Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Cho nhà hàng xóm nhập khẩu khi đền bù đất có ảnh hưởng gì không?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Cho nhà hàng xóm nhập khẩu khi đền bù đất có ảnh hưởng gì không?
  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Cho nhà hàng xóm nhập khẩu khi đền bù đất có ảnh hưởng gì không? Tái định cư cho nhà có hai sổ hộ khẩu trở lên.

    Cho nhà hàng xóm nhập khẩu khi đền bù đất có ảnh hưởng gì không? Tái định cư cho nhà có hai sổ hộ khẩu trở lên.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Em chào các anh chị! Mong các anh chị tư vấn giúp em vấn đề sau ạ. Em có một người hàng xóm không thể làm được hộ khẩu thường trú vì khu vực em ở thuộc diện quy hoạch (thông tin lâu rồi nhưng chưa thực hiện, mới đây lại nghe nói khoảng năm 2017 sẽ chính thức giải tỏa). Do đó, họ xin nhập hộ khẩu vào nhà em, sau một năm sẽ tách ra. Vấn đề là nếu tách thì cũng tại khu vực này nên em nghĩ sẽ rất khó. Vậy, các anh chị vui lòng cho em hỏi:"Nếu đến lúc giải tỏa đền bù mà họ vẫn chưa tách khẩu thì có ảnh hưởng gì đến gia đình em không?". Em xin chân thành cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    Luật cư trú 2006

    Luật cư trú được sửa đổi, bổ sung năm 2013

    Luật đất đai 2013

    Bộ luật dân sự 2005

    2. Nội dung tư vấn:

    Theo Điều 25 Luật cư trú 2006 có quy định:

    “1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

    Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

    2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

    3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó”.

    Tại Điều 19 Luật cư trú 2006 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau:

    “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.

    Tại Điều 20 Luật cư trú được sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

    “Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

    Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

    2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

    b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

    c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

    e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

    4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

    5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

    b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

    c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật cư trú 2006 và được gia đình bạn đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì người hàng xóm được nhập chung vào sổ hộ khẩu của gia đình bạn.

    cho-nha-hang-xom-nhap-khau-khi-den-bu-dat-co-anh-huong-gi-khong.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

    Nếu đến lúc giải tỏa đền bù mà người hàng xóm vẫn chưa tách khẩu thì sẽ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của gia đình bạn, bởi vì:

    Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật dân sự 2005 về hộ gia đình như sau:

    “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.

    Ngoài ra, tại Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 quy định về tài sản chung của hộ gia đình đó là: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 84 Luật đất đai 2013 về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

    – Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

    Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

    – Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

    – Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu gia đình bạn cho người hàng xóm nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình bạn thì sẽ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của gia đình bạn, tuy người hàng xóm được nhập khẩu trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn  nhưng không được coi là thành viên của gia đình, nên sau khi giải tỏa và được đền bù chỉ những thành viên trong gia đình mới được hưởng những quyền lợi đó.

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 30.824 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    OECD là gì? Giới thiệu về tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD

    Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD là gì? OECD tiếng Anh là gì? Cơ cấu tổ chức của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế? Tài chính và nội dung hoạt động của OECD? Cơ chế hợp tác giữa OECD và các nước không thành viên? Mục tiêu chính của OECD? Quan hệ Việt Nam - OECD?

    WIPO là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO

    Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là gì? WIPO tiếng Anh là gì? Thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO? Cơ cấu tổ chức của WIPO? Sứ mệnh và hoạt động của WIPO? Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO? WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ?

    IAEA là gì? Giới thiệu về cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA

    Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA là gì? IAEA tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế? Mối quan hệ giữa Việt Nam và IAEA?

    IDLO là gì? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO

    Tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO là gì? IDLO tiếng Anh là gì? Mối quan hệ giữa IDLO và Việt Nam? Giới thiệu về tổ chức phát triển luật quốc tế IDLO?

    FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO

    Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO là gì? FAO tiếng Anh là gì? FAO là tổ chức gì? Mục tiêu và vai trò của tổ chức FAO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO?

    CIA là gì? Giới thiệu cơ bản về Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA

    Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA là gì? CIA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của CIA? Mục đích thành lập Cục Tình báo Trung ương Mỹ? Tổ chức của Cục Tình báo Trung ương Mỹ?

    FBI là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI

    Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI là gì? FBI tiếng Anh là gì? Địa vị pháp lý, nhiệm vụ của FBI? Lịch sử hình thành và phát triển của FBI? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI?

    ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN

    Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là gì? ASEAN tiếng Anh là gì? Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? ASEAN có bao nhiêu nước tham gia? Chức năng và vai trò của ASEAN?

    OPEC là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC là gì? OPEC tiếng Anh là gì? Mục tiêu hoạt động của OPEC? Lịch sử hình thành và phát triển của OPEC? Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC? OPEC trong giai đoạn hiện nay?

    WWF là gì? Chức năng, vai trò của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF

    Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF là gì? WWF tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức WWF? Mục tiêu của WWF? Hoạt động của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã? Giới thiệu về WWF Việt Nam?

    HRW là gì? Chức năng và vai trò của tổ chức nhân quyền thế giới HRW

    Tổ chức nhân quyền thế giới HRW là gì? HRW tiếng Anh là gì? Lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức nhân quyền thế giới? Chức năng nhiệm vụ của HRW? Nguồn tài trợ cho hoạt động của HRW? Một số chỉ trích nhằm vào Tổ chức Theo dõi Nhân quyền?

    ILO là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức lao động quốc tế ILO

    Tổ chức lao động quốc tế ILO là gì? ILO tiếng Anh là gì? Hình thức hỗ trợ của ILO? Quan hệ Việt Nam - Tổ chức lao động quốc tế ILO? Chức năng và vai trò của Tổ chức lao động quốc tế ILO?

    WHO là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Tổ chức y tế thế giới WHO

    Tổ chức y tế thế giới WHO là gì? WHO tiếng Anh là gì? Biểu tượng logo của tổ chức y tế thế giới WHO? Cơ cấu tổ chức của tổ chức y tế thế giới? Mục tiêu của WHO? Vai trò của tổ chức y tế thế giới? Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam?

    WTO là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO

    Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO là gì? WTO tiếng Anh là gì? WTO có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ của WTO là gì? WTO được tổ chức như thế nào? Các quyết định trong WTO được thông qua như thế nào? WTO có bao nhiêu Hiệp định? Các nguyên tắc cơ bản của WTO là gì?

    APEC là gì? Giới thiệu về Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC

    Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC là gì? APEC tiếng Anh là gì? Sự hình thành và phát triển của APEC? Giới thiệu về Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC?

    UN là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc UN

    Liên hợp quốc hay còn gọi là Liên hiệp quốc (UN) là gì? UN tiếng Anh là gì? Tôn chỉ mục đích của Liên hợp quốc? Chức năng của Liên hợp quốc ngày nay? Vai trò của Liên hợp quốc UN đối với thế giới?

    UNESCO là gì? Giới thiệu về tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO

    Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO là gì? UNESCO tiếng Anh là gì? Chức năng của UNESCO? Cơ cấu tổ chức của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO? Nguồn tài chính của UNESCO?

    UNICEF là gì? Chức năng và vai trò của quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF

    Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF là gì? UNICEF tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành của UNICEF? Mục tiêu của tổ chức UNICEF? Vai trò của tổ chức UNICEF là gì? Giới thiệu về UNICEF Việt Nam?

    FIFA là gì? Lịch sử hình thành và vai trò của liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA

    Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA là gì? FIFA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành của FIFA? Các chủ tịch FIFA qua từng giai đoạn lịch sử? Cơ cấu tổ chức của FIFA? Những giải đấu hấp dẫn do FIFA tổ chức? Vai trò và trách nhiệm của FIFA? Liên đoàn bóng đá Việt Nam - Thành viên của Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA?

    UEFA là gì? Lịch sử hình thành, vai trò của liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA

    Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA là gì? UEFA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành UEFA? Các giải đấu bóng đá do UEFA điều hành? Giới thiệu về một trong những giải đấu điều hành tốt nhất bởi UEFA: UEFA Champions League?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan