Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kinh tế tài chính » Chính sách bồ câu là gì? Ảnh hưởng của chính sách tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát

Kinh tế tài chính

Chính sách bồ câu là gì? Ảnh hưởng của chính sách tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát

  • 22/07/202222/07/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    22/07/2022
    Kinh tế tài chính
    0

    Khái quát về chính sách kinh tế? Chính sách bồ câu?

    Trong giai đoạn hiện nay, những chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Chính sách kinh tế là một thuật ngữ khá quen thuộc được sử dụng nhằm mục đích chính là để đề cập đến các hành động của chính phủ khi áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Một trong số những chính sách kinh tế không thể không nhắc đến đó là chính sách bồ câu.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái quát về chính sách kinh tế:
    • 2 2. Chính sách bồ câu:
      • 2.1 2.1. Tìm hiểu về chính sách bồ câu:
      • 2.2 2.2. Ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát:

    1. Khái quát về chính sách kinh tế:

    Chính sách kinh tế là gì?

    Kinh tế về bản chất là tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu thụ của cải trong xã hội. Chính sách thì được hiểu là kế hoạch hành động, được thỏa thuận hoặc lựa chọn bởi Chính phủ, đảng chính trị hoặc doanh nghiệp.

    Chính sách kinh tế là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích là để mô tả các hành động của Chính phủ nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.

    Hiểu theo cách đơn giản, chính sách kinh tế là hành động của Chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.

    Từ phân tích trên đây ta có thể suy ra chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm mục đích chính là để sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội hay hiểu một cách đơn giản hơn, chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải làm giàu cho xã hội.

    Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, cụ thể ở đây đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế.

    Chính sách kinh tế trong tiếng Anh là gì?

    Chính sách kinh tế trong tiếng Anh là Economic policy.

    Xem thêm: Cung cầu là gì? Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng

    Chức năng của chính sách kinh tế:

    Ngày nay, Chính phủ có những ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Có ba phương pháp mà Chính phủ sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ này. Đó là:

    – Chức năng phân bổ:

    Chức năng phân bổ xoay quanh ngân sách của Chính phủ. Điều này có nghĩa là, Chính phủ sẽ cần quyết định nên tiêu tiền theo cách nào để có lợi cho nền kinh tế. Chẳng hạn như chi ngân sách để tài trợ chăm sóc sức khỏe và nhằm để tạo việc làm cho người dân.

    – Chức năng ổn định:

    Chức năng ổn định là chức năng quan trọng giúp kiểm soát lãi suất và lạm phát. Chức năng này hoạt động giúp tăng tỉ lệ có việc làm hay giúp nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng lao động.

    Toàn dụng lao động được hiểu cơ bản là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên. Chỉ có những chủ thể không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị trường mới không có việc làm. Thất nghiệp tự nhiên là thuật ngữ được dùng nhằm mục đích để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua.

    – Chức năng phân phối:

    Xem thêm: Thời kỳ quá độ là gì? Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

    Chức năng phân phối sẽ xoay quanh thuế. Khi Chính phủ đưa ra quyết định về thuế cần cân nhắc xem mức thuế nào sẽ phù hợp với từng tầng lớp kinh tế.

    Ví dụ cụ thể như thuế thu nhập ảnh hưởng đến những cá nhân trong tầng lớp giàu có nhiều hơn so với những cá nhân kiếm được ít tiền hơn.

    Mục tiêu của chính sách kinh tế:

    Có ba nhiệm vụ mà một chính sách kinh tế hi vọng sẽ hoàn thành. Cụ thể đó chính là:

    – Tăng trưởng kinh tế: Điều này đơn giản có nghĩa là tăng tiền lương và thu nhập cho người dân theo thời gian.

    – Toàn dụng lao động: Để có thể giúp đất nước đạt được trạng thái toàn dụng lao động trong một nền kinh tế, mỗi cá nhân mong muốn được làm việc, phải có khả năng có được một công việc.

    – Ổn định giá cả: Đây là nhiệm vụ giữ cho mức giá chung không tăng hoặc giảm mạnh. Nói cách khác, mục tiêu của Chính phủ là ngăn chặn lạm phát và giảm phát xảy ra.

    2. Chính sách bồ câu:

    2.1. Tìm hiểu về chính sách bồ câu:

    Khái niệm chính sách bồ câu:

    Xem thêm: Nội dung chính sách của Nhà nước về phát triển việc làm

    Như đã phân tích ở trên thì chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm mục đích chính là để sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội. Chính sách bồ câu là một trong số những chính sách kinh tế quan trọng và được áp dụng ở một số nền kinh tế trên thế giới.

    Chính sách bồ câu được hiểu là một chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy các chính sách tiền tệ thường liên quan đến lãi suất thấp. Chính sách bồ câu được ban hành đã ủng hộ lãi suất thấp và chính sách tiền tệ mở rộng vì chính sách này coi trọng các chỉ số như tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp. Nếu một chủ thể là nhà kinh tế cho rằng lạm phát có ít tác động tiêu cực hoặc kêu gọi nới lỏng định lượng, thì các chủ thể này thông thường sẽ được gọi là phe bồ câu.

    Chính sách bồ câu trong tiếng Anh là gì?

    Chính sách bồ câu trong tiếng Anh là Dove.

    Tìm hiểu về chính sách bồ câu:

    Chính sách bồ câu được ban hành đã coi lãi suất thấp như một phương tiện quan trọng dùng để khuyến khích tăng trưởng kinh tế vì bản chất chính sách bồ câu sẽ có xu hướng tăng nhu cầu vay tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà chính sách bồ câu tin rằng tác động tiêu cực của lãi suất thấp là tương đối không đáng kể. Tuy nhiên, nếu mức lãi suất được giữ ở mức thấp trong một khoảng thời gian không xác định, lạm phát sẽ tăng.

    Bắt nguồn từ bản chất ôn hào của loài chim cùng tên, thuật ngữ chính sách bồ câu này trái ngược với thuật ngữ diều hâu. Ngược lại, phe diều hâu là những người tin rằng lãi suất cao hơn sẽ kiềm chế lạm phát.

    2.2. Ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát:

    Ta hiểu về chi tiêu tiêu dùng như sau:

    Xem thêm: Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng

    Chi tiêu tiêu dùng được hiểu là tổng số tiền chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các cá nhân và hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền kinh tế. Các biện pháp trước đây về chi tiêu của các chủ thể là người tiêu dùng bao gồm tất cả các giao dịch hàng hóa lâu bền, hàng hóa và dịch vụ sử dụng nhanh. Chi tiêu tiêu dùng có thể được coi là bổ sung cho tiết kiệm cá nhân, chi đầu tư và sản xuất trong một nền kinh tế cụ thể.

    Ta hiểu về lạm phát như sau:

    Lạm phát được hiểu cơ bản là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.

    Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm hai ý cơ bản sau đây:

    – Lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.

    Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, chính bởi vì nguyên nhân đó mà lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

    – Lạm phát của một loại tiền tệ sẽ có tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

    Lạm phát xảy ra sẽ góp phần phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.

    Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

    Ảnh hưởng của chính sách bồ câu tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát:

    Khi các chủ thể là người tiêu dùng ở trong thị trường lãi suất thấp được tạo ra thông qua chính sách bồ câu, các chủ thể đó sẽ có nhiều khả năng hơn vay các khoản vay khoản thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng. Điều này góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy chi tiêu bằng cách khuyến khích mọi người và các công ty mua ngay khi tỉ lệ thấp thay vì trì hoãn việc mua trong tương lai. Sự xáo trộn chi tiêu này có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tiêu thụ tăng có thể giúp tạo ra việc làm cho người dân, một trong những mối quan tâm chính của hệ thống chính trị từ cả quan điểm của cơ quan thuế và các cử tri.

    Cũng căn lưu ý tuy nhiên, tổng cầu tăng cũng sẽ dẫn đến tăng giá. Khi điều này xảy ra, các chủ thể là người lao động có xu hướng kiếm được mức lương tương đối cao hơn khi nguồn cung của người lao động có sẵn giảm xuống trong một nền kinh tế nóng. Do đó, mức lương cao hơn được đưa vào định giá sản phẩm.

    Bên cạnh đó là các yếu tố kinh tế vĩ mô được tạo ra bởi chính sách tiền tệ và tín dụng mở rộng. Giá trị của đồng đô la sẽ có xu hướng đi xuống bởi vì đồng đô la rất dồi dào. Điều này sẽ làm cho chi phí đầu vào cho các sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bằng một ngoại tệ khác đắt hơn bằng đô la. Tất cả các điều được nêu trên gộp lại sẽ kết thúc với lạm phát. Nếu không được kiểm soát, lạm phát sẽ có thể tàn phá nền kinh tế như tỉ lệ thất nghiệp cao.

    Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kinh tế tài chính
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.627 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chính sách của Nhà nước

    Chính sách kinh tế

    Chính sách kinh tế xã hội

    Lạm phát

    Tiêu dùng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội

    Môi trường là gì? Phát triển kinh tế xã hội là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội? Thế nào là sự phát triển bền vững?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Trồng trọt là gì? Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

    Trồng trọt là gì? Trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì? Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

    Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) là gì?

    Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)? Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân của hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam?

    Yếu tố kinh tế nào ảnh hưởng nhiều nhất đến cầu đối với hàng tiêu dùng?

    Tìm hiểu khái quát về ngành hàng tiêu dùng? Yếu tố kinh tế nào ảnh hưởng nhiều nhất đến cầu đối với hàng tiêu dùng?

    Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học là gì?

    Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học là gì? Vai trò của các chính sách giáo dục đại học hiện nay?

    Hàm tiêu dùng là gì? Công thức và cách tính hàm tiêu dùng?

    Hàm tiêu dùng là gì? Cách tính hàm tiêu dùng? Hàm tiêu dùng, hay hàm tiêu dùng theo trường phái Keynes, là một công thức kinh tế biểu thị mối quan hệ hàm số giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập quốc dân.

    Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Cách sử dụng chỉ số tiêu dùng?

    Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Các loại CPI được báo cáo mỗi kỳ? Tìm hiểu về chỉ số tiêu dùng? Cách sử dụng chỉ số tiêu dùng?

    Hàng công nghiệp là gì? Sự khác biệt với hàng tiêu dùng?

    Hàng công nghiệp (Industrial goods) là gì? Hàng công nghiệp tiếng Anh là gì? Sự khác biệt với hàng tiêu dùng?

    Nhu cầu tiêu dùng là gì? Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng?

    Nhu cầu tiêu dùng là gì? Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Tội bức tử là gì? Tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015?

    Tội bức tử là gì? Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015? Quy định về người bị hại trong tội bức tử?

    Chuẩn bị phạm tội là gì? Quy định về chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự

    Chuẩn bị phạm tội là gì? Các dạng thể hiện của hành vi chuẩn bị phạm tội? Phân biệt phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội

    Công tố là gì? Chức năng thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát?

    Công tố là gì? Chức năng thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra? Nguyên tắc công tố trong tố tụng hình sự?

    Hung khí nguy hiểm là gì? Quy định về hung khí nguy hiểm?

    Hung khí nguy hiểm là gì? Trách nhiệm hình sự đối với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm? Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác xử lý như thế nào?

    Bị đơn dân sự là gì? Quy định về bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự?

    Bị đơn dân sự là gì? Quy định về bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự? Luật sư cho tôi hỏi bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự là ai? Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì?

    Tù chung thân là gì? Đi tù chung thân có được ra tù không?

    Tù chung thân là gì? Người bị phạt tù chung thân vẫn được ra tù đúng không? Ý nghĩa quy định hình phạt tù chung thân?

    Đưa vào cơ sở giáo dục là gì? Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?

    Đưa vào cơ sở giáo dục là gì? Xin hoãn việc áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng? Các trường hợp hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

    Phân loại tội phạm là gì? Cách phân loại tội phạm theo Bộ luật hình sự?

    Tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành tội phạm? Cách phân loại tội phạm theo Bộ luật hình sự?

    Tố tụng dân sự là gì? Phân biệt giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?

    Tố tụng dân sự là gì? Sự khác nhau giữa tố tụng cạnh tranh, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự? Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự?

    Cảnh sát kinh tế là gì? Thẩm quyền của cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế

    Cảnh sát kinh tế là gì? Thẩm quyền của cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế? Nhiệm vụ quyền hạn của ngành kiểm lâm, cảnh sát kinh tế?

    Đất ở đô thị là gì? Hạn mức và thời hạn của đất ở tại đô thị?

    Đất ở đô thị là gì? Quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất ở đô thị? Hạn mức giao đất ở tại đô thị? Thời hạn sử dụng đất ở đô thị? Thuế sử dụng đất ở tại đô thị?

    Đất trồng lúa nước còn lại là gì? Trách nhiệm sử dụng đất trồng lúa?

    Đất trồng lúa nước còn lại là gì? Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật? Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép?

    Đăng ký đất đai là gì? Quy định về đăng ký đất đai theo Luật đất đai 2013

    Đăng ký đất đai là gì? Quy định lại thuật ngữ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất? Tính bắt buộc thực hiện đăng ký? Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử? Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động? Bổ sung quy định xác định kết quả đăng ký? Bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký với người sử dụng đất?

    Mốc địa giới là gì? Quy định về địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới hành chính

    Mốc địa giới là gì? Quy định về quản lý mốc địa giới hành chính? Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa?

    Đất nghĩa trang là gì? Mua đất nghĩa trang có được làm sổ đỏ?

    Đất nghĩa trang là gì? Mua đất nghĩa trang có được làm sổ đỏ? Đất nghĩa địa có thể chuyển mục đích sử dụng đất không? Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nghĩa trang sang các mục đích sử dung khác?

    Khung giá đất là gì? Phân biệt giá đất, khung giá đất, bảng giá đất

    Quy định về giá đất? Khung giá đất là gì? Quy định về bảng giá đất và giá đất cụ thể?

    Bảo lãnh con nuôi đi Mỹ cần những điều kiện, thủ tục thế nào?

    Quy định pháp luật về nhận nuôi con nuôi và điều kiện, thời gian, thủ tục bảo lãnh con nuôi đi Mỹ hợp pháp.

    Bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không?

    Bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không? Thủ tục hoàn công quy định như thế nào theo quy định pháp luật? Không chuyển nhượng đất được do chưa làm thủ tục hoàn công? Khi nào phải tiến hành thủ tục hoàn công?

    Giám sát tác giả là gì? Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

    Giám sát tác giả là gì? Quy định pháp luật về giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế? Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư? Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc?

    Đất trồng cây hàng năm là gì? Cách chuyển đất trồng cây lên đất thổ cư?

    Đất trồng cây hàng năm là loại đất gì? Quy định về các loại nhóm đất, các loại đất? Trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm lên đất thổ cư?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá