Chiến lược vĩ mô toàn cầu là gì? Cách hoạt động và phân loại

Chiến lược vĩ mô toàn cầu là gì? Cách hoạt động và phân loại chiến lược vĩ mô toàn cầu? Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF? Quỹ tương hỗ hiện nay có những loại nào?

Vĩ mô toàn cầu là một chiến lược được thực hiệntrên quy mô lớn nhất thế giới, bằng cach sử dụng lý thuyết kinh tế để biện hộ cho quá trình ra quyết định, chiến lược này được hoạt động trên cơ sở các xu hướng tỉ lệ lãi suất và dòng tổng quát của các quỹ.

1. Chiến lược vĩ mô toàn cầu là gì?

Chiến lược vĩ mô toàn cầu trong tiếng Anh là Global Macro Strategy.

Chiến lược vĩ mô toàn cầu chúng ta có thể hiểu đây là chiến lược quỹ phòng hộ hoặc quỹ tương hỗ sử dụng để lựa chọn tài sản nắm giữ dựa trên các quan điểm kinh tế và chính trị của nhiều quốc gia, hoặc theo những nguyên tắc kinh tế vĩ mô của các nước. Tài sản quỹ phòng hộ hoặc quỹ tương hỗ nắm giữ có thể bao gồm vị thế mua và vị thế bán đối với nhiều cổ phiếu khác nhau, chứng khoán có thu nhập cố định, tiền tệ, hàng hóa hoặc hợp đồng tương lai.

Ví dụ: nếu quản lí một quỹ đầu tư tin rằng Mỹ đang rơi vào suy thoái, anh ta có thể bán khống cổ phiếu và hợp đồng tương lai trên các chỉ số chính của Mỹ hoặc đồng USD. Anh ta cũng có thể sẽ tìm kiếm cơ hội ở Singapore, và đầu tư vào các tài sản tài chính ở nước đó.

2. Cách hoạt động và phân loại chiến lược vĩ mô toàn cầu :

2.1. Cách hoạt động của chiến lược vĩ mô toàn cầu:

Hiện nay chúng ta thấy có các quỹ đầu tư vĩ mô toàn cầu xây dựng danh mục đầu tư dựa theo dự đoán và dự báo về các sự kiện có qui mô lớn trên trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu và thực hiện các chiến lược đầu tư mang tính cơ hội để tận dụng các xu hướng kinh tế vĩ mô và địa chính trị.  Các chiến lược gia vĩ mô toàn cầu dự đoán và phân tích xu hướng của các yếu tố như:

- Lãi suất

- Chính trị

- Chính sách đối nội và đối ngoại

- Thương mại quốc tế

- Tỉ giá

- Các yếu tố khác

Như vậy có thể thấy các quỹ đầu tư vĩ mô toàn cầu được cho là có ít hạn chế, vì chúng hầu như có thể lựa chọn bất kì loại chứng khoán nào, hoặc thực hiện các kiểu giao dịch tùy theo ý thích. Việc đầu tư vào quỹ tương hỗ nghĩa là bạn phải xác định đây là khoản đầu tư dài hạn. Tuỳ vào quỹ bạn chọn lựa sẽ có những mục tiêu và chiến lược riêng. Theo đó, chúng ta cần luu ý trước khi tham gia, cần xác định rõ mục tiêu của bản thân có phù hợp với hình thức này hay không.

2.2. Các loại chiến lược vĩ mô toàn cầu:

Quỹ đầu tư vĩ mô toàn cầu thường kết hợp các chiến lược giao dịch dựa trên tiền tệ, lãi suất và chỉ số chứng khoán. Đối với chiến lược dựa trên tiền tệ, các quỹ này thường tìm kiếm cơ hội dựa trên sức mạnh tương đối của hai đồng tiền.  Chúng giám sát và dự báo chính sách tiền tệ và kinh tế khắp thế giới, và tham gia vào các giao dịch tiền tệ sử dụng đòn bẩy cao bằng các hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn, quyền chọn và giao dịch giao ngay.

Quỹ sử dụng chiến lược dựa vào lãi suất thường đầu tư vào nợ công, đặt cược trực tiếp cũng như giao dịch dựa trên giá trị tương đối. Nhà quản lí quỹ thường quan tâm tới chính sách tiền tệ, nền kinh tế và tình hình chính trị của các nước. Một số công cụ các quĩ này lựa chọn bao gồm trái phiếu kho bạc Mỹ và các công cụ nợ của châu Âu. Họ cũng có thể đầu tư vào nợ chính phủ của các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển khác.

Giao dịch dựa trên chỉ số chứng khoán theo chiến lược đầu tư toàn cầu đòi hỏi việc phân tích chỉ số cổ phiếu hoặc chỉ số hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai, quyền chọn và quỹ ETF. Nhà quản lí quĩ thường cố gắng lập danh mục đầu tư có hiệu suất cao hơn chỉ số chứng khoán trong môi trường lãi suất thấp. Các quỹ này tập trung vào tài sản có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng trao đổi nếu có yếu tố không chắc chắn. Những tài sản này thường chỉ có rủi ro thị trường, mà không có các rủi ro khác, ví dụ như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng. Một số quĩ vĩ mô thị trường sử dụng các chiến lược chuyên tập trung vào các nước mới nổi.

3. Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF:

Trên thực tế có khá nhiều nhà đầu tư vẫn chưa phân biệt và hiểu rõ về hình thức quỹ tương hỗ và quỹ ETF, nhằm giúp mọi người có thể dễ dàng hình dung 2 loại quỹ này, hãy tham khảo bảng phân biệt 2 hình thức quỹ cụ thể chúng tôi sẽ đưa ra dưới đây:

Quỹ tương hỗ Quỹ ETF
Quỹ tương hỗ là mô hình quỹ chủ động áp dụng các chiến lược quản lý lựa chọn và mua bán các loại tài sản đầu tư với mục đích thu về tỷ suất lợi nhuận,   Quỹ ETF áp dụng chiến lược quản lý thụ động với mục tiêu mô phỏng theo tỷ số lợi nhuận của một chỉ số.
Quỹ tương hỗ là hình thức các nhà đầu tư cùng nhau góp vốn và tạo thành một quỹ và đầu tư vào các danh mục cổ phiếu, trái phiếu… Quỹ ETF được giao dịch trên sàn chứng khoán như một loại cổ phiếu, giá của quỹ ETF thay đổi liên tục mỗi ngày
Đầu tư vào quỹ tương hỗ cần một nguồn vốn khá lớn và nhà đầu tư không có quyền quyết định giá trị tài sản của mình Quỹ ETF không cần vốn đầu tư cao, mọi người có thể tham gia bằng cách dựa vào chênh lệch giá của các chỉ số quỹ trên sàn chứng khoán
Quỹ có phí quản lý cao và phí hoa hồng cho các lãnh đạo quỹ Không cần các chi phí quản lý, phí hoa hồng và môi giới phụ thuộc vào quy định các sàn.

4. Quỹ tương hỗ hiện nay có những loại nào?

Hiện nay một tồn tại nói chung đó là hầu hết các nhà đầu tư không có đủ kiến thứ và với thời gian hạn hep hoặc cũng có thể là với nguồn lực để thiết lập danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu của chính họ. Nhà đầu tư chứng khoán thường có kiến thức sâu rộng về phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật. Bên cạnh đó, mua cổ phần của một quỹ tương hỗ cho phép một nhà đầu tư sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng, được quản lý chuyên nghiệp, mặc dù nhà đầu tư có thể có ít hoặc không có kiến thức về các khái niệm đầu tư và chiến lược. Quỹ tương hỗ được quản lý chuyên nghiệp, có nghĩa là nhà đầu tư không cần phải biết đầu tư gì vào thị trường vốn để thành công. Hiện nay như chúng ta thấy có hàng ngàn quỹ tương hỗ trong đầu tư nhưng chúng có thể được chia thành một số loại cơ bản và các loại quỹ thành phần. Hai loại quỹ đầu tư chính là quỹ chứng khoán và quỹ trái phiếu. Theo đó nên các loại quỹ trở nên chuyên biệt hơn và đa dạng hơn.

Ví dụ, các quỹ chứng khoán có thể được chia thành ba nhóm thành phần: vốn nhỏ, vốn trung bình và vốn lớn. Sau đó chúng được phân loại tiếp theo là tăng trưởng, giá trị, hoặc tăng trưởng và thu nhập. Cổ phiếu cũng có thể được phân loại như quốc tế, toàn cầu hoặc nước ngoài, tất cả đều có mục tiêu tương tự.

Như vậy, các quỹ trái phiếu được phân loại chủ yếu theo thời gian của trái phiếu, được mô tả là ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn. Sau đó, chúng được chia thành các phân loại nhỏ của trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị và tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ.

Hầu hết các loại quỹ tương hỗ có thể được mua như quỹ chỉ số, có thể được mô tả là các quỹ được quản lý thụ động. Điều này có nghĩa là người quản lý danh mục đầu tư không chủ động mua và bán chứng khoán nhưng đúng hơn là kết nối với sự nắm giữ của một chỉ số chuẩn như S & P 500 hay Dow Jones Industrial Average. Người mới bắt đầu thường bắt đầu với một trong những quỹ chỉ số S & P 500 tốt nhất.

Theo đó nên các nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về các loại quỹ tương hỗ cũng như những đề cập ở đây, và làm thế nào để xây dựng một danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ. Các quỹ chỉ số thường có hàng trăm cổ phần và cung cấp cho các nhà đầu tư những tính năng tối ưu nhất của các quỹ tương hỗ - đơn giản, đa dạng và chi phí thấp.

Nếu chúng ta mới bắt đầu đầu tư, chúng ta chỉ cần xác định mục tiêu đầu tư, có thể là quỹ tiết kiệm đại học hoặc quỹ lương hưu, và chọn quỹ tốt nhất cho chúng ta. Nếu chúng ta có ít hơn 3.000 đô la để đầu tư, chúng ta có thể bắt đầu danh mục đầu tư bằng một quỹ tương hỗ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )