâm. Với các chiến lược tác động phù hợp để đưa đến phát triển hay thống nhất chung. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là rất đa dạng và mang tính đặc thù của mỗi nước. Do đó mà tính chất trong học hỏi, kế thừa phải đi kèm với tiếp thu, sáng tạo và có chọn lọc.

– Đặc biệt thể hiện với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong tính chất của chủ nghĩa xã hội, phải có một giao cấp lãnh đạo. Với tính chất là đại diện quyền lực, thực thi có hiệu quả những trách nhiệm dân tộc. Đây là nhân tố quyết định thành công của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi vai trò được xây dựng với tính chất lãnh đạo phù hợp. Cần thiết phản ánh cho tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Nhà lãnh đạo không mang tính chất độc quyền. Bởi việc đại diện, thay mặt và đảm bảo cho các nhu cầu hay quyền lợi của nhân dân. Với các hoạt động trong nước và cả những nhu cầu khi tham gia vào đàm phán hay thực hiện hợp tác quốc tế.

Tại “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – Mác và Engels đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo của những người cộng sản đối với cuộc cách mạng công nhân. Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin từng khẳng định Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tính chất lãnh đạo này vừa giúp khôi phục, thúc đẩy trong các lĩnh vực và nhu cầu toàn diện ở mọi mặt. Từ văn hóa, kinh tế, chính trị và đời sống xã hội.

Nội dung cần thực hiện. 

– Tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Phản ánh các cách thức trong tổ chức quản lý và chức năng đại diện. Trong vai trò lãnh đạo, các chiến lược phù hợp cần được xây dựng. Từ đó giúp các dân tộc đảm bảo phát triển hơn trong tiếp cận phát triển của tinh hoa nhân loại. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khi các tầng lớp lao động đều được thể hiện tiếng nói của mình.

– Kế thừa những giá trị quý báu trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa và của nhân loại. Tính chất kế thừa có chọn lọc được đặt ra và những áp dung hiệu quả. Mang đến các tiếp thu mới cho thành tựu khoa học, kỹ thuật. Giúp các phát triển được thể hiện trong sản xuất, kinh doanh hay đầu tư trong nền kinh tế. Những giá trị phát triển nhanh chóng và bền vững được xây dựng mang đến hiệu quả của tầng lớp lãnh đạo.

4. Chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa khác nhau như thế nào?

Trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Nhưng, “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: CNXH không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, để “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì được chăm sóc”. Người cũng chỉ rõ: “Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chúng ta nhất định có những khó khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ”. Điều lớn lao nhất của cách mạng XHCN là phải xây dựng được nền tảng, vật chất của CNXH. Mà muốn xây dựng được nền tảng, vật chất cho CNXH, điều quan trọng nhất lại phải có những con người XHCN theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì ý nghĩa đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến chủ thể xây dựng CNXH.

Qua những phát biểu trên có thể thấy, việc sử dụng “xã hội chủ nghĩa” và “chủ nghĩa xã hội” rất dễ nhầm lẫn với nhau. Mặc dù hai trường phái thường sử dụng những ngôn từ tương đồng có thể dùng thay thế cho nhau và có sự liên quan giữa các khái niệm. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa lại khác nhau trong những vấn đề cơ bản và quan trọng. Tuy vậy, cả hai đều nổi lên trong thời kì cách mạng công nghiệp như một sự phản kháng trước việc các chủ tư bản đạt được sự giàu có bằng cách khai thác sức lao động của giới công nhân.

Xã hội chủ nghĩa là quan điểm xây dựng nhà nước còn chủ nghĩa xã hội là một quan điểm chính trị như kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít,… Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa có thể được nhìn nhận dưới các góc độ như sau:

* Về đặc trưng

– Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là: Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

– Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa:

Khi là một danh từ, nó là: Một phương pháp điều hành nhà nước dựa trên lợi ích của đa số nhân dân, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

– Ví dụ: xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Khi là một tính từ: nó là (thuộc) về chủ nghĩa xã hội, có tính chất của chủ nghĩa xã hội

Ví dụ: Chủ nghĩa xã hội có Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

* Về mục tiêu

– Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực. Giúp người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

– Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa: xây dựng nhà nước theo chế độ XHCN công bằng văn minh giữa loài người, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Cố gắng tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )